Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 97)

Theo kết quả nghiên cứu, báo cáo đã cho thấy, sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện đã có những ảnh hưởng tích cực đến Thành tích học tập của bản thân. Tuy nhiên, theo mô hình nghiên cứu giả thuyết ban đầu với 6 nhân tố cơ bản tác động đến Thành tích học tập của sinh viên. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh đã cho thấy, trong điều kiện của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sinh viên đến với thư viện ĐH Kinh tế TP.HCM đã có những ảnh hưởng nhất định. Trong đó, sinh viên đến với thư viện nhằm mục đích đọc tài liệu, nâng cao kiến thức và tiếp nhận thông tin. Ba nhân tố trên đã góp phần nâng cao Thành tích học tập của sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện.

Kết quả của 3 mối quan hệ trên mô tả khá chính xác quá trình tiếp cận và sử dụng thư viện của sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM hiện nay. Cụ thể như sau:

Đọc tài liệu có ảnh hưởng tích cực đến Thành tích học tập của sinh viên: Sinh viên đến thư viện với thư viện nhằm tham khảo thêm tài liệu so với những kiến thức được trình bày trên giảng đường, để đọc thêm và nghiên cứu về những chủ đề quan tâm, để thỏa mãn niềm đam mê đọc sách, để rằng luyện thêm kỹ năng đọc sách và tăng thêm kỹ năng đọc – viết của sinh viên. Kết quả trên đã khẳng định nhận thức của sinh viên khi đến thư viện, mục tiêu đầu tiên là phải đọc tài liệu, tham khảo tài liệu về những vấn đề được giảng viên trình bày trên giảng đường. Đồng thời, quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu, sinh viên đã có thể nâng cao được một số kỹ năng về đọc tài liệu và kỹ năng viết thông qua các tài liệu đọc được. Trong thực tế, kỹ năng đọc và viết là những kỹ năng cơ bản, tạo nền tảng tốt cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận và hiểu nhanh tài liệu, những kỹ năng này hiện nay không được đào tạo chính quy tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, kỹ năng này do sinh viên tự nghiên cứu để hình thành kỹ năng cho chính mình. Vì vậy, vai trò của Thư viện trong trường hợp này khá tốt cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Lyn Hay (Lyn Hay, 2005). Đồng thời, kết luận trên cũng trùng lặp lại một số kết quả trong các nghiên cứu của (Elley, W.B, 1992) khi nghiên cứu về kỹ năng đọc sách tại thư viện của học sinh, sinh viên và (Lance, K.C, 1994) khi nghiên cứu về tác động của thư viện đến Thành tích học tập của sinh viên và một số nghiên cứu có liên quan.

Nâng cao kiến thức: Sinh viên đến thư viện với mục đích nâng cao kiến thức đã tạo ra những tác động tích cực đến Thành tích học tập của sinh viên. Với mục tiêu Nâng cao kiến thức và tìm hiểu sâu hơn về kiến thức được học ở trường, có thể so sánh giữa các ý tưởng và đánh giá các ý tưởng, tìm thêm thông tin cho các buổi thảo luận, phát sinh thêm ý tưởng và kết nối các ý tưởng cùng nhau. Những điều trên đã tạo ra những tác động tích cực lên Thành tích học tập của sinh viên.

Nâng cao kiến thức là mục tiêu cao nhất của sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường đại học. Kiến thức được tổng hợp thông qua quá trình tiếp nhận thông tin từ giảng đường, từ thực tế và quá trình tổng hợp thông tin, mở rộng thông tin thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu. Thư viện đã hỗ trợ lớn cho sinh viên trong việc hệ thống lại thông tin, tổng hợp lại thông tin và nhớ lại những nội dung về bài học trên giảng đường. Với thời gian có hạn trên giảng đường, việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm thông tin tại Thư viện là điều kiện cần thiết bổ sung cho sinh viên, làm rõ những điểm sinh viên chưa rõ trên giảng đường, nghiên cứu sâu hơn vào những thông tin tiếp nhận và có thể phân biệt, phân nhóm được các dạng thông tin, kết nối được các ý tưởng nhằm tạo ra kiến thức cho bản thân. Kết quả nghiên cứu tại thư viện cũng dẫn đến thay đổi quan điểm chủ quan của sinh viên, điều tiết sinh viên đi đúng hướng trong vấn đề tiếp nhận kiến thức theo xu hướng chung khách quan của khoa học. Tránh trường hợp sinh viên với việc tiếp nhận thông tin chưa qua suy xét, đưa những suy nghĩ chủ quan vào kiến thức tổng hợp được, dẫn đến sai lệch trong vấn đề vận dụng những kiến thức trên vào thực tế trong ngắn hạn và trong dài hạn, khi sinh viên ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp. Kết quả trên cũng lặp lại với nghiên cứu của Froese được trình bày tại hội thảo về giáo dục tại Canada vào tháng 7 năm 1997 (Froese, V, July 6–11 - 1997).

