Động cơ thúc đẩy

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần gạch ngói quảng trị (Trang 36 - 38)

6

Mỗi con người đều có rất nhiều nhu cầu, các nhu cầu luôn cạnh tranh, đòi hỏi đối với hành vi của họ. Người thì quan tâm đến tiền, người thì quan

6

tâm đền danh tiếng, sự đề bạt, thăng chức và cũng có người quan tâm đến sự an toàn v.v… Khi nhu cầu chưa được thỏa mãn thì sẽ tạo nên sự căng thẳng; sự căng thẳng sẽ tạo ra các áp lực hoặc các động lực thúc đẩy trong các cá nhân. Những áp lực này tạo ra việc tìm kiếm các hành vi để tìm đến những mục tiêu cụ thể mà nếu đạt tới các mục tiêu cụ thể này sẽ dẫn đến sự giảm căng thẳng và thỏa mãn nhu cầu.

Nói về nhu cầu không thể không nhắc đến động c ơ. Động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con ng ười và nó là lý do của hành động. Nhu cầu của con ng ười rất đa dạng, trong đó có những nhu cầu nổi bật trong một thời điểm nào đó. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu này quyết định hành động của con người.

Có thể nói động cơ hay nhu cầu là những nguyên nhân gây ra hành vi. Đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vi là một chuỗi hành động. Mỗi cá nhân đều có h àng trăm nhu cầu, các nhu cầu này luôn cạnh tranh, đòi hỏi đối với hành vi của họ. Nhu cầu mạnh nhất tại một thời điểm nhất định sẽ dẫn tới hành động. Bất cứ lúc nào con người đều có thể quyết định thay đổi hành động hay tổ hợp hành động để bắt đầu làm việc khác.

Như trên đã đề cập, khi cá nhân đạt đ ược mục đích, các nhu cầu đã được thỏa mãn sẽ bớt căng thẳng và thông thường không còn thúc đẩy cá nhân tìm kiếm mục đích để thỏa mãn chúng; hay khi một nhu cầu được thỏa mãn, nó không còn là một yếu tố tạo ra động c ơ của hành vi nữa (Abraham Maslow).

Như vậy, có thể nói rằng: động c ơ mạnh nhất mà một cá nhân hướng tới việc đạt được mục đích đã tạo ra hành vi, hành vi này là hành đ ộng hướng đích hoặc là hành động thực hiện mục đích. Với các nhà quản lý, quá trình diễn ra giữa hành động hướng đích và hành động thực hiện mục đích theo chu

kỳ trở thành sự thách đố. Cụ thể: khi nhân vi ên tăng được khả năng để đạt mục đích, thì cấp trên phải đánh giá lại và tạo môi trường cho phép thay đổi liên tục các mục đích, đồng thời tạo ra c ơ hội tăng trưởng và phát triển. Trong quá trình này, người quản lý không chỉ luôn tạo mục đích cho công nhân viên của họ,mà quan trọng hơn là phải tạo được môi trường thuận lợi cho cấp dưới có thể thiết lập mục đích riêng.

Rõ ràng, khi con người tham gia vào việc thiết lập mục đích riêng, họ sẽ cảm thây thỏa mãn và được tôn trọng. Họ sẽ cố gắng nhiều h ơn để thực hiện các hành động hướng đích. Mặt khác, nếu nhà quản lý thiết lập mục đích cho nhân viên, họ có thể từ bỏ mục đích đó một cách dễ dàng vì họ hiểu rằng những mục đích này là của nhà quản lý chứ không phải của riêng họ. Tuy nhiên, mục đích thiết lập phải ở mức vừa đủ cao để nhân viên phải cố gắng mới đạt tới, nhưng lại phải đủ thấp để họ có thể đạt được bằng nổ lực của bản thân.

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần gạch ngói quảng trị (Trang 36 - 38)