5. Bố cục luận văn
1.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
Từ kinh nghiệm một số NHTM Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích mà Agribank Chi nhánh Bắc Kạn có thể như sau.
Thứ nhất, tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi Chi nhánh tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh chưa có quan hệ cho vay tại tổ chức ngân hàng nào.
Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức cho vay, phát triển các sản phẩm cho vay mới, bắt buộc khách hàng tham gia vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn rõ ràng.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.
Thứ tư, các khoản cho vay có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.
Thứ năm, phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.
Thứ sáu, phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.
Thứ bảy, xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản cho vay.
Thứ tám, bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và mức độ rủi ro của khách hàng cá nhân. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.
Thứ chín, hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng thương mại khác trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Thực hiện chuyên môn hóa quy trình cho vay theo các bộ phận
Thứ mười, kiểm soát, giám sát chặt chẽ qúa trình cho vay. Tiến hành đồng bộ kiểm soát trước, trong và sau cấp tín dụng.
Thứ mười một, ban hành văn bản hoặc sổ tay nhân viên hướng dẫn các quy trình, chính sách tín dụng của ngân hàng và phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ra sao?
2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn?
3. Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Do đề tài nghiên cứu tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Do đó, địa điểm nghiên cứu được tập trung tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Nội dung thu thập thông tin thứ cấp gồm các nội dung sau:
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển thuyết liên quan đến chất lượng cho vay KHCN tại các ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Các thông tin này được thu thập từ các nghiên cứu đi trước: các bài báo, luận văn, luận án được công bố trên các website và tạp chí khoa học.
- Thông tin liên quan đến thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng: kết quả hoạt động huy động vốn, kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin thứ cấp quan trọng liên quan đến đề tài bao gồm các thông tin phản ánh chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn: các chỉ tiêu phản
cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
2.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Để đảm bảo tính khách quan cho quá trình nghiên cứu, ngoài việc thu thập thông tin sơ cấp tác giả còn tiến hành thu thập thông tin sơ cấp. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn đội ngũ cán bộ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, số lượng cán bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn là 121 cán bộ. Trong đó, số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn về công tác cho vay là 33 người. Do đó, tác giả khảo sát tất cả 33 cán bộ của ngân hàng. Nội dung khảo sát tập trung vào các nội dung của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, chính sách lãi suất và phí suất cho vay,chính sách về các khoản đảm bảo, chính sách về điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sách kiểm tra, kiểm soát khoản vay. Việc chọn đối tượng khảo sát là cán bộ cho vay do đội ngũ cán bộ này là người nắm rõ quy trình cho vay, do đó các câu trả lời sẽ đảm bảo độ tin cậy. Tác giả không khảo sát với khách hàng do khách hàng chỉ là đối tượng hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng mà không nắm bắt được các chính sách, quy định cho vay của ngân hàng. Vì vậy, việc khảo sát khách hàng sẽ không đảm bảo độ tin cậy.
Để tiến hành phỏng vấn đội ngũ cán bộ và nhân viên, tác giả xây dựng bộ câu hỏi khảo sát thông qua việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá bao gồm: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Các mức điểm đánh giá được quy định như sau:
- Trung bình từ 1,00-1,79 - Mức kém - Trung bình từ 1,80-2,59 - Mức yếu
- Trung bình từ 2,60-3,39 - Mức trung bình - Trung bình từ 3,40-4,19 - Mức khá
- Trung bình từ 4,20 -5,00 - Mức tốt
Ngoài phương pháp điều tra, tác giả còn thu thập thông tin thông qua phương pháp chuyên gia. Trong luận văn tôi sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn và ghi nhận ý kiến chuyên gia là ban lãnh đạo Chi nhánh, một số chuyên
gia kinh tế, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về xu hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân và những hoạt động, định hướng nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được tác giả tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel và tổng hợp lại dưới dạng bảng biểu để dễ dàng cho việc phân tích dữ liệu. PHần mềm excel được sử dụng để tính toán các dữ liệu.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp sau đây để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu, cùng các số liệu thu thập được để tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu:
- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng để mô tả sơ lược về đối tượng
mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Do các cán bộ và nhân viên của Chi nhánh nắm rõ về quy trình tín dụng và các hoạt động tín dụng cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Do đó, tác giả tập trung khảo sát đội ngũ cán bộ và nhân viên của Chi nhánh
- Phương pháp so sánh: Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đặc trưng của đối tượng được nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả so sánh kết quả hoạt động chung của ngân hàng, kết quả hoạt động huy động vốn, kết quả hoạt động cho vay và các kết quả phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu luận văn tác giả nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sau:
Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh Bắc Kạn:
Các chỉ tiêu định tính
Đứng trên góc độ là Ngân hàng, người cung cấp các khoản cho vay thì chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được đánh giá trên cả hai mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính thì các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Đối với những khách hàng được ngân hàng xem xét, đánh giá cho vay thì chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân thể hiện ngay từ những khâu
đầu tiên: thủ tục đơn giản thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời trong quá trình trước, trong và sau khi cho vay không chỉ Ngân hàng phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mà khách hàng cũng thực hiện những quy định của Ngân hàng, sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, chấp hành và tôn trọng mọi sự kiểm soát của Ngân hàng trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích của cả hai bên.
