Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Phân tích nhân tố (EFA) được thuộc nhóm Phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập. Phương pháp chủ yếu dựa trên mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút này là một quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Phương pháp này được dùng phổ biến trong đánh giá sơ bộ các thang đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin ) KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định KMO và Barlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor Loading), là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading ≥ 0.3 được xem đạt mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998). Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1992). Thứ tư, điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1992). Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun N. and Al-Tamimi A.H.,, 2003).

Phương pháp phân tích nhân tố có thể được triển khai theo nhiều phương pháp trích nhân tố khác nhau. Theo định hướng của nghiên cứu, nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá chính xác thang đo đo lường, nghiên cứu chọn sử dụng phép trích Principal axis factoring kết hợp với phép xoay không vuông góc Promax (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

4.4.1 Phân tích nhân tố cho Nhóm nhân tố tác động

Theo quy trình phân tích nhân tố, quá trình phân tích nhân tố được báo cáo sử dụng qua hai giai đoạn. (i) giai đoạn 1 phân tích nhân tố cho nhóm nhân tố gồm Tiếp

nhận thông tin, Sử dụng thông tin, nâng cao kiến thức, Công nghệ - Máy tính kết nối mạng, Đọc tài liệu, Tính độc lập. (ii) Giai đoạn 2 phân tích nhân tố cho nhân tố Thành tích học tập.

Đồng thời, trong quá trình phân tích, các mô hình chưa đạt yêu cầu, tác giả mô tả sơ bộ quá trình phân tích lần lược và loại dần từng biến chưa đạt yêu cầu theo các tiêu chuẩn nêu trên. Kết quả mô hình thỏa mãn tất cả các tiêu chí được sử dụng trong báo cáo. Những kết quả còn lại được tác giả đưa vào phục lục của bài viết.

Phân tích nhân tố giai đoạn 1:

Quá trình phân tích, chiếu theo các điều kiện về Kiểm định KMO (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và hệ số tải nhân tố, hệ số tải nhân tố (factor loading) (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998), phương pháp trích Principal axis factoring (Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1992), và điều kiển để đảm bảo các nhân tố phân biệt nhau (Jabnoun N. and Al-Tamimi A.H.,, 2003). Các biến sau đây không đảm bảo điều kiện và bị loại gồm 19/43 biến. Các biến bị loại cụ thể theo thứ tự gồm: Q31, Q32, Q22, Q33. Q28, Q27, Q26, Q66, Q25, Q67, Q24 (Q61, Q62, Q65, Q64, Q63), Q23, Q55, Q34.

Bảng 4. 5: Danh sách biến không thỏa mãn phân tích nhân tố TT

loại Biến bị loại

1 Q31: Thư viện đã giúp tôi nhớ lại việc học ở trường của tôi

2 Q32: Thư viện đã giúp tôi thảo luận nhiều hơn trong các buổi học/thảo luận tại lớp

3 Q22: Thư viện đã giúp tôi tìm ra ra những ý tưởng chính trong những thông tin tìm được.

4 Q33: Thư viện đã giúp tôi có những thông tin ban đầu về nghiên cứu của tôi

5 Q28: Những thông tin tôi tìm thấy trong thư viện giúp tôi quan tâm nhiều hơn đến chủ đề nghiên cứu

6 Q27: Thư viện đã giúp tôi biết được rằng: nghiên cứu là phải thực hiện rất nhiều công việc

7 Q26: Thư viện đã giúp tôi nghĩ ra những cách để tìm được thông tin trong thời gian tới.

8 Q66: Các bài học tại thư viện đã giúp tôi giải quyết vấn đề tốt hơn

9 Q25: Thư viện đã giúp tôi đưa những ý tưởng của chính mình

11 Q24: Thư viện đã giúp tôi gắn kết các ý tưởng với nhau cho nghiên cứu của tôi

12 Q61: Thư viện đã tự giúp tôi khám phá thêm những chủ đề thú vị hơn so với trên giảng đường.

13 Q63: Những điều tôi học được trong thư viện hỗ trợ tôi trong việc học ở nhà

14 Q65: Thư viện đã giúp tôi tìm thông tin ngay cả khi tôi không ở trường

15 Q64: Thư viện đã giúp tôi tổ chức tốt hơn về việc học ở nhà

16 Q23: Thư viện đã giúp tôi khả năng ghi chép tốt hơn

17 Q55: Thư viện đã giúp tôi trong khả năng viết tốt hơn

18 Q34: Thư viện đã giúp tôi tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về các nghiên cứu của tôi

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Kết quả thực hiện phân tích nhân tố trong giai đoạn 1: với chỉ số kiểm định KMO