Tiếp nhận thông tin tại thư viện: đã có những tác động tích cực đến Thành tích học tập: Một trong những vai trò lớn của thư viện là cung cấp thông tin, tài liệu cho người đọc. Vì vậy, sinh viên đến với thư viện, mục đích lớn nhất là tìm kiếm và tiếp nhận thông tin. Quá trình tiếp nhận thông tin tại thư viện đã hỗ trợ cho sinh viên trong các mặt như: tìm được thông tin từ nhiều nguồn khả dụng khác nhau, có thể tìm được nhiều nguồn thông tin tốt, tìm thấy nhiều chủ đề trong nghiên cứu và cảm thấy tự tin hơn trong quá trình tiếp nhận thông tin. Thư viện Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ sinh viên khá tốt trong vấn đề từ quy trình tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông

tin, phân loại thông tin theo chủ đề nghiên cứu, liên kết các nguồn thông tin giữa những thông tin trực tiếp tiếp nhận tại thư viện, sinh viên có thể tiếp nhận thông tin từ những nguồn Thư viện có liên kết như các loại tạp chí nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Thư viện hàng năm điều có những ký kết hợp tác cung cấp tạp chí khoa học với các tạp chí hàng đầu thế giới phục vụ cho sinh viên và nhà nghiên cứu là điều kiện tốt cho sinh viên trong vấn đề tiếp cận dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, vấn đề tiếp cận tài liệu phục vụ cho đa dạng những sinh viên, từ những sinh viên mới tiếp cận có thể nghiên cứu những kỹ năng cơ bản trong tiếp nhận thông tin, hướng dẫn sinh viên về quy trình tiếp cận tài liệu, phân loại tài liệu cho nghiên cứu. Với những sinh viên có lịch sử tiếp cận tài liệu có khả năng nhận biết được tính đầy đủ, tính tốt của dữ liệu trong từng chủ đề, từng lĩnh vực và phục vụ nhanh cho quá trình tìm kiếm thông tin chất lượng,…

Kết quả trên cũng nhận được nhiều sự trùng hợp với các công bố của Hội động thư viện Úc (Council of Australian University Librarians, 2001), nghiên cứu nhiều nhà khoa học khác trên thế giới như: (Garland, K, 1995), (Kuhlthau, C, 1993), (Lance, K.C ., Hamilton-Pennell, C., Rodney, M.J., 2000),…

Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các nhân tố về: Sử dụng thông tin tại thư viện, Máy tính kết nối mạng tại thư viện và Tính độc lập của sinh viên trong nghiên cứu chưa có những ảnh hưởng cụ thể đến Thành tích học tập của sinh viên.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ phát triển đã có những ảnh hưởng nhất định đến vai trò của thư viện. Một số nghiên cứu đã cho thấy, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, vai trò của thư viện đã có những thay đổi nhất định (Harvey, R, 2001), những điều trên tiếp tục được khẳng định tại các báo cáo thuộc nghiên cứu của Todd (Todd, R. , 2002), (Todd, R, 2001). Trong đó, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên quá trình tiếp cận với thư viện khá dễ dàng thông qua máy tính có kết nối mạng. Độc giả hoặc sinh viên có thể tiếp cận với thư viện điện tử của trường mọi nơi nếu có kết nối mạng internet.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ba yếu tố về: sử dụng thông tin, máy tính có kết nối mạng tại thư viện và tính độc lập chưa có ý nghĩa nhiều đối với quá trình nâng cao

Thành tích học tập của sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện. Trong thực tế, ý nghĩa của sự tác động kém trên của mỗi nhân tố là khác nhau.

