Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 58)

Phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả sử dụng 5 phương pháp phân tích chủ đạo: (i) Phương pháp thống kê mô tả, (ii) Phương pháp kiểm định trung bình (t – test), (iii) Phương pháp kiểm định thang đo, (iv) Phương pháp Phân tích nhân tố khám khá và (v) Phương pháp phân tích hồi quy.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để mô tả sơ bộ về mẫu nghiên cứu, căn cứ vào bảng câu hỏi, các thông tin định tính được sử dụng các bảng thống kê và các thông tin định lượng được sử dụng các chỉ tiêu thống kê theo khuynh hướng tập trung (trung bình) và khuynh hướng phân tán (phương sai, độ lệch tiêu chuẩn) để mô tả về mẫu khảo sát.

- Phương pháp kiểm định trung bình (t-test) được sử dụng cho mục tiêu kiểm định thái độ của các sinh viên khi trả lời về các thông tin được khảo sát ứng với các nhân tố. Mục tiêu của kiểm định trung bình nhằm xem xét thái độ của sinh viên có rõ ràng khi nêu quan điểm về việc sử dụng thư viện hiện nay.

- Phương pháp kiểm định thang đo (Crondbach’s alpha) được sử dụng phục vụ cho việc kiểm định dữ liệu khảo sát đảm bảo độ tin cậy cho việc đo lường các nhân tố theo mô hình nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis) được sử dụng để khám phá các nhân tố có liên quan đến sử dụng thư viện phục vụ mục tiêu nâng cao thành tích học tập của sinh viên. Theo kết quả phân tích, tác giả kỳ vọng sự hình thành các nhân tố theo như mô hình nghiên cứu lựa chọn hoặc có những đê xuất hiệu chỉnh trong trường hợp dữ liệu khảo sát hình thành nên các nhân tố có thay đổi so với mô hình nghiên cứu được chọn trên. Kết quả này sẽ phục vụ việc kiểm định các

nhân tố có liên quan đến sử dụng thư viện đến việc nâng cao thành tích học tập của sinh viên.

- Phương pháp hồi quy (Regression): Tác giả sử dụng cho việc kiểm định các nhân tố được hình thành trong phương pháp phân tích nhân tố khám phá và kiểm định mối quan hệ tác động của các nhân tố trên đến việc nâng cao thành tích học tập. Kết quả phân tích hướng đến kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu được chọn trên nhằm đề xuất ứng dụng cụ thể cho trường hợp của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

3.3 Giới thiệu chung về Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Thư viện – 3.3.1 Giới thiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976), Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976) và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ nhiều nguồn, có trình độ cao, có uy tín khoa học và chuyên môn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được coi là lớn nhất nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và vừa làm vừa học, đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung; lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng trên 50.000 sinh viên thuộc các hệ đào tạo.

Mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh:

+ Đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, kinh doanh và luật.

+ Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý, kinh doanh và luật, nhằm tham gia giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế trong điều kiện Việt Nam.

+ Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước bắt kịp chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường đại học tiên tiến trên thế giới; quốc tế hóa kiến thức cho người học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai.

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong 15 trường đại học trọng điểm của quốc gia (Bộ Giáo dục và Đào tạo 2015). Từ khi thành lập (1976) đến nay, trường đã đào tạo lượng lớn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận là đơn vị đào tạo và nghiên cứu uy tín của cả nước.

3.2.2 Giới thiệu Thư viện – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Theo mục tiêu của Trường, Thư viện Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là bộ phận cấu thành quan trọng, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, tiếp nhận thông tin và học tập cho Cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn Trường.

a) Chức năng: Thư viện có chức năng quản lý về công tác thư viện. Tổ chức

thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

b) Nhiệm vụ: Nhiệm vụ trọng tâm của Thư viện Trường Đại học Kinh tế

TP.HCM tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại. Từng bước phát triển thư viện thành trung tâm thông tin kinh tế của trường ĐH trọng điểm quốc gia.

- Tổ chức các loại hình hoạt động, quầy giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình kinh tế, tư liệu thông tin kinh tế , phục vụ cho các đối tượng bạn đọc trong và ngoài trường. Cải tiến công tác phục vụ bạn đọc theo hướng văn minh lịch sự.

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc: Mua, tiếp nhận, trao đổi , bổ sung các loại tài liệu, sách báo mới , tài liệu điện tử trên internet ... nhằm phục vụ đào tạo , nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức quản lý theo hướng sử dụng các thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ phục vụ .

- Cập nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới hoặc thông tin chuyên đề về khoa học kinh tế .

- Tổ chức quản lý lưu trữ và bảo quản các kho sách báo, tư liệu thông tin theo đúng qui định.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với cơ quan thông tin thư viện trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa công tác thông tin tư liệu.

- Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thư viện.

- Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động của thư viện , thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường.

- Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao.

c) Cơ sở vât chất của thư viện: Thư viện được trường bố trí 9 phòng hoạt động,

trong đó, 1 phòng cho lãnh đạo thư viện, 1 phòng cho các bộ phận nghiệp vụ và 7 phòng đọc các loại được bố trí tại các cơ sở của trường, chủ yếu thuộc 2 cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu và 279 Nguyễn Tri Phương. Ngoài ra, tại cơ sở 1A Hoàng Diệu được bổ sung 1 Thư viện theo chương trình liên kết “Chương trình Việt Nam – Hà Lan” để phục vụ sinh viên và các nhà nghiên cứu.

Tổng đầu sách, báo, luận văn, luận án của Trường hiện nay đạt 68.784 có thể tham khảo hoặc mượn về tham khảo. Ngoài ra, hàng năm, thư viện liên tục gia hạn và bổ sung các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành để truy cập miễn phí cho sinh viên, nhà nghiên cứu của Trường như: Tạp chí điện tử Science Direct, Proquest, Emeral Management, Ebary, sách của nhà xuất bản Igroup,….

d) Nhân lực và cơ cấu tổ chức: Tổng nhân lực của thư viện hiện nay gồm 19

người theo cơ cấu 1 Giám đốc, 1 phó giam đốc và các Thư viện viên phục trách các bộ phận nghiệp vụ và các phòng đọc của Thư viện.

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN PHỤC VỤ BẠN

ĐỌC

BỔ SUNG BIÊN MỤC BẠN ĐỘCQUẢN LÝ

P. mược về P. Tra cứu P. Đọc sách Phòng SFONE P. Đọc báo- TC Phòng đọc SĐH Phòng đọc 59C

Hình 4. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện

e) Phục vụ: Thư viện phục vụ cho người đọc có thể: đọc tại chỗ (Tham khảo :

Nội quy Phòng Đọc Sau Đại Học), Mượn về nhà (Tham khảo Nội quy Phòng Mượn), Tra cứu thông tin (Tham khảo Nội quy Phòng Tra Cứu), Học ngoại ngữ (Tham khảo Nội quy Phòng Đọc Sfone). Ngoài ra, Thư viện còn cung cấp thông tin theo yêu cầu: Giúp người đọc tìm được các thông tin một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.

g) Phổ biến thông tin chọn lọc: Là dịch vụ cung cấp các thông tin có nội dung

và hình thức đã được xác định trước một cách chủ động và định kỳ tới bạn đọc, giúp người đọc nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ và toàn diện những thông tin mới nhất, tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm thông tin và cung cấp tài liệu từ xa: Giúp bạn đọc ở xa có thể tiếp cận đến tài liệu của thư viện. Thời gian phục vụ của Thư viện tuân thủ theo giờ hoạt động chung của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Kết luận chương:

Chương 3 đã tập trung vào 2 nội dung cơ bản gồm: Thiết kế khảo sát và phương pháp phân tích. Trong đó, trong nghiên cứu định tính sơ bộ, căn cứ trên kết quả thực

hiện, tác giả đã đề xuất bổ sung 5 giả thuyết mới vào mô hình (gọi là mô hình nghiên cứu mở rộng) (hình 3.1). Bảng câu hỏi cũng được hiệu chỉnh phù hợp hơn với điều kiện ngôn ngữ, văn hóa của sinh viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo người được phỏng vấn hiểu được thông tin từ bảng câu hỏi rõ ràng, đúng theo kì vọng của nghiên cứu.

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích thống kê mô tả.

Nội dung mô tả sơ bộ về mẫu điều tra, tạo cơ sở cho một số nhận định trong phân tích dữ liệu của Luận văn, tác giả sử dụng phân tích cơ bản là thống kê mô tả kết hợp với một số kiểm định trung bình (t_test) nhằm kiểm định lại một số nhận định của sinh viên đối với một số nhân tố có đủ độ tin cậy hình thành nên nhân tố trong điều kiện của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Khảo sát thu được 427 phiếu khảo sát hợp lệ phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Thông tin chi tiết theo một số đối tượng cụ thể như sau: Trong đó, 32,6% sinh viên được khảo sát là nam giới, 67,4% là nữ giới. Đa phần các sinh viên được khảo sát là những sinh viên đã từng đến thư viện trước đây (73,6%), phần còn lại, chỉ mới đến thư viện trong thời gian gần đây chiếm 26,4%. Trong số đó, những sinh viên chủ động tìm đến thư viện tìm tài liệu học tập và nghiên cứu chiếm 65,3% và còn lại đến thư viện theo sự giới thiệu của sinh viên khác chiếm 34,7%. Đồng thời, số sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của giảng viên trong lớp học chiếm 73,8% tổng số sinh viên được khảo sát, số còn lại, chủ động tìm đến thư viện chiếm 26,2% (Bảng 4.1).

