Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 64)

Nội dung mô tả sơ bộ về mẫu điều tra, tạo cơ sở cho một số nhận định trong phân tích dữ liệu của Luận văn, tác giả sử dụng phân tích cơ bản là thống kê mô tả kết hợp với một số kiểm định trung bình (t_test) nhằm kiểm định lại một số nhận định của sinh viên đối với một số nhân tố có đủ độ tin cậy hình thành nên nhân tố trong điều kiện của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Khảo sát thu được 427 phiếu khảo sát hợp lệ phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Thông tin chi tiết theo một số đối tượng cụ thể như sau: Trong đó, 32,6% sinh viên được khảo sát là nam giới, 67,4% là nữ giới. Đa phần các sinh viên được khảo sát là những sinh viên đã từng đến thư viện trước đây (73,6%), phần còn lại, chỉ mới đến thư viện trong thời gian gần đây chiếm 26,4%. Trong số đó, những sinh viên chủ động tìm đến thư viện tìm tài liệu học tập và nghiên cứu chiếm 65,3% và còn lại đến thư viện theo sự giới thiệu của sinh viên khác chiếm 34,7%. Đồng thời, số sinh viên đến thư viện theo sự giới thiệu của giảng viên trong lớp học chiếm 73,8% tổng số sinh viên được khảo sát, số còn lại, chủ động tìm đến thư viện chiếm 26,2% (Bảng 4.1).

Xét về nơi học phổ thông trung học trước đây của người đến thư viện, kết quả cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về những sinh viên đã từng học tại thành phố Hồ Chí Minh và ngoài thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 4. 1: Bảng mô tả các đối tượng được khảo sát

ST T Tên biến Tần số (người) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) 1 Giới tính Nam 139 32,6 32,6 Nữ 288 67,4 100 2 Vị trí trường THPT đã học TP.HCM 225 52,7 52,7 Ngoài TP.HCM 202 47,3 100 3 Đã từng đến thư viện trước đây Đã từng 313 73,6 73,6 Chưa từng 112 26,4 100 4 Có 278 65,3 65,3

Chủ động giới thiệu Thư viện cho người khác

Không 148 34,7 100

5 Giảng viên có giới thiệu về thư viện

Có 313 73,8 73,8

Không 111 26.2 100

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Theo mô hình được kì vọng, các biến quan sát đo lường cho từng thang đo kì vọng của mô hình nghiên cứu được tổng hợp thành 7 nhân tố. Trong đó, với thang đo được thiết lập theo thang đo likert đo lường từ 1 đến 7, 1 phản ánh hiện tượng Hoàn toàn phản đối và 7 phản ảnh hiện tượng Hoàn toàn đồng ý. Những kết quả trên được nghiên cứu kiểm định so với chỉ số mang thái độ trung dung (không có ý kiến) và không thể hiện mức độ phản đối hoặc đồng ý của đọc giả đối với từng nhân tố có liên quan đến thư viện. Kết quả phân tích được sử dụng thông qua việc kiểm định trung bình 1 mẫu (One – Sample T_test) trên SPSS cho thấy. Với độ tin cậy được chọn 95%, chỉ có hai nhân tố trong mô hình nghiên cứu ban đầu là Tiếp nhận thông tin (F1) và Sử dụng thông tin (F2) chưa tạo sự khác biệt so với giá trị trung dung. Điều này mô tả một của người đọc khi đến với thư viện chưa thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu tiếp nhận thông tin và sử dụng hệ thống thông tin tại thư viện (Bảng 4.3).

Kết quả phân tích đồng thời cho thấy, 5 nhân tố còn lại gồm: Nâng cao kiến thức (F3), Công nghệ Máy tính có kết nối mạng (F4), Đọc tài liệu (F5), Tính độc lập (F6) và Thành tích học tập (F7) đều cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, sự khác biệt theo thái độ đồng ý tăng dần thuộc về các nhân tố : Nâng cao kiến thức (F3), Đọc tài liệu (F5), Tính độc lập (F6) và Thành tích học tập (F7). Riêng nhân tố Máy tính có kết nối mạng (F3) được độc giả đánh giá theo mức độ không đồng ý cao hơn so với các nhân tố còn lại.