Đối với nhân tố sử dụng thông tin tại thư viện: Quá trình khảo sát sinh viên cho thấy, sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM khá tự tin vào khả năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin trong quá trình tiếp cận tại thư viện, sự tự tin trên là xuất phát từ sự chủ động của sinh viên trong quá trình tiếp cận thư viện và sinh viên có khả năng chưa cần đến sự hỗ trợ của thư viện trong quá trình tìm kiếm thông tin.

Đối với nhân tố Công nghệ Máy tính kết nối mạng, trong thời đại phát triển công nghệ thông tin và khả năng kết nối mạng phổ biến. Việc kết nối internet đã hỗ trợ kết nối với thư viện có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Kết hợp với điều kiện cuộc sống kinh tế, mức sống, mức thu nhập gia tăng trong thời gian gần đây nên khả năng tiếp cận với máy tính để bàn, máy tính xách tay (laptop) đối với sinh viên khá dễ dàng. Những điểm trên đã dẫn đến nhu cầu của sinh viên đối với máy tính của thư viện có thể chưa bức thiết.

Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy, nhân tố công nghệ - máy tính kết nối mạng của thư viện vẫn có sự hình thành trong quá trình phân tích nhân tố. Tuy nhiên, việc kiểm định mối quan hệ giữa máy tính kết nối mạng của thư viện đến Thành tích học tập của sinh viên chưa cho thấy kết quả tích cực. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, việc sử dụng hệ thống máy tính có kết nối mạng trong thư viện của sinh viên là có diển ra, tuy nhiên, mức độ sử dụng hệ thống máy tính có kết phục vụ cho tìm kiếm thông tin thư viện, tìm tư liệu phục vu học tập và nghiên cứu chưa rõ. Vì vậy, đa phần sinh viên đều có sử dụng máy tính nhưng chưa khai thác tốt vai trò của hệ thống máy tính trong vai trò khai thác thông tin, tư liệu tại thư viện. Đặc biệt, nguồn thông tin tư liệu của Thư viện thông qua hệ thống máy tính là khá lớn, có khả năng cung cấp nhiều tạp chí, nhiều phim tư liệu và có khả năng liên kết cung ứng thông tin tư liệu với nhiều đơn vị trong và ngoài nước.

Kết quả trên cho thấy, sinh viên đến thư viện sử dụng hệ thống máy tính chỉ phục vụ cho việc tìm thông tin về sách để có thể đọc trực tiếp hoặc mượn về nhà, chưa khai thác tốt các thông tin nêu như trên. Vì vậy, hiệu quả của hệ thống máy tính có kết nối

mạng chưa được thể hiện rõ đối với những sinh viên có sử dụng máy tính có kết nối mạng tại thư việc phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và học tập.

Kết quả trên có thể tồn tại ở việc, sinh viên bên cạnh sự phát triển của khoa học công nghệ, máy tính và sự kết nối mạng rộng rãi đã tạo cho sinh viên khả năng tiếp cận với lượng kiến thức lớn, dễ dàng tiếp cận nhiều kỹ năng mới,... Sự tiếp cận trên dẫn đến một tâm lý đầy đủ “ảo” và tạm thời cho sinh viên. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát thông tin, kiểm soát bản thân và kỹ năng hệ thống thông tin, sắp xếp thông tin theo mức độ quan trọng, kỹ năng học tập và khai thác thông tin, dữ liệu còn kém đã khiến cho sinh viên rơi vào trạng thái tự tin “ảo” trong quá trình sử dụng thư viện. Trong nhiều trường hợp, sinh viên chưa hình thành được những văn hóa nghiên cứu, đọc tài liệu, vì vậy, những kỹ năng khai thác tài liệu thông qua hệ thống máy tính kết nối mạng chưa được đánh giá cao và phần đông những sinh viên có thái độ khá chủ quan, tự tin với năng lực yếu của mình và chưa thể nhận ra được điểm yếu của mình thực sự là một điểm yếu.

