Kết luận Báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 97)

Nội dung chương 4 đã trình bày quá trình phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận chi tiết về các kết quả nghiên cứu. Nội dung của chương 5 trình bày những kết luận chính và gợi ý một số chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu được thảo luận tại chương 4.

Kết luận nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đã tiến hành phân tích trên mẫu khảo sát với 427 quan sát hợp lệ được tiến hành đối với các sinh viên có tham gia sử dụng thư viện nhằm kiểm định những tác động của thư viện đến Thành tích học tập của sinh viên. Kết quả phân tích được tiến hành dựa trên phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy (Regression). Kết quả cho thấy, trong các mối quan hệ kiểm định, các nhân tố có tác động đến việc tạo nên những ảnh hưởng đến Thành tích học tập của sinh viên gồm: Tiếp nhận thông tin, đọc tài liệu và nâng cao kiến thức. Đồng thời, môi trường học tập và nghiên cứu của sinh viên tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là khá bình đẳng đối với mọi đối tượng sinh viên tiếp cận Thư viện. Sự khác nhau duy nhất tồn tại giữa những sinh viên thường xuyên sử dụng thư viện và những sinh viên mới lần đầu tiếp cận Thư viện để nâng cao Thành tích học tập. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với điều kiện, bối cảnh và khả năng tiếp cận Thư viện của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Thư viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đi

đúng về vai trò, chức năng cung tấp tài liệu, thông tin dưới nhiều hình thức cho người học, sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu,… thư viện là nơi Tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện, tăng cường tính tư duy, sáng tạo và tính nghiên cứu của người học (Phan Văn Khải, 2001), Tạo điều kiện tiếp cận thư viện cho quá trình học tập và nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, Bồi dưỡng trình độ cho người đọc sách, cung cấp các điều kiện tiếp cận đối với người học trực tiếp và bằng công nghệ, cung cấp, hướng dẫn các kỹ năng khai thác, thông tin thư viện cho người học, hỗ trợ công tác quản lý giảng dạy (Lê Ngọc Oánh, 2002 ).

Thư viện cũng đã xây dựng nguồn lực cho chương trình giảng dạy: Liên tục

cập nhật những thông tin, nội dung mới, Cung cấp thông tin, tài liệu phong phú cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, bảo lưu, bảo quản sách, sách điện tử, tăng cường khả năng kết nối giữa thư viện trường với các nguồn cung cấp dữ liệu, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thư viện đảm nhiệm tốt về chuyên môn và nhiệt tình trong hỗ trợ người học, Xây dựng các chính sách phát triển phù hợp cho trường học, cộng đồng, người học và sinh viên, đổi mới giáo dục (Lyn Hay, 2005) (Lê Ngọc Oánh, 2002 ).

Thư viện đã cung cấp môi trường học tập: Xây dựng các chương trình giao

lưu, trao đổi giữa người học với nhau, thể hiện tầm vóc của một trường đại học, một cộng đồng, tạo môi trường học thuật, tra cứu thông tin cho người đọc, người học một cách độc lập, tăng cường khả nảng nghiên cứu và khám phá của người học, phát triển văn hóa (Lyn Hay, 2005) (Lê Ngọc Oánh, 2002 ), thúc đẩy giao lưu và học hỏi giữa các người học với nhau, cơ quan truyền thông đại chúng.

Việc cụ thể hóa 3 vai trò trên của thư viện hướng đến khả năng tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng khai thác thông tin và đọc tài liệu của người học, tăng cường khả năng nâng cao tri thức người học sinh, viên viên, giảng viên và nhà nghiên cứu khi tiếp cận thư viện….

Mặc khác, kết quả nghiên cứu đo lường về nhận thức của sinh viên trong quá trình sử dụng Thư viện đển nâng cao Thành tích học tập cho thấy, có thể kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính tạm thời, cung cấp một phát hiện về hiện trạng sinh viên sử dụng Thư viện hiện nay. Theo thời gian, những xu hướng này có khả năng thay đổi theo hướng hội tụ với xu hướng chung của thế giới đã được công bố trong các nghiên cứu trước đây, tại các Thư viện của các trường đại học khác trên thế giới.