(KMO and Bartlett's Test), chỉ số KMO đạt được trong phân tích là 0,939 và mức ý nghĩa

Sig của kiểm định KMO đạt được là 0,00%. Kết quả trên cho thấy, kết quả phân tích nhân tố đạt được là khá thích hợp.

Tổng phương sai trích được của các nhân tố đạt được 58,06%, đảm bảo điều kiện về tổng phương sai trích của mô hình phân tích nhân tố khám phá (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998). Trong đó, nhân tố thứ nhất giải thích được 41,84% biến thiên của các biến quan sát, nhân tố 2 giải thích được 8,37%, nhân tố thứ 3 giải thích được 4,34% và nhân tố thứ 4 giải thích được 3,11%.

Các biến quan sát trong mô hình phân tích nhân tố được chọn đều cho hệ số Tải nhân tố (Factor loading) khá cao, tối thiểu đạt được 0,540 cho các nhân tố được hình thành. Đồng thời, hiệu số Hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát trong quá trình giải thích cho các nhân tố cũng đạt được điều kiện tối thiểu 0,3 (Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1992). Kết quả trên khẳng định, các biến quan sát được chọn giữ lại trong mô hình đều giải thích tốt cho các nhân tố và có mức độ tập trung giải thích cho từng nhân tố khá cao.

Kết quả phân tích nhân tố (EFA) hình thành được 4 nhân tố tại Eigenvalue đạt 1,167, so với mô hình nghiên cứu lý thuyết của Lyn Hay (Lyn Hay, 2005); (Ester G.Smith, 2006),…, số nhân tố được hình thành giảm đi hai nhân tố. sự thay đổi cụ thể như sau:

- Nhân tố Tiếp nhận thông tin: được hình thành từ 8 biến quan sát. Trong đó, 7 biến quan sát được kế thừa toàn bộ từ nhân tố Tiếp nhận thông tin ban đầu. Đồng thời, bổ sung thêm biến quan sát Q21 từ nhân tố Sử dụng thông tin từ mô hình kì vọng ban đầu.

- Nhân tố Công nghệ - Máy tính kết nối mạng (F4) được hình thành từ 7 biến quan sát được kế thừa toàn bộ từ nhân tố Máy tínhkết nối mạng trong mô hình lý thuyết kì vọng ban đầu.

- Nhân tố Đọc tài liệu được hình thành từ 4 biến quan sát được kế thừa từ nhân tố Đọc tài liệu trong mô hình lý thuyết kì vọng banđầu. Riêng biến quan sát Q55 trong mô hình kì vọng ban đầu, trong quá trình phân tích nhân tố đã bị loại ra vì không đủ điều kiện thích nghi với nhân tố trong mô hình mới.

- Nhân tố Nâng cao kiến thức được hình thành từ 5 biến quan sát được kế thừa từ 5/9 biến quan sát trong nhân tố Nâng cao kiến thức trong mô hình hồi quy ban đầu. 4/9 biến quan sát còn lại từ q31, q32, q33, q34 đã bị loại trong quá trình phân tích nhân tố.

- Theo kết quả phân tích, so với mô hình kì vọng ban đầu, bốn nhân tố được giữ lại gồm: Tiếp nhận thông tin, Nâng cao kiến thức, Công nghệ - Máy tính có nối mạng

Đọc tài liệu. trong đó, nhân tố Tiếp nhận thông tin được giữ lại toàn bộ biến quan sát và có bổ sung thêm biến quan sát Q21, nhân tố Máy tính có nối mạng kế thừa lại nhân tố trong mô hình lý thuyết 100%, nhân tố Đọc tài liệu kế thừa 4/5 biến quan sát trong mô hình lý thuyết (loại biến quan sát Q55). Nhân tố Nâng cao kiến thức kế thừa 5/9 biến quan sát từ mô hình lý thuyết và loại đi 4/9 biến quan sát.