Tính độc lập của sinh viên: trong phạm vi của nghiên cứu, tính độc lập nghiên cứu về tính độc lập của sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện. Với kì vọng, thư viện sẽ cung cấp cho sinh viên tự mình khám phá những điều thú vị hơn trên giảng đường, hỗ trợ thêm thông tin cho sinh viên trong quá trình học tại nhà và có thể tìm kiếm thông tin thư viện ngay khi sinh viên học tập và nghiên cứu tại nhà, giúp cho sinh viên tăng cường khả năng giải quyết vấn đề tố hơn, đi sâu vào những vấn đề quan tâm hơn và thư viện có khả năng hỗ trợ cho sinh viên tăng cường khả năng nghiên cứu độc ra quyết định, sắp xếp công việc và tiến hành công việc ngay sau khi học tập và nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thông tin trên liên quan đến tính độc lập của sinh viên kém ý nghĩa thống kê. Kết quả trên phản ảnh sự thụ động của sinh viên trong quá trình nghiên cứu và học tập. Thụ động trong cách tiếp cận đối với thư viện, tiếp nhận thông tin và sử dụng thông tin, tạo ra hệ thống thông tin trong việc ra quyết định nghiên cứu và học tập. Sinh viên tiếp nhận thông tin tại thư viện đa phần phụ vụ giải quyết cho những nhu cầu bài học trước mắt, chưa quan tâm đến đi sâu vào nghiên cứu, giải quyết những vấn đề vượt ngoài phạm vi giới hạn của bài giảng.

Tính độc lập kém ý nghĩa thống kê, kết hợp với những thông tin có ý nghĩa trên cho thấy, vẫn còn nhiều những mâu thuẩn thông tin trong quá trình nhận định của bản thân sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện. Bên cạnh cho rằng sinh viên có khả năng chủ động sử dụng thư viện, có khả năng tự khai thác thư viện phục vụ cho nghiên cứu và học tập. Kết quả ở tính độc lập lại kém ý nghĩa thống kê. Kết quả trên cho thấy, một sự mâu thuẩn đang tồn tại trong phần lớn sinh viên.

Tính độc lập kém ý nghĩa thống kê còn mang ý nghĩa sinh viên đến Thư viện chưa thực sự chủ động trong vấn để mở rộng các thông tin có liên quan cần học tập, mở rộng và nghiên cứu. Sinh viên đến thư viện chỉ tập trung vào nội dung của bài giảng, theo sự định hướng của giảng viên, chưa thực sự mở rộng những kiến thức có liên quan đến nội dung, kiến thức trong bài học, chưa tự đề xuất được các hướng nghiên cứu bổ sung cho bài học nhằm tăng tính khám phải và khả năng độc lập giải quyết một vấn đề.

Đồng thời, vấn đề khác biệt về việc sử dụng thư viện nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trong mối liên hệ so sánh giữa các nhóm đối tượng với nhau. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy:

+ Không tồn tại sự khác biệt về kết quả sử dụng thư viện nhằm nâng cao kết quả học tập theo các đối tượng như: theo giới tính, theo nơi học PTTH trước đây của sinh viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, giữa những sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của bạn bè, giảng viên hoặc tự mình tìm hiểu,… Như vậy, quá trình sử dụng thư viện tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo kết quả này là khá bình đẳng, tạo điều kiện như nhau và tác động ngang nhau đối với mọi đối tượng. Những sinh viên đã đủ chuẩn vào Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đều có khả năng như nhau trong quá trình sử dụng thư viện để nâng cao Thành tích học tập. Kết quả trên cho thấy, tính bình đẳng trong học tập và sử dụng các cơ sở vật chất của Trường đối với mọi đối tượng tiếp cận thư viện dưới các hình thức khác nhau.

+ Tuy nhiên, kết quả cho thấy, có thể có sự khác biệt giữa những sinh viên đã từng đến thư viện, sử dụng thư viện trước đây so với những sinh viên lần đầu hoặc mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)