Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.
Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối vớiTTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK,
TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
Thị trường tài chính của Việt Nam đang ở giai đoạn tảng trưởng thành của sự phát triển. Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu còn khá non trẻ, trong khi thị trường phái sinh và thị trường ngoại hối hiện còn sơ khai. Tuy nhiên, tiềm năng của TTCK Việt Nam là rất lớn. Việt Nam đang sở hữu rất nhiều lợi thế. Nền kinh tế đang phát triển cao và ổn định về chính trị. Quá trình cổ phần hóa và phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn nhà nước sắp tới diễn ra mạnh.
Từ năm 2006, Việt Nam thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp (FII). Giá trị chứng khoán Việt Nam do các NĐT nước ngoài hiện nắm giữ ước đạt 8 tỷ USD. Theo cam kết khi gia nhập WTO, năm 2012 nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của CTCK nước ngoài. Nhờ có sự tham gia của các CTCK nước ngoài sẽ làm thị trường sôi động hơn. Đồng thời tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các CTCK trong nước. Sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc CTCK trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng CNTT nhằm tạo lợ i thế vớ i các CTCK nước ngoài.
Giai đoạn phát triển 11 năm của TTCK Việt Nam chỉ là bước khởi đầu thế nên tiềm năng phát triển của TTCK nước ta là rất lớn. Cơ hội này mở ra cho tất cả các CTCK, nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân.