Hàm ý hệ thống chính sách:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 103)

Căn cứ kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất tại mục 4.7, hướng đến nâng cao khả năng tác động của thư viện đến Thành tích học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách sau:

5.3.1 Đối với nhà trường

Định hướng vai trò và nhiệm vụ của thư viện gắn với tầm nhìn và xứ mạng của nhà trường. Với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học danh tiếng vươn tầm thế giới, vai trò của thư viện trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho đội ngũ sinh viên trong trường trong quá trình tiếp cận và sử dụng thông tin tại thư viện.

Đặc biệt, xét trong mô hình tại Hình 5, vai trò của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM khá quan trọng. Vai trò Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thể hiện ở tính định hướng chung cho về tính nghiên cứu, kết hợp giữa học tập với nghiên cứu và định hướng cho toàn thể giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên đều tham gia vào tính định hướng này. Bên cạnh tính định hướng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cần có chiến lược, chương trình, lộ trình và ngân sách phù hợp cho từng đối tượng, phòng ban, đặc biệt là những yêu cầu và ngân sách cụ thể cho Thư viện và những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên khi tham gia học tập tại Trường. Vì vậy, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cần quan tâm một số chính sách sau:

- Cung cấp các nguồn lực để gia tăng tiềm lực của thư viện: Định hướng nguồn ngân sách đầu tư cho hệ thống thông tin, kêu gọi các nhà tài trợ đầu tư cho lượng đầu sách và mua các tạp chí nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của sinh viên, giảng viên và cán bộ nghiên cứu của trường.

- Cung cấp cơ sở vật chất thuận lợi, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tốt cho học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu.

- Định hướng nâng cao hiệu quả của Thư viện, nâng cao vai trò của Thư viện thông qua việc đánh giá bằng một số chỉ tiêu cụ thể. Những chỉ tiêu đề xuất theo dõi tính hiệu quả của Thư viện trong việc xúc tiến sinh viên tăng cường sử dụng Thư viện trong học tập và nghiên cứu. Những chỉ tiêu đề xuất gồm:

+ Xây dựng kế hoạch về lượng tài liệu (sách tham khảo, tạp chí khoa học, đơn vị liên kết) hàng năm theo hướng gia tăng cho người tiếp cận.

+ Số lượng sinh viên tiếp cận mới theo khóa học tăng hàng năm và số lượng sinh viên tiếp cận lại tăng hàng năm.

+ Tần suất tiếp xúc và quảng bá về thư viện, giới thiệu về thư viện đến sinh viên hàng tháng, quý và hàng năm.

+ Đưa chỉ tiêu sử dụng thư viện vào việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên hàng năm.

5.3.2 Đối với thư viện

Là đơn vị trực tiếp tiếp xúc và hỗ trợ sinh viên trong sử dụng Thư viện, là đơn vị có vai trò tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và sử dụng thư viện một cách hiệu quả. Thư viện cần xây dựng lộ trình tiếp nhận, sử dụng thông tin cho sinh viên một cách hiệu quả. Quy trình cần được thiết kế từ khâu: (i) Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thư viện, tiếp nhận thông tin, (ii) Sử dụng thông tin, (iii) Sử dụng công nghệ, máy tính có kết nối mạng, (iv) Đọc tài liệu, (v) Khuyến khích, tăng cường tính độc lập trong nghiên cứu và (vi) Định hướng nâng cao kiến thức của sinh viên. Để thực hiện quy trình trên, Đề xuất một số hàm ý chính sách đối với Thư viện cần tập trung như sau:

Hàm ý chính sách tăng cường khả năng tiếp cận thư viện

+ Xây dựng quy trình, lộ trình tiếp xúc Thư viện và kỹ thuật khai thác thông tin công bố rộng rãi tại những vị trí thuận lợi cho sinh viên và những người tiếp cận.

+ Tổ chức định kỳ hướng dẫn sinh viên mới tìm kiếm và khai thác thông tin, dữ liệu tại Thư viện.

+ Xây dựng các kênh thông tin, dữ liệu từ các nguồn tài liệu sách, tài liệu nghiên cứu liên kết với các tạp chí khoa học, các đoạn phim tư liệu,….