Xét về nơi học phổ thông trung học trước đây của người đến thư viện, kết quả cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về những sinh viên đã từng học tại thành phố Hồ Chí Minh và ngoài thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 4. 1: Bảng mô tả các đối tượng được khảo sát

ST T Tên biến Tần số (người) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) 1 Giới tính Nam 139 32,6 32,6 Nữ 288 67,4 100 2 Vị trí trường THPT đã học TP.HCM 225 52,7 52,7 Ngoài TP.HCM 202 47,3 100 3 Đã từng đến thư viện trước đây Đã từng 313 73,6 73,6 Chưa từng 112 26,4 100 4 Có 278 65,3 65,3

Chủ động giới thiệu Thư viện cho người khác

Không 148 34,7 100

5 Giảng viên có giới thiệu về thư viện

Có 313 73,8 73,8

Không 111 26.2 100

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Theo mô hình được kì vọng, các biến quan sát đo lường cho từng thang đo kì vọng của mô hình nghiên cứu được tổng hợp thành 7 nhân tố. Trong đó, với thang đo được thiết lập theo thang đo likert đo lường từ 1 đến 7, 1 phản ánh hiện tượng Hoàn toàn phản đối và 7 phản ảnh hiện tượng Hoàn toàn đồng ý. Những kết quả trên được nghiên cứu kiểm định so với chỉ số mang thái độ trung dung (không có ý kiến) và không thể hiện mức độ phản đối hoặc đồng ý của đọc giả đối với từng nhân tố có liên quan đến thư viện. Kết quả phân tích được sử dụng thông qua việc kiểm định trung bình 1 mẫu (One – Sample T_test) trên SPSS cho thấy. Với độ tin cậy được chọn 95%, chỉ có hai nhân tố trong mô hình nghiên cứu ban đầu là Tiếp nhận thông tin (F1) và Sử dụng thông tin (F2) chưa tạo sự khác biệt so với giá trị trung dung. Điều này mô tả một của người đọc khi đến với thư viện chưa thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu tiếp nhận thông tin và sử dụng hệ thống thông tin tại thư viện (Bảng 4.3).

Kết quả phân tích đồng thời cho thấy, 5 nhân tố còn lại gồm: Nâng cao kiến thức (F3), Công nghệ Máy tính có kết nối mạng (F4), Đọc tài liệu (F5), Tính độc lập (F6) và Thành tích học tập (F7) đều cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, sự khác biệt theo thái độ đồng ý tăng dần thuộc về các nhân tố : Nâng cao kiến thức (F3), Đọc tài liệu (F5), Tính độc lập (F6) và Thành tích học tập (F7). Riêng nhân tố Máy tính có kết nối mạng (F3) được độc giả đánh giá theo mức độ không đồng ý cao hơn so với các nhân tố còn lại.

Bảng 4. 2: Bảng thống kê, mô tả mẫu

Tên thông tin Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Tiếp nhận thông tin 427 4,0369 1,15244

Sử dụng thông tin 427 4,0175 1,07853

Nâng cao kiến thức 427 4,1969 1,06553

Công nghệ - Máy tính có nối mạng tại thư viện

427 3,6138 1,37995

Đọc tài liệu 427 4,5431 1,18879

Thành tích học tập 427 4,3152 1,23685

Quan sát hợp lệ 427

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Phân tích về thái độ của sinh viên khi trả lời về mức độ đồng ý của bản thân đối với việc sử dụng cho các mục tiêu gắn với các nhân tố. Kết quả cho thấy, thái độ của sinh viên thể hiện khá rõ khi sử dụng thư viện phục vụ cho các mục tiêu dùng để Nâng cao kiến thức, Đọc tài liệu, thể hiện Tính độc lập, Công nghệ- máy tính có kết nối mạng internet và phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là nâng cao Thành tích học tập, (các giá trị kiểm định ứng với các nhân tố trên đều khá thấp, đạt 0%). Riêng đối với mục tiêu sử dụng thư viện cho việc Tiếp nhận thông tin Sử dụng thông tin, thái độ của sinh viên chưa rõ ràng. Kết quả này có khả năng xuất phát từ nhận thức của sinh viên cho rằng, thư viện không phải là nơi tiếp nhận thông tin hoặc thư viện đang sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin để tiếp nhận, hoặc sinh viên chưa nhận thức được vai trò cung cấp thông tin của thư viện hiện nay. .

Bảng 4. 3: Kiểm định thái độ trả lời của sinh viên

Tên nhân tố

Kiểm định so với giá trị = 4 (giá trị trung dung) Kiểm định t Bậc tự do Mức ý nghĩa Khác biệt về trung bình

Khoảng tin cậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)