Kết luận từ mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 90)

Theo kết quả từ mô hình, đối chiếu với mô hình nghiên cứu kì vọng ban đầu, sau quá trình kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá, hai giả thuyết theo kì vọng không phù hợp với điều kiện về sự tác động của thư viện đến Thành tích học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Hai giả thuyết bị loại trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh gồm H2 và H6. Kết quả trên tiếp tục được đưa vào quá trình kiểm định mô hình nghiên cứu giả thuyết.

Quá trình kiểm định mô hình nghiên cứu giả thuyết được thực hiện trên cơ sở 4 nhân tố được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh, kết hợp với 5 biến giả (Dummy variables) phục vụ cho việc kiểm định 4 giả thuyết 7, H8, H9 và H10, H11.

Bảng 4. 12: Bảng kết luận giả thuyết của mô hình

STT Mô hình nghiên cứu ban đầu

Mô hình nghiên cứu

hiệu chỉnh

Kết luận từ mô hình

1 H1: Mối quan hệ giữa Tiếp nhận thông tin tác động đến Thành tích học tập

Chấp nhận (H1) Chấp nhận

2 H2: Mối quan hệ giữa Sử dụng thông tin tác động đến Thành tích học tập

Không chấp nhận (H2)

Không đưa vào mô hình

3 H3: Mối quan hệ giữa Nâng cao kiến thức tác động đến Thành tích học tập

Chấp nhận (H3) Chấp nhận

4 H4: Mối quan hệ giữa Công nghệ - Máy tính có nối mạng tác động đến Thành tích học tập

Chấp nhận (H4) Bác bỏ

5 H5: Mối quan hệ giữa Đọc tài liệu có tác động đến Thành tích học tập

Chấp nhận (H5) Chấp nhận

6 H6: Mối quan hệ giữa Tính độc lập có tác động đến Thành tích học tập

Không chấp nhận (H6)

Không đưa vào mô hình

STT Mô hình nghiên cứu ban đầu Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Kết luận từ mô hình

7 H7: Giới tính có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thư viện, tác động lên Thành tích học tập.

Bổ sung theo khảo sát định tính sơ bộ

Bác Bỏ

8 H8: Vị trí trường học THPT có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thư viện, tác động lên Thành tích học tập.

Bổ sung theo khảo sát định tính sơ bộ

Bác Bỏ

9 H9: Sinh viên đã từng đến và sử dụng thư viện trước đây có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thư viện tác động đến Thành tích học tập

Bổ sung theo khảo sát định tính sơ bộ

Bác Bỏ

10 H10: Sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của giảng viên có những cách sử dụng thư viện khác nhau ảnh hưởng đến Thành tích học tập.

Bổ sung theo khảo sát định tính sơ bộ

Bác Bỏ

11 H11: Sinh viên có chủ động giới thiệu thư viện đến các sinh viên khác trong quá trình sử dụng thư viện

Bổ sung theo khảo sát định tính sơ bộ

Bác Bỏ

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Theo kết quả phân tích, trong số 9 giả thuyết được đưa vào kiểm định, 4 giả thuyết về các mối quan hệ tác động cho thấy, riêng mối quan hệ tác động giữa việc sử dụng Công nghệ - máy tính có kết nối mạng của thư viện có những ảnh hưởng tích cực đến Thành tích học tập của sinh viên không có ý nghĩa thống kê. Ba mối quan hệ còn lại mô tả sinh viên sử dụng thư viện cho việc Tiếp nhận thông tin (H1), đọc tài liệu (H5), và nâng cao kiến thức (H3) đều có sự tác động có ý nghĩa thống kê đến Thành tích học tập. Trong ba mối quan hệ này, nhân tố về đọc tài liệu (H5) mô tả mối quan hệ tác động mạnh nhất, Nâng cao kiến thức tác (H3) tác động mạnh thứ 2 và Tiếp nhận

thông tin (H1) tác động mạnh thứ 3 đến Thành tích học tập (Hệ số hồi quy chuẩn hóa, bảng 4.10, 4.12).

Bốn giả thuyết còn lại mô tả sự khác biệt giữa các đối tượng trong việc sử dụng thư viện tạo nên sự khác biệt trong Thành tích học tập gồm: các đối tượng theo giới tính (H7), theo vị trí trường THPT (H8), sinh viên đã từng đến thư viện trước đây (H9), sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của giảng viên (H10), sinh viên chủ động giới thiệu sinh viên khác đến thư viện (H11) có không có khả năng tạo ra những khác biệt trong trong Thành tích học tập trong quá trình sử dụng thư viện, nghĩa là tồn tại tình trạng bình đẳng giữa các sinh viên trong quá trình sử dụng Thư viện tại Trương.

Kết quả phân tích trong mô hình hồi quy cho thấy, riêng giả thuyết Sinh viên đã từng đến thư viện trước đây cho kết quả khác biệt đáng kể trong Thành tích học tập (H9). Bốn giả thuyết còn lại chưa cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các đối tượng trong quá trình sử dụng thư viện.

Bảng 4. 13: Bảng kết luận và xếp hạng các giả thuyết tác động của mô hình Biến số Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

đã chuẩn hóa Mức ý nghĩa thuyết Giả chọn Mức độ tác động B Beta (Hằng số) -0,223 0,227 - Máy tính kết nối mạng 0,06 0,06 0,132 Bác Bỏ - Tiếp nhận thông tin 0,156 0,155 0,002 Chấp nhận Ba

Đọc tài liệu 0,426 0,419 0 Chấp

nhận Nhất

Nâng cao kiến thức 0,271 0,264 0 Chấp nhận Nhì Giới tính 0,012 0,006 0,85 Bác Bỏ - Nơi học THPT 0,048 0,025 0,398 Bác Bỏ - Đã từng đến thư viện 0,124 0,057 0,06 Có thể chấp nhận - Giới thiệu bạn bè về thư viện

0,04 0,02 0,519 Bác Bỏ -

Được giảng viên giới thiệu

-0,063 -0,029 0,333 Bác Bỏ - Nguồn: Khảo sát năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)