Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Trên cơ sở tổng hợp trên, mô hình nghiên cứu bao bồm 7 nhân tố: (i) Tiếp nhân thông tin, (ii) Sử dụng thông tin, (iii) Nâng cao kiến thức, (iv) Công nghệ - Máy tính kết nối mạng trong thư viện, (v) Đọc tài liệu, (vi) Tính độc lập và (vii) Thành tích học tập.

Tiếp nhận thông tin hướng đến mô tả những lợi ích của thư viện trong việc cung cấp được những thông tin sinh viên cần cho nghiên cứu. Tiếp nhận thông tin theo (Lyn Hay, 2005); (Ester G.Smith, 2006); (Baxter, S.J. and A. W. Smalley, 2008) (Lance, K.C, 1994);… được đo lường trên nhiều khía cạnh, từ sự hướng dẫn người học các bước tìm kiếm thông tin, các chủ đều nghiên cứu, các hình thức cung cấp tài liệu và tính đa dạng, phong phú của dữ liệu. Vì vậy, thang đo về tiếp nhận thông tin được đo lường thông qua 7 biến quan sát:

Sử dụng thông tin: Mô tả những lợi ích của việc sử dụng thông tin và các nguồn thông tin tiếp nhận tại thư viện. Đồng thời, hướng dẫn sinh viên quá trình sử dụng thông tin để liên kết các ý tưởng, kết nối bài học và phát hoạ những công việc cụ thể trongquá trình hoàn thành công việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Thang đo Sử dụng kế thừa các nghiên cứu của Lyn Hay (2005), (Michele Lonsdale, 2003); (Baxter, S.J. and A. W. Smalley, 2008); (Ester G.Smith, 2006),… được đo lường bằng 8 biến quan sát.

Thang đo Nâng cao kiến thức: hướng đến đo lường những lợi ích của việc sử dụng thư viện trong việc nâng cao kiến thức, gắn với việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Thang đo nâng cao kiến thức được Lyn Hay (Lyn Hay, 2005) đo lường bằng 9 biến quan sát, tập trung vào các nội dung: Ôn lại kiến thức đã học, bổ sung thông tin cho các buổi thảo luận, hội thảo sinh viên tham gia, cung cấp các thông tin ban đầu cho một ý tưởng và tiến hành lý giải các các điều sinh viên quan tâm và cuối cùng, hướng sinh viên tìm kiếm riêng một hướng đi, hướng nghiên cứu mới của riêng mình.

Thang đo Công nghệ - Máy tính kết nối mạng: Sự phát triển của công nghệ, hướng thư viện nâng cao khả năng cung cấp và tăng khả năng tiếp cận cho người đọc khá nhiều. Mục tiêu của thang đo Máy tính kết nối mạng hướng đến khả năng cung cấp linh hoạt của thư việncho cả người học, sinh viên tiếp cận tại với thư viện tại thư viện hoặc có thể tiếp cận với thư viện tại bất kì nơi nào có máy tính kết nối mạng. Vì vậy, thang đo Máy tính kết nối mạng hướng đến việc đo lường hệ thống máy tính kết nối mạng và các phần mềm hữu ích phục vụ sinh viên trong quá trình nghiên cứu và học tập, đồng thời, phục vụ cho cả những sinh viên, người học tiếp cận được với thư viện bất kì nơi đâu có máy tính kết nối mạng đựơc. Vì vậy, thang đo này được Lyn Hay (Lyn Hay, 2005) ; (Michele Lonsdale, 2003); (Lance, K.C, 1994),…đo lường bằng 7 biến quan sát.

Thang đo Đọc tài liệu: mục tiêu của thang đo hướng đến đo lường các thông tin về vai trò của thư viện trong việc kích thích khả năng đọc của sinh viên, giúp sinh viên tiếp cận một cách dễ dàng các thông tin, kích thích tinh thần học tập và nghiên cứu của sinh viên và tăng cường các kỹ năng trong việc sử dụng thư viện của sinh viên (Lyn Hay, 2005); (Ester G.Smith, 2006); (Elley, W.B, 1992),…. Thang đo Đọc tài liệu (Reading) được Lyn Hay đo lường bằng 5 biến quan sát .

