Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 40 - 42)

5. Bố cục luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Nội dung thu thập thông tin thứ cấp gồm các nội dung sau:

- Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển thuyết liên quan đến chất lượng cho vay KHCN tại các ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Các thông tin này được thu thập từ các nghiên cứu đi trước: các bài báo, luận văn, luận án được công bố trên các website và tạp chí khoa học.

- Thông tin liên quan đến thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng: kết quả hoạt động huy động vốn, kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin thứ cấp quan trọng liên quan đến đề tài bao gồm các thông tin phản ánh chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn: các chỉ tiêu phản

cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Để đảm bảo tính khách quan cho quá trình nghiên cứu, ngoài việc thu thập thông tin sơ cấp tác giả còn tiến hành thu thập thông tin sơ cấp. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn đội ngũ cán bộ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, số lượng cán bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn là 121 cán bộ. Trong đó, số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn về công tác cho vay là 33 người. Do đó, tác giả khảo sát tất cả 33 cán bộ của ngân hàng. Nội dung khảo sát tập trung vào các nội dung của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, chính sách lãi suất và phí suất cho vay,chính sách về các khoản đảm bảo, chính sách về điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sách kiểm tra, kiểm soát khoản vay. Việc chọn đối tượng khảo sát là cán bộ cho vay do đội ngũ cán bộ này là người nắm rõ quy trình cho vay, do đó các câu trả lời sẽ đảm bảo độ tin cậy. Tác giả không khảo sát với khách hàng do khách hàng chỉ là đối tượng hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng mà không nắm bắt được các chính sách, quy định cho vay của ngân hàng. Vì vậy, việc khảo sát khách hàng sẽ không đảm bảo độ tin cậy.

Để tiến hành phỏng vấn đội ngũ cán bộ và nhân viên, tác giả xây dựng bộ câu hỏi khảo sát thông qua việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá bao gồm: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Các mức điểm đánh giá được quy định như sau:

- Trung bình từ 1,00-1,79 - Mức kém - Trung bình từ 1,80-2,59 - Mức yếu

- Trung bình từ 2,60-3,39 - Mức trung bình - Trung bình từ 3,40-4,19 - Mức khá

- Trung bình từ 4,20 -5,00 - Mức tốt

Ngoài phương pháp điều tra, tác giả còn thu thập thông tin thông qua phương pháp chuyên gia. Trong luận văn tôi sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn và ghi nhận ý kiến chuyên gia là ban lãnh đạo Chi nhánh, một số chuyên

gia kinh tế, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về xu hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân và những hoạt động, định hướng nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)