5.2 Đề xuất mô hình định hướng các giai đoạn sử dụng Thư viện cho sinh viên

Kết hợp giữa kết quả nghiên cứu hiện tại và những công bố trước đây cho thấy, tồn tại một khoảng trống lớn của sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trong vấn đề sử dụng Thư viện phục vụ cho học tập. Khắc phục điểm này, vai trò không chỉ thuộc về sinh viên, còn thuộc về tính định hướng của lãnh đạo Trường, của lãnh đạo Thư viện. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu kết hợp với các mô hình của Lyn Hay (2005), tác giả đề xuất mô hình gồm 4 giai đoạn và 6 giả thuyết (H1*; H2*; H3*; H4*; H5* và H6*)

nhằm đề xuất Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Thư viện Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và sinh viên sử dụng Thư viện có thể định hướng trong việc cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ có hiệu quả hơn.

Tiếp cận tài liệu

Đọc tài liệu

Sử dụng tài liệu

Máy tính có nối mạng

Tính độc lập

Nâng cao kỹ năng

Nâng cao kiến thức Thành tích học tập Nghiên cứu khoa học H 1* H2* H3* H4* H5* H6*

Tính định hướng, sự hỗ trợ của Thư viện cho Sinh viên

GĐ1: Tiếp cận, sử dụng GĐ2: Tổng hợp thông tin GĐ3: Hình thành kiến thức GĐ4: Kết quả kì vọng

Hình 5. 1: Mô hình định hướng các giai đoạn sử dụng Thư viện cho Sinh viên

Vai trò của các đối tượng có liên quan:

Theo phạm vi của nghiên cứu giới hạn trong phạm vi đo lường nhận thức của sinh viên trong việc hình thành các nhân tố tác động đến khả năng nâng cao Thành tích học tập của sinh viên. Vì vậy, kết quả nghiên cứu trong mô hình đề xuất chú trọng đến các nhân tố và mối quan hệ trong vai trò đo lường nhận thức của sinh viên. Tuy vậy, xét trong bối cảnh Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, không thể xét thiếu vai trò của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Thư viện Trường. Vì vậy, các nhân tố và mối quan hệ của chúng được tác giả đặc trong bối cảnh tính định hướng và khả năng cung cấp dịch vụ thư viện của Trường.

Về 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sinh viên đến với thư viện với mục tiêu ban đầu là Tiếp cận, sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ, tài liệu tại thư viện. Nâng cao hiệu quả giai đoạn 1, bên cạnh bản thân sinh viên tự tiếp cận, đòi hỏi lãnh đạo Trường cần có tính định hướng khuyến khích nghiên cứu và học tập theo các chương trình cụ thể cho sinh viên. Thư viện cần tạo kênh giao tiếp, tiếp cận bằng các chương trình cụ thể, tăng tính nhận biết và tiếp cận Thư viện cho sinh viên. Giai đoạn 1 được hình thành từ 4 hình thức sinh viên tiếp cận thư viện gồm: Tiếp cận tài liệu, đọc tài liệu, sử dụng tài liệu và sử dụng máy tính có nối mạng.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tổng hợp thông tin và hình thành các kỹ năng Giai đoạn tổng hợp thông tin và hình thành các kỹ năng và tính độc lập trong học tập và nghiên cứu. Sau khi tiếp cận tài liệu, sinh viên tự hình thành cho mình kỹ năng tiếp cận tài liệu, đọc tài liệu, sử dụng tài liệu và sử dụng hệ thống máy tính, công nghệ tại Thư viện phục vụ cho nghiên cứu và học tập. Ngoài ra, các kỹ năng khác quan trọng được sinh viên tổng hợp trong giai đoạn này gồm: Kỹ năng viết, tổng hợp thông tin, lựa chọn thông tin, kỹ năng học tập và nghiên cứu độc lập,…. Và các kỹ năng khác được nghiên cứu từ tài liệu,… Giai đoạn 2 không nhất thiết sinh viên phải trải qua giai đoạn 1. Tuy nhiên, đi theo lộ trình vẫn đảm bảo tính bền vững hơn cho các kỹ năng đối với sinh viên. Giai đoạn 2 được hình thành từ 2 nội dung sinh viên có thể được hình thành trong quá trình tiếp cận và sử dụng thư viện gồm: Nâng cao các kỹ năng và tăng cường tình độc lập trong nghiên cứu.