- Đối với các nhân tố Tính độc lập, kết quả phân tích đã loại toàn bộ 7/7 biến quan sát. Kết quả trên cho thấy, sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện của trường chưa kết nối,phát huy năng lực tự nghiên cứu, tự khám phá và tự nâng cao khả năng tổ chức, giải quyết vấn đề.

Đồng thời, nhân tố về sử dụng thông tin, 7/8 biến quan sát trong quá trình phân tích nhân tố đã không đủ điều kiện tồn tại theo các điều kiện của quá trình phân tích nhân tố khám phá. Theo kết quả khảo sát, chức năng sử dụng thông tin của sinh viên khi tiếp cận với thư viện chỉ đạt được ở vai trò sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

Đối với vai trò sử dụng thư viện trong việc hình thành các kỹ năng ghi chép, đọc hiểu, gắn kết các ý tưởng và hình thành ra phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm chủ đề và thông tin nghiên cứu đối với sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện chưa đạt được như kì vọng.

Đối với các nhân tố mới được hình thành, quá trình kiểm định thang đo cronbach’s alpha được tiến hành lặp lại phục vụ mục tiêu đo lường độ tin cậy của các biến quan sát trong quá trình hình thành các nhân tố trong điều kiện mới. Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp cronbach’s alpha cho thấy, 4/4 nhân tố đều đạt mức độ từ 0,853 trở lên, nghĩa là đạt được ở mức độ khá cao so với kì vọng (Nunnally JC & Burnstein, 1994).

Bảng 4. 6: Bảng phân tích nhân tố khám phá Nhân tố

Công nghệ - Máy tính có

nối mạng tại thư viện Tiếp nhận thông tin

Đọc tài liệu Nâng cao kiến thức Q47 0,824 Q46 0,817 Q44 0,768 Q42 0,768 Q45 0,737 Q43 0,691 Q41 0,683 Q13 0,85 Q16 0,802 Q12 0,714 Q17 0,698 Q11 0,697 Q14 0,691 Q15 0,63 Q21 0,54 Q52 0,876 Q53 0,743 Q54 0,684 Q51 0,589 Q36 0,865 Q37 0,691 Q38 0,612 Q35 0,574 Q39 0,569 Eigenvalue 10,46 2,409 1,548 1,167

Nhân tố Công nghệ - Máy tính có

nối mạng tại thư viện Tiếp nhận thông tin

Đọc tài liệu Nâng cao kiến thức Phương sai trích 41,84 8,374 4,736 3,107 Cronbach’s Alpha 0,907 0,903 0,865 0,853 Nguồn: Khảo sát tháng 2/2016

4.4.2 Phân tích nhân tố cho nhân tố Thành tích học tập

Quy trình trên được thực hiện lặp lại cho quá trình phân tích nhân tố lần 2, phục vụ việc hình thành nhân tố đo lường Thành tích học tập của sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện trong học tập và nghiên cứu.

Theo kết quả phân tích nhân tố giai đoạn 2 cho nhân tố Thành tích học tập, kiểm định KMO cho chỉ số 0,860, kết hợp với chỉ số mức ý nghĩa đạt được 0% (Sig=0%) cho thấy, mô hình phân tích nhân tố cho thang đo Thành tích học tập là khá phù hợp.

Các chỉ số khác như: Tổng phương sai trích (Total variance explained) đạt được ở mức 68,6% dành cho một nhân tố (Thành tích học tập) được hình thành tại Eigenvalue đạt đựơc ở mức 3,7. Đồng thời, Hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát trong quá trình hình thành nhân tố Thành tích học tập đạt được tối thiểu ở mức 0,793. Trong đó, toàn bộ 5/5 biến quan sát của mô hình lý thuyết kì vong đều được kế thừa sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, vì vậy, quá trình kiểm định thang đo cronbach’s alpha không cần tiến hành lại (vì đã tiến hành kiểm định sơ bộ tại phần kiểm định thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu lý thuyết). Kết qủa trên cho thấy, nhân tố Thành tích học tập được hình thành khá tốt như kì vọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Bảng 4. 7: Phân tích nhân tố khám phá Thành tích học tập

