Các hoạt động điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 85 - 88)

5. Bố cục luận văn

3.4.4. Các hoạt động điều chỉnh

Trong thời gian hoạt động từ năm 2014 đến nay, Agribank chi nhánh Bắc Kạn đã có nhiều lần điểu chính chính sách cho vay đối với khách hàng để đạt các mục tiêu nhất định. Những lần điều chỉnh chính sách cho vay được tổng hợp lại như sau:

Bảng 3.24. Số lần điều chính chính sách cho vay tại ngân hàng STT Tên chính sách Mục tiêu Số lần điều chỉnh tính từ 30/8/2014 đến 30/6/2017 1 Chính sách phát triển

mạng lưới hoạt động Mở rộng phòng giao dịch 3

2 Chính sách nguồn vốn

- Đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động cho vay nền kinh tế: Nguồn vốn tự có, vốn huy động, vốn vay.

- Nguồn vốn tăng trưởng nhanh và bền vững

4

3 Chính sách khách hàng và đầu tư cho vay

- Thu hút khách hàng, duy trì và phát triển khách hàng nhằm mở rộng quy mô hoạt động của các Chi nhánh và toàn bộ hệ thống.

- Xác định thị trường mục tiêu của tổ chức

3

4 Chính sách đảm bảo tiền vay

- Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi có tổn thất xảy ra.

- Chính sách này bao gồm: bảo đảm tiền vay đối với nhóm khách hàng, loại khách hàng, chính sách xem xét nhận các tài sản đảm bảo

3

5 Chính sách lãi suất

- Theo đuổi giảm dần các mức lãi suất cho vay bằng việc thực hiện các chương trình khác nhau nhằm tạo các mối quan hệ với khách hàng.

- Hỗ trợ lãi suất khi khách hàng gặp khó khăn

19

6 Chính sách phân cấp phán quyết cho vay

- Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ cho vay đối với từng khoản vay và theo từng nhóm khách hàng 1 7 Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng khi có tổ thất xảy ra. Các quy định về phân loại nợ được thực hiện theo quy định của NHNN

Có thể thấy số lần điều chỉnh được thực hiện nhằm giúp các chính sách cho vay tại Chi nhánh phù hợp hơn với điều kiện kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển từng giai đoạn của Chi nhánh. Từ đây giúp chi nhánh có điều kiện thuận lợi để kiểm soát chặt chẽ các gian lận cũng như thực hiện nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân được hiệu quả.

Bảng 3.25. Đánh giá về các hoạt động điều chỉnh

Nội dung Câu hỏi 1 2 3 4 5 ĐTB

Các hoạt động điều

chỉnh

Các biện pháp xử lý rủi ro của ngân

hàng là tốt 2 3 9 11 8 3,61 Công tác lập quỹ dự phòng rủi ro

được Chi nhánh chú trọng và thực hiện tốt

2 5 5 13 8 3,61

Chi nhánh áp dụng các biện pháp

chuyển giao rủi ro một cách phù hợp 5 5 9 8 6 3,15 Chi nhánh chú trọng các công cụ phái

sinh trong việc giảm thiểu rủi ro 4 7 9 7 6 3,12

Nguồn: Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng

Về hoạt động điều chỉnh các chính sách cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp xử lý rủi ro của Chi nhánh hiện nay tốt và Chi nhánh đã khá chú trọng đến việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro trong cho vay chưa được chi nhánh chú trọng sử dụng, đây cũng là hạn chế chung của các ngân hàng thương mại nước ta khi thị trường các công cụ phái sinh nước ta chưa phát triển nên rủi ro của thị trường lớn. Bên cạnh đó, các biện pháp chuyển giao rủi ro cũng chưa được Chi nhánh áp dụng một cách phù hợp.

Như vậy, mặc dù đạt được thành công song các hoạt động điểu chỉnh cho vay và chuyển giao rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân vẫn tồn tại những hạn chế nhất định khiến hoạt động nâng cao chất lượng trong cho vay không đạt kết quả như mong muốn của ban lãnh đạo chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)