Phát triển các sản phẩm dịch vụ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần alpha​ (Trang 97 - 100)

Thị phần APSC giảm sút trong đó có nguyên nhân thiếu dịch vụ tiện ích cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác, đặc biệt là các dịch vụ cung ứng vốn cho nhà đầu tư. Sản phẩm cung ứng vốn của công ty còn nhiều hạn chế.

Công ty cần bổ sung và phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện tại công ty còn thiếu so với các công ty chứng khoán lớn như tổ chức lại bộ máy tư vấn, phân tích, cung cấp và gửi cho nhà đầu tư các bản tin giao dịch theo ngày, nhận định theo tháng, theo năm nhằm giúp họ theo dõi sát được diễn biến thị trường. Đồng thời trên cơ sở phân tích để đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp khách hàng chọn được loại chứng khoán tốt, có khả năng sinh lợi. Như vậy, nhà đầu tư sẽ càng gắn bó và tin tưởng, đồng thời thường xuyên giao dịch giúp công ty gia tăng thị phần môi giới.

Công ty cần cung cấp cho khách hàng thêm những dịch vụ như hỗ trợ và thu xếp vốn;

+ Ứng tiền bán chứng khoán tự động. Sản phẩm này APSC kết hợp với các ngân hàng để cung cấp cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt hơn. Khách hàng chỉ cần ký hồ sơ một lần là có thể sử dụng dịch vụ ứng tiền bán chứng khoán tự động trong vòng 1 năm. Khi khách hàng bán chứng khoán mà khớp lệnh, thì ngay lập tức là tiền bán được ngân hàng liên kết ứng về tài khoản và khách hàng có thể dùng tiền đó mua chứng khoán, rút ra dùng... Khi khách hàng dùng tiền ứng thì ngân hàng liên kết mới tính lãi suất, nếu khách hàng không dùng thì ngân hàng liên kết không tính chi phí nào cả. Dịch vụ này được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Tuy nhiên còn nhiều khách hàng chưa biết đến sản phẩm, chính vì vậy cần thiết phải quảng bá sản phẩm hơn nữa. Cách quảng bá tốt nhất là thông qua MG&TVĐT giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng;

+ Ứng trước tiền cổ tức. Sản phẩm này không có rủi ro nhưng hiện nay APSC chưa cung cấp cho khách hàng. Đối với các khoản cổ tức bằng tiền của khách hàng, phải đợi Trung tâm lưu ký thanh toán cho CTCK thì tiền mới có trong tài khoản, số tiền này là số tiền chắc chắn khách hàng sẽ có. APSC sẽ hỗ trợ trước khoản vay tương đương cổ tức của khách hàng được hưởng trừ đi lãi vay. Cần nâng cao khả năng kiểm soát của hệ thống để không xẩy ra sai sót trong quá trình thực hiện.

+ Cầm cố cổ phiếu quyền mua (khách hàng đã đăng ký quyền mua mà chứng khoán chưa về tài khoản) hoặc cổ phiếu cổ tức: loại cổ phiếu này là cổ phiếu mà khách hàng sẽ có nhưng chưa về tài khoản, khi lấy làm tài sản đảm bảo sẽ rủi ro là thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản sẽ không biết trước, tùy thuộc vào thủ tục hồ sơ giữa tổ chức phát hành và trung tâm lưu ký, khi đó giá cổ phiếu biến động cũng không có tài sản đảm bảo để xử lý. Do vậy, đối với trường hợp này, tỷ lệ cho vay sẽ thấp, áp dụng cho những cổ phiếu có độ an toàn cao và lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay.

Các sản phẩm cung ứng vốn luôn tiềm ẩn rủi ro nhất đinh, nên đòi hỏi phải có công cụ phòng ngừa rủi ro tốt. Do đó, phòng quản lý rủi ro, phòng phát triển sản phẩm và Khối MG&TVĐT cần nghiên cứu để đưa ra danh mục chứng khoán và tỷ lệ tài trợ hợp lý nhưng đảm bảo tính cạnh tranh của dịch vụ. Cần phân khúc khách hàng có giá trị giao dịch lớn và có lịch sử giao dịch lâu với APSC thì nên có những ưu đãi riêng, có thể tài trợ cho những khách hàng này mặc dù chứng khoán không nằm trong danh mục.