Nhân tố Thành tích học tập Q73 ,885 Q72 ,831 Q75 ,817 Q74 ,812

Q71 ,793 Phương pháp trích: Principal Axis Factoring.

a. 1 factors extracted. 5 iterations required. Nguồn: Khảo sát năm 2016

4.4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 giả thuyết nghiên cứu, qua tiêu chuẩn kiểm định thang đo được đề cập trong phần 4.3, xét trong điều kiện kiểm định thang đo riêng từng nhân tố (biến tiềm ẩn) cho thấy, các nhân tố đều đạt được mức độ hội tụ tốt cho việc hình thành từng nhân tố.

Kết quả phân tích nhân tố qua hai giai đoạn trên cho thấy, có hai nhân tố không tồn tại trong mô hình nghiên cứu mới gồm nhân tố Sử dụng thông tinTính độc lập, hai nhân tố trên gắn với hai giả thuyết H2 (mối quan hệ giữa Sử dụng thông tin trong thư viện ảnh hưởng đến Thành tích học tập của sinh viên) và H6 (Sử dụng thư viện nâng cao tính độc lập trong nghiên cứu và học tập có khả năng ảnh hưởng tích cực đến Thành tích học tập của sinh viên). Hai nhân tố trên bị loại khỏi mô hình dẫn đến hai giả thuyết H2 và H6 trong mô hình nghiên cứu kì vọng bị loại bỏ. Vì vậy, mô hình nghiên cứu kì vọng hiệu chỉnh được đề xuất trong điều kiện nghiên cứu hiện tại gồm 4 giả thuyết chính gồm:

 H1: Tồn tại mối quan hệ giữa việc tiếp nhận thông tin (Getting information) từ thư viện ảnh hưởng đến Thành tích học tập của sinh viên (Academic Achievement).

 H3: Tồn tại mối quan hệ giữa việc sử dụng thư viện để nâng cao kiến thức

(Knowledge) từ thư viện để nâng cao Thành tích học tập (Academic Achievement)

 H4: Tồn tại mối quan hệ giữa công nghệ - máy tính tại thư viện (computer) để nâng cao Thành tích học tập của sinh viên (Academic Achievement)

 H5: Tồn tại mối quan hệ giữa việc sinh viên đọc tài liệu tại thư viện (Reading) để nâng cao Thành tích học tập của sinh viên (Academic Achievement)

Và 5 giả thuyết kiểm định sự khác biệt theo các nhóm đối tượng gồm:

H7: Giới tính của sinh viên có những cách sử dụng thư viện khác ảnh có thể ảnh hưởng đến Thành tích học tập của sinh viên.

H8: Vị trí trường THPT của sinh viên theo học thời cấp 3 có những cách sử dụng thư viện khác nhau, ảnh hưởng đến Thành tích học tập.

H9: Một sinh viên đã từng đến thư viện trong thời gian trước đây có những cách sử dụng thư viện khác nhau ảnh hưởng đến Thành tích học tập.

H10: Sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của giảng viên có những cách sử dụng thư viện khác nhau ảnh hưởng đến Thành tích học tập so với những sinh viên đến thư viện không do sự giới thiệu của giảng viên..

H11: Sinh viên có chủ động giới thiệu thư viện đến các sinh viên khác trong quá trình sử dụng thư viện có khả năng tạo nên sự khác biệt trong Thành tích học tập.

Tiếp cận thông tin

Nâng cao kiến thức

Máy tính có nối mạng Đọc tài liệu Thành tích học tập H7: Giới tính H8: Vị trí trường THPT H9: Đã từng đến thư viện H10: Giới thiệu của giảng viên H11: Sinh viên giới thiệu lẫn nhau H3 H4 H5 H1 H 7 -H 1 1

Hình 4. 2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 4.4.4 Kiểm định thang đo cho mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Mô hình nghiên cứu sau khi được hiệu chỉnh, các biến quan sát được hình thành trong các nhân tố mới được báo cáo tiến hành kiểm định lại thang đo theo phương pháp Cronbach’s alpha nhằm đảm bảo độ tin cậy trước khi đưa vào kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.8 sau:

Bảng 4. 8: Kết quả kiểm định thang đo mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)