Thang đo Tính độc lập: Vai trò của thư viện hỗ trợ cho người học bên cạnh việc cung cấp cho người học, người đọc, sinh viên những nguồn thông tin phong phú, đa dạng một cách trực tiếp và gián tiếp, thư viện còn đóng vai trò định hướng cho người học, người đọc, sinh viên các định hướng nghiên cứu, khám phá những chủ đề mới, mở rộng so với những kiến thức và những định hướng ban đầu của người học, người đọc, sinh viên, định hướng những khả năng giải quyết vấn đề, khám phá những sở thích cá nhân và kỹ năng tiếp cận thư viện một cách hiệu quả và khả năng làm việc độc lập ngay

khi họ không tiếp cận trực tiếp với thư viện. Vì vậy, thang đo tính độc lập được đo lường bằng 8 biến quan sát (Lyn Hay, 2005) và (Ester G.Smith, 2006).

Thang đo Thành tích học tập: Kết quả của việc sử dụng thư viện được đo lường thông qua những kết quả thực tế sinh viên nhận được. Kết quả được thể hiện cụ thể trong Thành tích học tập, điểm số của Thành tích học tập trong các bài tiểu luận, bài nghiên cứu, bài kiểm tra, thể hiện trong thái độ, tư duy trong quá trình học tập và nghiên cứu và tự tin hơn về việc học ở trường. Thành tích học tập được đo lường cụ thể qua 5 biến quan sát sau (Lyn Hay, 2005).

Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp các thang đo trong mô hình nghiên cứu

CÂU NỘI DUNG CĂN CỨ XÂY

DỰNG 1. TIẾP NHẬN THÔNG TIN

Q11 Q11: Thư viện đã giúp tôi biết các bước tìm kiếm và sử dụng thông tin

(Lyn Hay, 2005);

(Baxter, S.J. and A. W. Smalley, 2008)

Q12 Q12: Thông tin tìm thấy trong thư viện trường hỗ trợ tôi tìm ra câu hỏi cho các chủ đề tôi đang nghiên cứu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q13 Q13: Thư viện đã giúp tôi tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau (chẳng hạn như sách, tạp chí, đĩa CD, trang web, video)

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q14 Q14: Thư viện đã giúp tôi tìm thấy thông tin tốt (Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q15 Q15: Thư viện đã giúp tôi tìm thấy các quan điểm khác nhau về chủ đề nghiên cứu của tôi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q16 Q16: Thư viện đã giúp tôi cảm thấy tốt hơn trong việc tìm kiếm thông tin

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q17 Q17: Thư viện đã giúp tôi cảm thấy tốt hơn về yêu cầu được hỗ trợ tìm kiếm thông tin

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

2. SỬ DỤNG THÔNG TIN

Q21 Q21: Thư viện đã giúp tôi biết cách sử dụng các loại nguồn tài liệu khác nhau (chẳng hạn như sách, tạp chí, đĩa CD, trang web, video)

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q22 Q22: Thư viện đã giúp tôi tìm ra ra những ý tưởng chính trong những thông tin tìm được

(Lyn Hay, 2005);

CÂU NỘI DUNG CĂN CỨ XÂY DỰNG

Q23 Q23: Thư viện đã giúp tôi khả năng ghi chép tốt hơn (Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q24 Q24: Thư viện đã giúp tôi gắn kết các ý tưởng với nhau cho nghiên cứu của tôi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q25 Q25: Thư viện đã giúp tôi đưa những ý tưởng của chính mình

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q26 Q26: Thư viện đã giúp tôi nghĩ ra những cách để tìm được thông tin trong thời gian tới.

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q27 Q27: Thư viện đã giúp tôi biết được rằng: nghiên cứu là phải thực hiện rất nhiều công việc

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q28 Q28: Những thông tin tôi tìm thấy trong thư viện giúp tôi quan tâm nhiều hơn đến chủ đề nghiên cứu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

3. NÂNG CAO KIẾN THỨC

Q31 Q31: Thư viện đã giúp tôi nhớ lại việc học ở trường của tôi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q32 Q32: Thư viện đã giúp tôi thảo luận nhiều hơn trong các buổi học/thảo luận tại lớp

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q33 Q33: Thư viện đã giúp tôi có những thông tin ban đầu về nghiên cứu của tôi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q34 Q34: Thư viện đã giúp tôi tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về các nghiên cứu của tôi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q35 Q35: Thư viện đã giúp tôi lý giải những điều chưa hiểu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q36 Q36: Thư viện đã giúp tôi biết được ý tưởng của tôi là tốt hay xấu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q37 Q37: Thư viện đã giúp tôi thay đổi những suy nghĩ về một số điều mà tôi nghĩ tôi biết

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q38 Q38: Thư viện trường học đã giúp tôi tìm ra quan điểm của tôi trong vấn đề tôi nghiên cứu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q39 Q39: Thư viện đã giúp tôi kết nối các ý tưởng lại với nhau

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

4. MÁY TÍNH CÓ NỐI MẠNG

Q41 Q41: Máy tính trong thư viện trường đã giúp tôi tìm thông tin tốt hơn

(Lyn Hay, 2005);