Bảng 4. 2: Bảng thống kê, mô tả mẫu

Tên thông tin Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Tiếp nhận thông tin 427 4,0369 1,15244

Sử dụng thông tin 427 4,0175 1,07853

Nâng cao kiến thức 427 4,1969 1,06553

Công nghệ - Máy tính có nối mạng tại thư viện

427 3,6138 1,37995

Đọc tài liệu 427 4,5431 1,18879

Thành tích học tập 427 4,3152 1,23685

Quan sát hợp lệ 427

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Phân tích về thái độ của sinh viên khi trả lời về mức độ đồng ý của bản thân đối với việc sử dụng cho các mục tiêu gắn với các nhân tố. Kết quả cho thấy, thái độ của sinh viên thể hiện khá rõ khi sử dụng thư viện phục vụ cho các mục tiêu dùng để Nâng cao kiến thức, Đọc tài liệu, thể hiện Tính độc lập, Công nghệ- máy tính có kết nối mạng internet và phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là nâng cao Thành tích học tập, (các giá trị kiểm định ứng với các nhân tố trên đều khá thấp, đạt 0%). Riêng đối với mục tiêu sử dụng thư viện cho việc Tiếp nhận thông tin Sử dụng thông tin, thái độ của sinh viên chưa rõ ràng. Kết quả này có khả năng xuất phát từ nhận thức của sinh viên cho rằng, thư viện không phải là nơi tiếp nhận thông tin hoặc thư viện đang sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin để tiếp nhận, hoặc sinh viên chưa nhận thức được vai trò cung cấp thông tin của thư viện hiện nay. .

Bảng 4. 3: Kiểm định thái độ trả lời của sinh viên

Tên nhân tố

Kiểm định so với giá trị = 4 (giá trị trung dung) Kiểm định t Bậc tự do Mức ý nghĩa Khác biệt về trung bình

Khoảng tin cậy khác biệt 95% Thấp nhất Cao nhất Tiếp nhận thông tin ,661 426 ,509 ,03689 -,0727 ,1465 Sử dụng thông tin ,335 426 ,738 ,01749 -,0851 ,1201

Nâng cao kiến thức

3,818 426 ,000 ,19685 ,0955 ,2982

Máy tính có nối mạng tại thư viện

-5,783 426 ,000 -,38617 -,5174 -,2549 Đọc tài liệu 9,440 426 ,000 ,54309 ,4300 ,6562 Tính độc lập 3,562 426 ,000 ,19948 ,0894 ,3096 Thành tích học tập 5,266 426 ,000 ,31522 ,1976 ,4329

4.3. Kiểm định sơ bộ thang đo theo phương pháp Cronbach’s alpha

Theo các khái niệm, nhân tố được xây dựng chi tiết theo căn cứ của Lyn Hay và Ester G.Smith (Ester G.Smith, 2006) (Lyn Hay, 2005), các biến quan sát đo lường cho các thang đo trên được tiến hành kiểm định độ tin cậy trước khi đưa vào sử dụng. Phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để thực hiện trong việc kiểm định độ tin cậy của từng thang đo trên.

Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha được đề xuất bởi đầu tiên bởi Lee Cronbach vào năm 1951 và đặt tên là hệ số alpha (Coefficient alpha) (Cronbach LJ, 1951). Về sau, được Nunnally phát triển trong nghiên cứu mang tên Psychometrics Theory (Nunnally JC, 1978) và đặt tên là hệ số Cronbach’s alpha (hệ số alpha của Cronbach). Mục tiêu của hệ số Cronbach’s alpha phục vụ việc đo lường độ tin cậy của các biến quan sát trong quá trình hình thành nên thang đo của các biến tiềm ẩn (Latent variable).

Theo nghiên cứu của Nunnally, một số biến quan sát trong quá trình hình thành nên biến tiềm ẩn, nếu có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 được xem là không có xu thế hình thành nên biến tiềm ẩn kì vọng. Đến năm 1994, Nunnally tiếp tục nghiên cứu và cho rằng, với hệ số tương quan biến tổng chỉ cần đạt tối thiểu 0,3 được xem thỏa mãn yêu cầu (Nunnally JC & Burnstein, 1994).

Đối với hệ số Cronbach’s alpha, có giá trị từ 0,7 được xem khá thích hợp cho việc hình thành nên thang đo, còn trong khoảng 0,6-0,7 được xem có thể sử dụng được, trong khoảng 0,5-0,6 được xem là khó có thể hình thành và nếu dưới 0,5 được xem là không chấp nhận được.

Theo các tiêu chí trên, nghiên cứu sử dụng tiêu chí của Nunnally (Nunnally JC, 1978) chấp nhận tiêu chí Cronbach’s alpha từ 0,7 trở lên nhằm hướng mục tiêu đảm bảo các thang đo được hình thành tốt với độ tin cậy cao.

Kết quả phân tích từ 427 quan sát cho thấy, hệ số cronbach’s alpha của 7 nhân tố trong mô hình lý thuyết cho chỉ số khá cao với chỉ số cronbach’s alpha tối thiểu đạt 0,864 thuộc thang đo Đọc tài liệu, và chỉ số cronbach’s alpha cao nhất thuộc thang đo Thành tích học tập với chỉ số 0,915.

Với kết quả trên, theo tiêu chí của nunnally (Nunnally JC, 1978), tất cả các thang đo trên đều đạt độ tin cậy cao (good), riêng thang đo Thành tích học tập đạt mức độ tuyệt vời (Excellent) (Bảng 4.4).