+ Tổ chức các sự kiện quảng bá Thư viện đến toàn thể sinh viên, giảng viên và những người quan tâm.

+ Xây dựng các kênh đọc và mượn sách thông qua mạng (online) đối với công trình nghiên cứu khoa học, cũng Luận văn, luận án

+ Công bố các bài viết giới thiệu các xu hướng nghiên cứu, các tác giả có uy tín trong ngành giới thiệu đến sinh viên nghiên cứu.

+ Lập kế hoạch và đề xuất tiếp cận các nguồn thông tin cung ứng cho người đọc, cho sinh viên, giảng viên và đội ngũ cán bộ nghiên cứu.

+ Xây dựng đội ngũ và cung cấp các kênh hỗ trợ về kỹ năng khai thác thông tin, khai thác dữ liệu cho người học, giảng viên, nhà nghiên cứu. Lựa chọn hình thức hướng dẫn, hỗ trợ các kỹ năng trong điều kiện sinh viên, giảng viên, người học dễ dàng tiếp cận đến với sự tiếp cận các nguồn thông tin, dữ liệu do thư viện cung cấp.

Hàm ý chính sách tăng cường năng lực sử dụng thông tin cho sinh viên

+ Tăng cường nguồn lực cung cấp thông tin và lưu trữ thông tin cho người học, giảng viên và cán bộ nghiên cứu. Liên tục nghiên cứu các nguồn dữ liệu, các hình thức hoạt động của thư viện nhằm có những đề xuất phù hợp với hoạt động của thư viện, tương xứng với vai trò của thư viện Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tạo kênh thông tin chia sẽ kỹ năng sử dụng thông tin sử dụng thư viện, sử dụng thông tin, chia sẽ các kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng ghi chép và tổng hợp thông tin, tạo điều kiện cho người mới sử dụng dễ dàng tiếp cận và tạo động lực, hứng thú trong sử dụng thông tin tại Thư viện.

Hàm ý chính sách sử dụng công nghệ, máy tính có nối mạng và đọc tài liệu

+ Xây dựng các chương trình, các bài viết, các lời dẫn cụ thể giới thiệu đến sinh viên các nguồn tài liệu, các tạp chí khoa học hoặc các thư viện có liên kết cung cấp dịch vụ Thư viện với Thư viện Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có thể khai thác qua mạng (internet).

+ Xây dựng kênh thông tin chia sẽ kinh nghiệm khai thác dữ liệu qua máy tính có nối mạng tại Thư viện.

+ Xây dựng các phần mềm tiếp cận thư viện, mượn và đọc sách trực tiếp trên máy tính tại nhà, máy tính xách tay (laptop) và các loại điện thoại thông minh. Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến thư viện cho người học, nhà nghiên cứu và giảng viên.

Hàm ý chính sách tăng cường tính độc lập trong học tập và nghiên cứu:

+ Đề xuất nhà trường xây dựng các chủ đề nghiên cứu theo năm, gắn với các chương trình khuyến khích nghiên cứu khoa học của Trường, của Thành phố Hồ Chí Minh đối với sinh viên.

+ Đề xuất nhà trường triển khai chương trình yêu cầu sinh viên lồng ghép nghiên cứu khoa học, xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, tiểu luận gắn với các chủ đề môn học trên lớp. Trong một số trường hợp nghiên cứu xuất sắc, có thể đặc cách cho sinh viên miễn thi nếu đề tài được giáo viên môn học hoặc một chuyên gia trong ngành thẩm định đạt yêu cầu đối với chủ đề môn học.

+ Khuyến khích sinh viên đổi mới, sáng tạo trong tư duy, phát triển sâu thêm các chủ đề môn học khi sử dụng thư viện phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.

+ Khuyến khích sinh viên tiến hành tổng hợp thông tin, xây dựng lộ trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu và mở rộng những công việc mang tính ứng dụng thực tiễn sau khi hoàn thành xong một chủ đề môn học hoặc thực hiện xong một công trình nghiên cứu khoa học.

Ngoài những hàm ý chính sách trên, phục vụ cho quá trình quản lý và có những đề xuất cụ thể lên trường, Thư viện cần xây dựng lộ trình quản lý dữ liệu sinh viên sử dụng thư viện theo mã số sinh viên và có những đề xuất phù hợp nhằm phát huy vai trò của Thư viện đối với sinh viên.

Đề xuất xu hướng nghiên cứu cho sinh viên về nghiên cứu khoa học gắn với các xu hướng tiếp cận dữ liệu, cung cấp dịch vụ thư viện theo từng năm, gắn với mục tiêu, chiến lược của nhà trường.

5.3.3 Đối với sinh viên

Luận văn đã chú trọng khảo sát đo lường những nhận thức của sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện nhằm nâng cao Thành tích học tập. Kết quả khảo sát cho thấy, trong điều kiện của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những sinh viên sử dụng Thư viện chưa phát huy được những tích cực của Thư viện mang lại. Đo lường nhận thức của sinh viên trong vấn đề này cho thấy, những kết quả tích cực, sinh

viên chỉ sử dụng ở mức cơ bản, chưa phát huy được những yếu tố nâng cao của Thư viện có thể hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đến với Thư viện hiện nay chưa phát huy hết được vai trò tích cực của Thư viện mang lại, quá trình tiếp cận thông tin của sinh viên chỉ ở mức tiếp nhận thông tin, đọc tài liệu để nâng cao thêm kiến thức. Ngoài ra, những kỹ năng về sử dụng thông tin, nâng cao tính độc lập trong học tập và nghiên cứu, sử dụng công nghệ cho việc tiếp cận và nghiên cứu tài liệu,… sinh viên chưa phát huy tốt từ sự cung cấp của Thư viện.

Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát huy vai trò của sinh viên trong sự chủ động tiếp cận Thư viện, nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện của Sinh viên.

Đối với giai đoạn 1:

- Chính sách tăng cường Tính tiếp cận thư viện: Tính tiếp cận thư viện hiện nay, sinh viên chỉ tiếp cận thông tin, đọc tài liệu và hệ thống máy tính có nối mạng tại Thư viện. Tuy nhiên, quá trình sử dụng chưa hiệu quả. Vì vậy, nâng cao hiệu quả này, một số hàm ý chính sách đối với đội ngũ sinh viên cụ thể như sau:

+ Tăng cường tính định hướng nghiên cứu sâu vào môn học, nghiên cứu tìm hiểu bổ sung những thông tin được giảng viên giảng dạy trên giảng đường. Phát huy tính định hướng của giảng viên để triển khai thành các chuyên đề, tiểu luận môn học. Gắn giữa học thuật và nghiên cứu ứng dụng trong thực tế. Để đảm bảo tính đầy đủ và thực tiễn của các chủ đề nghiên cứu sâu vào môn học, bên cạnh thông tin của giảng viên trình bày trên lớp, đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu sâu thêm các thông tin, kiến thức từ thư viện.

+ Định hướng bản thân cần liên tục tiếp cận thông tin, lên kế hoạch tiếp cận theo quy trình cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện, nền tảng cho sinh viên có cơ sở và kiến thức tiếp cận thông tin một cách bền vững. Cần tiếp cận với Thư viện một cách có phương pháp, nghiên cứu các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu tài liệu một cách hiệu quả, không được chủ quan. Một điểm yếu của sinh viên hiện nay là tiếp cận thông tin một cách thụ động, thiếu tổng hợp và vì vậy, thiếu bền vững trong tiếp nhận thông tin, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đồng thời, vì tiếp cận thư viện thiếu phương pháp nên

tính hiệu quả chưa cao, dẫn đến chưa thấy rõ vai trò của Thư viện trong phát huy kết quả nghiên cứu và học tập.

+ Nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm tiếp cận và sử dụng thư viện một cách hệ thống. Phương pháp tiếp cận có vai trò quan trong trong việc xây dựng lộ trình và những kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng thư viện, có mục tiêu khi sử dụng thư viện. Xác định được những mục tiêu nhỏ ứng với từng giai đoạn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 (hình 5).