CÂU NỘI DUNG CĂN CỨ XÂY DỰNG Q42 Q42: Thư viện giúp tôi quan tâm nhiều hơn đến máy

tính trong tìm dữ liệu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q43 Q43: Máy tính đã giúp tôi tìm thấy thông tin cả bên trong và bên ngoài thư viện

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q44 Q44: Thư viện đã giúp tôi tìm kiếm thông tin trên Internet tốt hơn

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q45 Q45: Thư viện đã giúp tôi cẩn thận hơn về thông tin tìm thấy trên Internet

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q46 Q46: Chương trình máy tính (như Powerpoint, Word, Excel) trong thư viện giúp tôi thực hiện công việc học tập và nghiên cứu tốt hơn

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q47 Q47: Thư viện đã giúp tôi cảm thấy tốt hơn về cách sử dụng máy tính để làm việc và nghiên cứu

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

5. ĐỌC TÀI LIỆU

Q51 Q51: Thư viện đã giúp tôi tìm thấy những chủ đề tôi quan tâm

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q52 Q52: Thư viện đã giúp tôi đọc thêm tài liệu (Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q53 Q53: Thư viện đã giúp tôi có được kỹ năng đọc tốt hơn

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q54 Q54: Thư viện đã giúp tôi quan tâm đến việc đọc sách nhiều hơn

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q55 Q55: Thư viện đã giúp tôi trong khả năng viết tốt hơn

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

6. TÍNH ĐỘC LẬP

Q61 Q61: Thư viện đã tự giúp tôi khám phá thêm những chủ đề thú vị hơn so với trên giảng đường.

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q63 Q63: Những điều tôi học được trong thư viện hỗ trợ tôi trong việc học ở nhà

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q64 Q64: Thư viện đã giúp tôi tổ chức tốt hơn về việc học ở nhà

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q65 Q65: Thư viện đã giúp tôi tìm thông tin ngay cả khi tôi không ở trường

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q66 Q66: Các bài học tại thư viện đã giúp tôi giải quyết vấn đề tốt hơn

(Lyn Hay, 2005);

CÂU NỘI DUNG CĂN CỨ XÂY DỰNG Q67 Q67: Thư viện đã giúp tôi khi trong những vấn đề

quan tâm cá nhân

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q68 Q68: Thông tin trong thư viện đã giúp tôi quyết định những gì cần phải làm ngay sau việc học tập, nghiên cứu.

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

7. THÀNH TÍCH HỌC TẬP

Q71 Q71: Thư viện đã giúp tôi có kết quả học tập tốt hơn (Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q72 Q72: Thư viện đã giúp tôi có được điểm số tốt hơn ở các môn học và các bài tiểu luận, các nghiên cứu của tôi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q73 Q73: Thư viện đã giúp tôi có được điểm số tốt hơn trong những bài kiểm tra và các câu hỏi

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q74 Q74: Thư viện đã làm cho tôi suy nghĩ tích cực về việc học và nghiên cứu của mình

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Q75 Q75: Thư viện đã giúp tôi cảm thấy tự tin về việc học ở trường

(Lyn Hay, 2005);

(Ester G.Smith, 2006)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính (phỏng vấn sâu 4 nhóm sinh viên, mỗi nhóm 4-5 sinh viên) (phụ lục 3- Tóm tắt phỏng vấn sâu). Kết quả phỏng vấn được sử dụng cho việc hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi cho phù hợp với quá trình sử dụng thư viện của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả phỏng vấn sơ bộ với cho thấy, đa phần các sinh viên đều rõ ý nghĩa của từng thang đo, có thể trả lời đúng và hiểu được nghĩa của câu hỏi hoặc nội dung thông tin cần thu thập đối và ghi nhận một số đề nghị điều chỉnh cần thiết để điều chỉnh lại từ ngữ của bảng câu hỏi (Phỏng vấn sâu sinh viên, 2016). Đồng thời, bổ sung một số thông tin cơ bản của bản thân các sinh viên. Các thông tin được đề nghị bổ sung gồm có (Phỏng vấn sâu sinh viên, 2016):

+ Giới tính của sinh viên: nhằm nghiên cứu sự khác biệt trong quá trình sử dụng thư viện của sinh viên theo giới tính.