Giai đoạn 3: Nâng cao kiến thức. Việc tiếp nhận thông tin, sử dụng thư viện và hình thành các kỹ năng phục vụ cho học tập và nghiên cứu của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là sinh viên có thể vận dụng kỹ năng trên, sử dụng thư viện, tiếp nhận, sử dụng thông tin để tổng hợp thành lượng kiến thức riêng cho sinh viên. Do kiến thức được hình thành từ quá trình tiếp nhận thông tin, tổng hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu thông tin để đưa ra nhận định. Quá trình này hình thành nên kiến thức của sinh viên. Thông qua giai đoạn này, lượng kiến thức tiếp nhận từ giảng đường của sinh viên từ giáo viên sẽ được sinh viên nghiên cứu sâu và phân tích cụ thể để hình thành nên kiến thức. Giai đoạn 3 là kết quả kỳ vọng cao nhất của quá trình sử dụng thư viện.

Giai đoạn 4: Thành tích học tập, như là giai đoạn thể hiện ra kết quả của cả 3 giai đoạn trên. Sinh viên làm tốt 3 giai đoạn trên, kỳ vọng kết quả sẽ hiển thị rõ ràng trong giai đoạn 4.

Về 6 giả thuyết:

- H1*: Mức độ tiếp cận tài liệu và khả năng tổng hợp của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau. Mức độ tiếp cận tiếp nhận thông tin càng cao, khả năng tổng hợp, khả năng hình thành các kỹ năng và tính độc lập trong học tập và nghiên cứu càng được hình thành.

- H2*: Mức độ đọc tài liệu và khả năng tổng hợp của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau. Mức độ đọc tài liệu càng cao, khả năng tổng hợp, khả năng hình thành các kỹ năng và tính độc lập trong học tập và nghiên cứu càng được hình thành.

- H3*: Mức độ sử dụng tài liệu và khả năng tổng hợp của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau. Mức độ sử dụng tài liệu càng cao, khả năng tổng hợp, khả năng hình thành các kỹ năng và tính độc lập trong học tập và nghiên cứu càng được hình thành.

- H4*: Khả năng tiếp cận và sử dụng máy tính có nối mạng và khả năng tổng hợp của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau. Khả năng tiếp cận và sử dụng máy tính có nối mạng càng cao, khả năng tổng hợp, khả năng hình thành các kỹ năng và tính độc lập trong học tập và nghiên cứu càng được hình thành.

- H5*: Khả năng tổng hợp và Khả năng nâng cao kiến thức của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau. Khả năng tổng hợp thông qua hệ thống các kỹ năng được hình thành trong quá trình sử dụng thư viện càng cao, sinh viên càng có cơ hội nâng cao kiến thức.

- H6*: Mức độ nâng cao kiến thức của sinh viên càng cao, Thành tích học tập của sinh viên càng cao.

Tóm tắt chương: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều thực tế khá phù hợp với điều kiện sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM tiếp cận và khai thác thư viện.

Trong quá trình tiếp cận thư viện, Sinh viên tiếp cận thư viện với mục tiêu Tiếp cận thông tin, Nâng cao kiến thức, Đọc tài liệu có tác động cụ thể và có ý nghĩa đến

