Thuyết hai nhân tố của F Herzberg

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần gạch ngói quảng trị (Trang 34 - 36)

Ông Frederick Herzberg, lý thuyết gia quản trị người Hoa Kỳ đã đưa ra hai tập hợp các yếu tố thúc đẩy công nhân làm việc và gọi tập hợp thứ nhất là "yếu tố duy trì". Nhóm này chỉ có tác dụng duy trì trạng thái tốt, ngăn ngừa các "chứng bệnh"; tuy nhiên chúng không làm cho con ngư ời làm việc tốt hơn. Các yếu tố này bao gồm lương bổng, sự quản lý, giám sát v à điều kiện làm việc. Tất cả mọi công nhân đều mong muốn nhận đ ược tiền lương tương xứng với sức lực của họ, công ty đ ược quản trị một cách hợp lý v à điều kiện làm việc của họ được thoải mái. Khi các yếu tố n ày được thỏa mãn, đôi khi những người công nhân lại coi đó l à điều tất nhiên. Nhưng nếu không có

5

chúng, họ sẽ trở nên bất mãn vàđo đó, sản xuất bị giảm sút. Tập hợp các yếu tố thứ hai là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy thật sự. Chúng bao gồm sự thành đạt, những thách thức, trách nhiệm, sự thăng tiến và sự phát triển. Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố liên quan đến nội dung công việc và các yếu tố duy trì thì liên quan đến phạm vi của công việc. Khi thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy, người công nhân sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần. Herzberg quan sát thấy rằng trong nhiều công ty, các nhà quản trị cố gắng cải thiện các yếu tố duy trì và hy vọng nhân viên dưới quyền họ sẽ được thỏa mãn nhiều hơn trong công việc, nhưng họ đã thất vọng. Ông đã đề nghị rằng, nên cải thiện các yếu tố thúc đẩy nếu các nhà quản trị mong muốn có sự h ưởng ứng tích cực của công nhân.

Herzberg đưa ra một chương trình làm phong phú công việc như một phương pháp áp dụng lý thuyết các yếu tố thúc đẩy của ông. Ch ương trình này bao gồm việc tạo cho công việc có nhiều thách thức h ơn bằng cách cho phép nhân viên tham gia một cách tích cực hơn và có sự tự quản nhiều hơn trong công việc của họ. Chính điều này sẽ đem lại cho họ cảm giác về sự hoàn thành và được thỏa mãn nhiều hơn.

Bảng 2.1: Các nhân tố động viên và duy trì của thuyết hai nhân tố

Các nhân tố duy trì Các nhân tố động viên

1. Phương pháp giám sát

2. Hệ thống phân phối thu nhập 3. Quan hệ với đồng nghiệp 4. Điều kiện làm việc 5. Chính sách của công ty 6. Cuộc sống cá nhân 7. Địa vị

8. Quan hệ qua lại giữa các cá nhân

1. Sự thách thức của công việc 2. Các cơ hội thăng tiến

3. Ý nghĩa của các thành tựu 4. Sự nhận dạng khi công việc được thực hiện

5. Ý nghĩa của các trách nhiệm

(Nguồn: Trương Thị Tố Nga, 2007)

Thuyết hai nhân tố của Frderick Herzberg có những ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản trị:

 Những nhân tố làm thỏa mãn người lao động là khác với các nhân tố tạo ra sự bất mãn. Vì vậy, nhà quản trị không thể mong đợi sự thỏa mãn của người lao động bằng cách đ ơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.

 Việc động viên người lao động đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng, đồng thời cả hai nhóm duy trì và động viên. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị là phải loại trừ bất mãn và tạo ra sự thỏa mãn, không thể chỉ chú trọng riêng một nhóm nào

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần gạch ngói quảng trị (Trang 34 - 36)