+ Vị trí trường THPT trước khi vào Trường Đại học Kinh tế TP.HCM: Nhằm nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức của sinh viên đã từng học THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Những sinh viên đã từng đến thư viện Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trước đây: nhằm nghiên cứu sự khác biệt trong nhận thức giữa những sinh viên đã từng sử dụng thư viện trước đây với những sinh viên mới sử dụng thư viện

+ Sinh viên có tham gia giới thiệu cho bạn bè đến thư viện: nhằm nghiên cứu nhận thức của sinh viên về tính hiệu quả của thư viện và tiếp tục giới thiệu cho bạn bè đến học tập tại thư viện.

+ Sinh viên có được giảng viên giới thiệu về thư viện: Nhằm nghiên cứu tác tính định hướng về thư viện cho sinh viên của đội ngũ cán bộ giảng viên.

+ Kênh giới thiệu thư viện đến với sinh viên: nhằm nghiên cứu các kênh quảng bá thư viện của Trường đến với sinh viên. Các kênh khác nhau có tạo nên sự khác biệt khi sử dụng thư viện đến nâng cao thành tích học tập của sinh viên.

+ Những thông tin mở, bổ sung khác (nếu có) của người trả lời.

Theo đề xuất trên, mô hình nghiên cứu tại chương 2 được mở rộng bổ sung 5 giả thuyết (H7; H8; H9; H10 và H11). Mô hình nghiên cứu mở rộng và các giả thuyết mới bổ sung như sau:

Các nhóm đối tượng trên được thể hiện thông qua 5 giả thuyết sau:

H7: Giới tính của sinh viên có những cách sử dụng thư viện khác ảnh có thể ảnh hưởng đến Thành tích học tập của sinh viên.

H8: Vị trí trường THPT của sinh viên theo học thời cấp 3 có những cách sử dụng thư viện khác nhau, ảnh hưởng đến Thành tích học tập.

H9: Sinh viên đã từng đến thư viện trong thời gian trước đây có những cách sử dụng thư viện khác nhau ảnh hưởng đến Thành tích học tập.

H10: Sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của giảng viên có những cách sử dụng thư viện khác nhau ảnh hưởng đến Thành tích học tập so với những sinh viên đến thư viện không do sự giới thiệu của giảng viên.

H11: Sinh viên có chủ động giới thiệu thư viện đến các sinh viên khác trong quá trình sử dụng thư viện có khả năng tạo nên sự khác biệt trong Thành tích học tập.

H

7-H 11

Tiếp nhận thông tin

Sử dụng thông tin

Nâng cao kiến thức

Máy tính có nối mạng Đọc tài liệu Tính độc lập Kết quả học tập H7: Giới tính H8: Vị trí trường THPT H9: Đã từng đến thư viện H10: Giới thiệu của giảng viên H11: Sinh viên giới thiệu lẫn nhau

H3 H4 H5 H6 H2 H1

Hình 3. 1: Mô hình nghiên cưu mở rộng

Như vậy, bảng câu hỏi chính thức được thiết kế gồm hai phần chính: (1) Phần I – thu thập thông tin theo các biến đo lường cho các nhân tố, được thực hiện với thang đo Likert 7 mức độ theo chiều “1” rất không đồng ý đến “7” rất đồng ý (2) Phần II – Thông tin của người được phỏng vấn (sinh viên có sử dụng thư viện). Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng này dùng để sàng lọc các biến quan sát (biến đo lường) dùng để đo lường các khái niệm thành phần của các nhân tố có liên quan trong việc sử dụng thư viện.

3.1.3. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu

chính thức này cũng được tiến hành tại thư viện trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các nhân tố về giá trị và độ tin cậy của thang đo các nhân tố có liên quan trong việc sử dụng thu viện và Thành tích học tập phục vụ mục tiêu kiểm định mô hình lý thuyết.

3.1.4. Mẫu nghiên cứu:

- Đối tượng khảo sát là các sinh viên trường đại học kinh tế TP.HCM có sử dụng thư viện phục vụ mục tiêu học tập và nghiên cứu.

Sinh viên được chọn cho nghiên cứu là những sinh viên đại học, hệ chính quy và có sử dụng thư viện tại các cơ sở thuộc trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Theo phạm vi nghiên cứu được đề cập tại chương 1, nghiên cứu chưa mở rộng điều tra đến các đối tượng sinh viên thuộc các hệ khác như: tại chức, hệ vừa học vừa làm, hoàn chỉnh đại học, văn bằng 2 và sau đại học.

Kích thước mẫu: Phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được xác định theo quy mô biến quan sát trong bảng câu hỏi chính thức. Theo bảng câu hỏi, số biến quan sát (câu hỏi) là là 55, cỡ mẫu theo quy tắc tối thiểu là: 5 x 55 = 275 mẫu cho quá trình phân tích (Bentle & Chou, 1987). việc lấy mẫu được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)