Thành tích học tập của sinh viên. Đối với các nhân tố về Sử dụng thông tin, Tính độc lập và Máy tính có nối mạng tại thư viện chưa có sự tác động rõ ràng đến với Thành tích học tập của sinh viên. Kết quả trên khá phù hợp với điều kiện, bối cảnh và những tư duy, suy nghĩ của các đối tượng sinh viên hiện nay. Kết quả trên cũng khá trùng hợp với nhiều nghiên cứu của (Lyn Hay, 2005); (Ester G.Smith, 2006) (Abell, J, 1999), (Froese, V, July 6–11 - 1997), (Garland, K, 1995), (Keith Curry Lance, Marcia J. Rodney & Christine Hamilton-Pennell, 2000), (Todd, R, 2001). Trong đó, Todd đã chỉ ra một số kết quả quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tích cực giữa thư viện trường học và thành tích học sinh. Chúng bao gồm những chia sẻ tập trung vào việc học hỏi, phát triển hệ thống thông tin và kỹ năng đọc, viết, khai thác thông tin của học sinh kết hợp với sự phát triển của thông tin hiện nay. Đồng thời, hướng dẫn học sinh linh hoạt hơn trong quá trình tiếp cận đối với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ thư viện và các hướng dẫn dưới các hình thức khác, hướng đến quá trình sử dụng thư viện một cách hiệu quả hơn cho các đối tượng là học sinh, sinh viên. (Todd, R. , 2002).

Đồng thời, kết quả nghiên cứu trên cũng phát hiện ra, bên cạnh những kết quả đạt được tốt và những mặt chưa đánh giá đúng vai trò của Thư viện hiện nay tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, kết quả cũng dẫn đến nhưng suy luận về thái độ của sinh viên trong việc sử dụng thư viện là chưa đầy đủ. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao thành tích học tập hiện nay của sinh viên trong vấn đề sử dụng thư viện, vấn đề cần nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc sử dụng thư viện, nâng cao vai trò và khả năng tiếp cận cho sinh viên, hướng dẫn thêm cho sinh viên sử dụng thư viện là khá quan trọng. Vai trò này không chỉ của sinh viên mà còn đặc lên tính định hướng của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói chung và bộ phận Thư viện của Trường nói riêng.

Kết quả nghiên cứu cũng đã đề xuất mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng Thư viện cho các sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo 4 giai đoạn và 6 giả thuyết cụ thể nhằm phát huy và nâng cao Thành tích học tập của sinh viên Trườn hiện nay.

5.3 Hàm ý hệ thống chính sách:

Căn cứ kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất tại mục 4.7, hướng đến nâng cao khả năng tác động của thư viện đến Thành tích học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách sau:

5.3.1 Đối với nhà trường

Định hướng vai trò và nhiệm vụ của thư viện gắn với tầm nhìn và xứ mạng của nhà trường. Với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học danh tiếng vươn tầm thế giới, vai trò của thư viện trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho đội ngũ sinh viên trong trường trong quá trình tiếp cận và sử dụng thông tin tại thư viện.

Đặc biệt, xét trong mô hình tại Hình 5, vai trò của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM khá quan trọng. Vai trò Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thể hiện ở tính định hướng chung cho về tính nghiên cứu, kết hợp giữa học tập với nghiên cứu và định hướng cho toàn thể giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên đều tham gia vào tính định hướng này. Bên cạnh tính định hướng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cần có chiến lược, chương trình, lộ trình và ngân sách phù hợp cho từng đối tượng, phòng ban, đặc biệt là những yêu cầu và ngân sách cụ thể cho Thư viện và những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên khi tham gia học tập tại Trường. Vì vậy, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cần quan tâm một số chính sách sau:

- Cung cấp các nguồn lực để gia tăng tiềm lực của thư viện: Định hướng nguồn ngân sách đầu tư cho hệ thống thông tin, kêu gọi các nhà tài trợ đầu tư cho lượng đầu sách và mua các tạp chí nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của sinh viên, giảng viên và cán bộ nghiên cứu của trường.

- Cung cấp cơ sở vật chất thuận lợi, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tốt cho học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu.

- Định hướng nâng cao hiệu quả của Thư viện, nâng cao vai trò của Thư viện thông qua việc đánh giá bằng một số chỉ tiêu cụ thể. Những chỉ tiêu đề xuất theo dõi tính hiệu quả của Thư viện trong việc xúc tiến sinh viên tăng cường sử dụng Thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)