+ Kết hợp hài hòa giữa tài liệu sách, báo giấy tài thư viện với các tài liệu điện tử của Thư viện với các tạp chí, thư viện nước ngoài. Vì giới hạn của Thư viện về quy mô, ngân sách và chủ đề. Thư viện mở rộng dịch vụ cung ứng tài liệu đến người đọc thông qua hệ thống liên kết. Vì vậy, hệ thống liên kết này mang tính kết nối bổ sung những nội dung tài liệu hiện nay Thư viện chưa đáp ứng được tại chỗ. Vì vậy, cần sử dụng hệ thống công nghệ, máy tính có nối mạng và sử dụng các công cụ khai thác thư viện qua mạng (online) của Thư viện để bổ sung cho quá trình học tập.

Hàm ý chính sách đối với giai đoạn 2:

Thông tin thu thập về cần được tổng hợp sơ bộ và rút ra các nhận định tổng hợp. Những nhận định tổng hợp có nhiều loại, ở cấp sơ bộ và hỗ trợ, những nhận định có thể bổ sung trực tiếp vào thông tin của môn học, nhận định sơ bộ cũng dẫn đến những tổng hợp bổ sung những kỹ năng cụ thể cho sinh viên, cho nhà nghiên cứu. Vì vậy: việc hình thành các kỹ năng bổ sung, hỗ trợ cho sinh viên, cho nhà nghiên cứu trong giai đoạn này khá quan trọng cho sinh viên sử dụng thư viện để nâng cao kiến thức.

+ Sinh viên cần định hướng trong giai đoạn này về kỹ năng sử dụng thư viện một cách chuyên nghiệp, định hướng đạt một số kỹ năng như: Tổng hợp tài liệu, phân loại và lựa chọn tài liệu, định hướng nghiên cứu bổ sung và mở rộng, kỹ năng đọc, viết và phương pháp nghiên cứu,….

+ Nâng cao khả năng nghiên cứu và học tập độc lập. Bên cạnh những công trình nhóm, với từng nhiệm vụ cụ thể, sinh viên cần phát huy tính chủ động, độc lập tìm kiếm thông tin và nghiên cứu để hoàn thành nội dung, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình mặc dù kết quả nghiên cứu không thể hiện, nhưng xu hướng chung, nhân tố này khá cần được quan tâm.

+ Tiếp tục nghiên cứu và học hỏi phương pháp thu thập, tiếp cận thông tin, dữ liệu và phương pháp tổng hợp thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả.

Hàm ý chính sách đối với giai đoạn 3:

Giai đoạn 3 được hình thành từ kết quả, thành quả đúng đắn của giai đoạn 2. Hệ thống thông tin, dữ liệu sau khi được tiếp nhận, thông qua phương pháp tổng hợp đúng đắn, chính xác và những nhận định phù hợp của sinh viên, đặc trong bối cảnh so sánh, đối chiếu và hệ thống các nội dung khác có liên quan. Thông tin trên trở thành kiến thức của sinh viên. Vì vậy, kì vọng của giai đoạn 3, kiến thức của sinh viên sẽ được nâng lên khi sử dụng Thư viện.

Vì vậy, hàm ý chính sách đối với giai đoạn 3, yêu cầu sinh viên cần phải tăng cường mức độ tổng hợp thông tin, nghiên cứu các phương pháp tổng hợp hiệu quả, đưa ra những nhận định phù hợp có xét đến các bối cảnh cụ thể của chủ đề nghiên cứu trong mối liên hệ so sánh với các sự kiện trong thực tiễn có liên quan. Tránh trường hợp có những nhận định chủ quan, hời hợt, khó mang lại lượng kiến thức tốt cho sinh viên.

Hàm ý chính sách đối với giai đoạn 4:

Trong môi trường học tập, kì vọng của việc tiếp cận, sử dụng thư viện phải gắn với quá trình học tập của sinh viên. Những nghiên cứu khác gắn với chương trình nghiên cứu khoa học chung của trưởng, của Thành phố, của Bộ GD&ĐT,… vẫn phát huy trong nghiên cứu và học tập của sinh viên. Nhưng kết quả gắn với việc học tập cần được ưu tiên cao nhất. Vì vậy, hàm ý chính sách trong trường hợp này, sinh viên cần có thứ tự ưu tiên trong nghiên cứu và học tập. Đặc sự ưu tiên cao nhất trong tiếp cận thư viện gắn với việc học các chủ đề môn học trên giảng đường, theo sự định hướng của giáo viên và sự định hướng chúng của trường, gắn với các chương trình khuyến khích nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)