- Uy tín của Ngân hàng phần nào phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay. Những Ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức cán bộ cho vay cao đương nhiên sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng và khách hàng uy tín. Hơn thế nữa, Ngân hàng sẽ luôn ý thức phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp của mình, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng cho vay, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tốt đến với mình.
Các chỉ tiêu định lượng
Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được coi là bảo đảm khi nó được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định, thực hiện được mục tiêu cho vay, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn cam kết. Để đánh giá một chất lượng cho vay trung và dài hạn dưới góc độ của ngân hàng thì chúng ta có thể tính toán và xem xét các chỉ tiêu sau:
(1) Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân:
Chỉ tiêu dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân phản ánh khối lượng tiền cấp cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại một thời điểm. Nếu dư nợ cho vay cao thể hiện Ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng. Ngược lại, dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng không có khả năng mở rộng được các khoản vay, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân còn yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao.Tuy vậy, không có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt.
Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cao chính là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân cho biết một phần về chất lượng của hoạt động này.
Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn hoàn trả nhưng khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng cho vay.
Tỉ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn × 100% Tổng dư nợ
Tỉ lệ nợ quá hạn phát sinh khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay, nếu bên vay không đủ tiền trả và cũng không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Đây là một tỉ lệ quan trọng, phản ánh đúng hơn chất lượng của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên nợ quá hạn chưa phản ánh chính xác chất lượng cho vay nếu số nợ đó vẫn có khả năng thu hồi. Tỉ lệ này thấp biểu hiện chất lượng của hoạt động cho vay của Ngân hàng có độ an toàn cao (mức độ rủi ro thấp) và ngược lại.
(3) Tỷ lệ nợ xấu:
Để đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng một cách chính xác thì ta phải xét tỷ lệ nợ xấu phân theo từng nhóm. Nếu trong cơ cấu nợ xấu, các khoản nợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ càng ít thì chứng tỏ chất lượng cho vay của Ngân hàng đối với KHCN tốt hơn so với Ngân hàng có tỷ trọng nợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 cao hơn.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu Tổng dư nợ (4)Hiệu suất sử dụng vốn vay:
Hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN = Tổng dư nợ cho vay KHCN Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng cho vay so với khả năng huy động vốn của Ngân hàng, phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay.
Nếu hệ số này gần bằng 1, Ngân hàng đang cho vay quá nhiều vậy nên Ngân hàng phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán.
Nếu hệ số này quá nhỏ, Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay và sử dụng vốn, tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Ngân hàng phải tiến hành các biện pháp nhằm tăng cho vay hoặc giảm huy động vốn bằng cách giảm lãi suất huy động để hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả kinh doanh.
* Chỉ tiêu: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KH cá nhân Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho thấy rõ vị trí của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng, trong tổng lợi nhuận của mọi hoạt động của Ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ nghiệp vụ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Tỷ lệ này càng cao thì thu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân càng lớn hay nói cách khác là thu nhập từ những khoản cho vay có chất lượng tốt sẽ đóng góp một phần rất lớn thu nhập của Ngân hàng. Ngược lại, nếu các khoản cho vay chất lượng tồi, không những không thu được gốc và lãi mà còn làm tăng chi phí của Ngân hàng, điều này kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh Bắc Kạn:
+ Hệ thống các chính sách cho vay khách hàng cá nhân
Ở chỉ tiêu này, tác giả trình bày các chính sách quy định của Agribank khi cho vay khách hàng cá nhân cụ thể những chính sách về hạn chế cấp tín dụng; chính sách về quy mô và giới hạn cho vay; chính sách về lãi suất và phí suất cho vay; chính sách về các khoản đảm bảo; Chính sách về điều kiện giải ngân; Chính sách né tránh và kiểm soát khoản vay.
+ Quá trình tổ chức triển khai cho vay khách hàng cá nhân
Trong chỉ tiêu này, tác giả thực hiện đánh giá quy trình cho vay với khách hàng cá nhân của Agribank.
+ Công tác kiểm tra, giám sát
Thực hiện nghiên cứu, đánh giá chỉ tiêu này, tác giả tiến hành phân tích chỉ tiêu