Phát triển các dịch vụ thông qua các kênh giao dịch từ xa

Dịch vụ qua internet: giao dịch trực tuyến không còn xa lạ với NĐT cũng như các CTCK, nhưng ở APSC dịch vụ trực tuyến được đánh giá không cao, không nổi trội và chưa đủ sức thu hút NĐT. APSC có thể chọn lựa phần mềm phù hợp và thêm các tiện ích, các công cụ phân tích, thống kê giá, cảnh báo khi giá chứng khoán đến vùng hỗ trợ ngoài việc đặt lệnh như hiện nay. Thường xuyên gởi các bản tin mới nhất qua hộp thư điện tử của khách hàng. Vì hiện nay, giao dịch điện tử còn nhiều hạn chế về mặt pháp lý, nên một số dịch vụ, chẳng hạn như mở hợp đồng,

thực hiện giao dịch online như sự ghi nhận thông tin yêu cầu, sau đó cử nhân viên đến tận nơi để hoàn thành thủ tục. Cách thực hiện các giao dịch qua internet nên đơn giản hoá và mang tính bảo mật cao. Điều quan trọng là yếu tố tiện ích và dễ sử dụng luôn đặt lên hàng đầu, vì đa số nhà đầu tư không phải là chuyên gia công nghệ, nên có những khách hàng sẽ từ chối nếu sản phẩm tiện ích mà quá khó sử dụng.

+ Dịch vụ qua điện thoại: Hiện tại APSC đã có hệ thống Call Center Bizlink 107, đây là thành công của APSC trong việc đưa các hệ thống nhận lệnh riêng lẻ ở kênh phân phối về một đầu mối duy nhất. Khách hàng trên cả nước có thể gọi cùng một số điện thoại để thực hiện yêu cầu của mình. Tuy nhiên dịch vụ này hiện nay đang dừng lại ở việc nhận lệnh, trả lời thắc mắc và kiểm tra số dư, do đó nên mở rộng qua hình thức tổng đài tự động để tránh quá tải cho nhân viên, đó còn là cách để phục vụ được nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, dịch vụ này nên cung cấp các giao dịch khác theo yêu cầu khách hàng như ứng tiền trước, đăng ký quyền, mua bán chứng khoán lô lẻ...

+ Dịch vụ qua tin nhắn điện thoại: Đối với dịch vụ qua tin nhắn, đây là phương thức dễ thực hiện và hiệu quả khi gởi thông báo, kết quả khớp lệnh, thông báo số dư, quảng cáo, chương trình khuyến mãi, hoặc khách hàng có thể nhắn tin kiểm tra số dư chứng khoán, số dư tiền mặt. Làm được điều này thì sẽ tăng thêm nhiều tiện ích cho nhà đầu tư.

+ Dịch vụ qua fax: Đây là hình thức giao dịch được các cá nhân hay tổ chức nước ngoài lựa chọn, vì sự khác biệt về ngôn ngữ sẽ dễ dẫn đến những sai sót khó tránh khỏi, nên khi gởi những yêu cầu qua fax để nhân viên thực hiện chính xác các số liệu và cũng là bằng chứng nếu có xảy ra tranh chấp. Có thể kết hợp với trung tâm Call Center Bizlink 107 để khách hàng có thể fax yêu cầu của mình tới số fax cố định. Dịch vụ qua các kênh giao tiếp trực tuyến, qua hộp thư điện tử: Hiện nay, công cụ yahoo mesenger, skype rất phổ biến và thịnh hành, đây còn là công cụ giao tiếp ít tốn kém và tiện lợi. MG&TVĐT của APSC cũng phục vụ khách hàng thông qua các hình thức này nhưng chưa có sự cam kết giữa các bên, và nếu có tranh chấp hay khiếu nại về kết quả giao dịch thì MG&TVĐT hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. Điều này rất rủi ro cho MG&TVĐT trong quá trình phục vụ khách hàng. Chính vì

vậy, APSC cần phải đưa vào quy định cụ thể hình thức dịch vụ này để bảo vệ quyền lợi cho MG&TVĐT và cả khách hàng khi có tranh chấp xẩy ra. Tác giả đề xuất, trước khi thực hiện dịch vụ này, APSC nên yêu cầu khách hàng ký cam kết chịu mọi rủi ro có thể xẩy ra, trong vòng 3 ngày, nếu khách hàng không có khiếu nại về kết quả thực hiện thì giao dịch hoàn tất và sau đó khách hàng không có quyền khiếu nại nữa.

+ Dịch vụ phục vụ tận nơi: Với phương thức này, khách hàng chỉ cần gởi yêu cầu thực hiện các sản phẩm dịch vụ APSC như mở hợp đồng chứng khoán, ký kết các giấy tờ cho người già hoặc bệnh tật, làm thủ tục thừa kế, cho tặng... APSC nên có nhân viên thực hiện tận nơ i thông qua đội ngũ MG&TVĐT hoặc CTV. Muốn thực hiện sản phẩm này, thì APSC phải có phụ cấp tiền đi lại, tiền điện thoại, tiền công tác phí cho nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần alpha​ (Trang 97 - 100)