Bảng 4. 4: Bảng kiểm định thang đo các nhân tố trong mô hình kì vọng

Biến số

Trung bình

nếu loại biến Phương sai nếu loại biến Tương quan biến tổng alpha nếu loại Cronbach’s biến

F1 TIẾP NHẬN THÔNG TIN

1.1 Q11 24,4467 49.270 .640 .890 1.2 Q12 24,1996 49.292 .700 .883 1.3 Q13 24,7681 47.920 .675 .886 1.4 Q14 23,9333 47.906 .741 .878 1.5 Q15 24,0176 48.354 .707 .882 1.6 Q16 23,9690 48.398 .746 .878 1.7 Q17 24,2149 49.251 .707 .882 CRA 0,898 F2 SỬ DỤNG THÔNG TIN 2.1 Q21 28,5094 57.928 .584 .869 2.2 Q22 28,2728 57.755 .704 .856 2.3 Q23 28,2658 58.647 .601 .866 2.4 Q24 28,2886 57.443 .710 .855 2.5 Q25 28,3355 59.008 .665 .860 2.6 Q26 28,1563 57.264 .665 .860 2.7 Q27 27,4526 57.767 .570 .871 2.8 Q28 27,6985 58.155 .638 .862 CRA 0,877

F3 NÂNG CAO KIẾN THỨC

3.1 Q31 33,4596 74.178 .572 .890 3.2 Q32 33,5228 74.264 .621 .885 3.3 Q33 33,4128 73.814 .651 .883 3.4 Q34 33,3009 72.201 .720 .877 3.5 Q35 33,4854 72.653 .697 .879 3.6 Q36 33,9561 74.025 .630 .885 3.7 Q37 33,4444 74.160 .647 .883 3.8 Q38 33,7629 73.382 .694 .880 3.9 Q39 33,8285 73.928 .667 .882 CRA 0,894

F4 CÔNG NGHỆ - MÁY TÍNH CÓ NỐI MẠNG

4.1 Q41 21,9174 70.671 .704 .895

4.2 Q42 21,7974 69.713 .753 .889

Biến số

Trung bình

nếu loại biến Phương sai nếu loại biến Tương quan biến tổng alpha nếu loại Cronbach’s biến 4.5 Q45 21,6399 71.218 .673 .898 4.6 Q46 21,7166 69.228 .736 .891 4.7 Q47 21,7728 70.429 .753 .890 CRA 0,907 F5 ĐỌC TÀI LIỆU 5.1 Q51 18,30 24.009 .651 .844 5.2 Q52 17,88 23.658 .705 .831 5.3 Q53 18,09 22.762 .758 .818 5.4 Q54 17,96 22.323 .746 .820 5.5 Q55 18,64 24.140 .574 .865 CRA 0,864 F6 TÍNH ĐỘC LẬP 6.1 Q61 24,9362 50.008 .622 .879 6.2 Q62 24,8993 48.316 .741 .865 6.3 Q63 25,2114 49.073 .714 .868 6.4 Q64 25,3747 47.440 .672 .874 6.5 Q65 25,2529 48.944 .740 .865 6.6 Q66 25,3402 50.021 .623 .879 6.7 Q67 25,3636 49.996 .670 .873 CRA 0,888 F7 THÀNH TÍCH HỌC TẬP 7.1 Q71 17,3536 25.365 .753 .902 7.2 Q72 17,1844 25.102 .784 .896 7.3 Q73 17,3571 24.821 .833 .886 7.4 Q74 17,0972 25.339 .773 .898 7.5 Q75 17,3121 24.349 .775 .898 CRA 0,915

Nguồn: Khảo sát năm 2016

Thang đo tiếp nhận thông tin: được kì vọng hình thành từ 7 biến quan sát từ

Q11-Q17. Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,898, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,640. Cả hai chỉ tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 7 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

Thang đo sử dụng thông tin: được kì vọng hình thành từ 8 biến quan sát từ

Q21-Q28. Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,877, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,570. Cả hai chỉ

tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 8 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

Thang đo nâng cao kiến thức: được kì vọng hình thành từ 9 biến quan sát từ

Q31-Q39. Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,894, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,572. Cả hai chỉ tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 9 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

Thang đo Công nghệ - máy tính có nối mạng: được kì vọng hình thành từ 7

biến quan sát từ Q41-Q47. Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,907, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,673. Cả hai chỉ tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 7 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

Thang đo đọc tài liệu: được kì vọng hình thành từ 5 biến quan sát từ Q51-Q55.

Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,864, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,574. Cả hai chỉ tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 5 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

Thang đo tính độc lập: được kì vọng hình thành từ 7 biến quan sát từ Q61-Q67.

Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,888, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,622. Cả hai chỉ tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 7 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

Thang đo Thành tích học tập: được kì vọng hình thành từ 5 biến quan sát từ

Q71-Q75. Kiểm định thang đo cho kết quả hệ số cronbach’s alpha cho thang đo đạt 0,915, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt tối thiểu 0,753. Cả hai chỉ tiêu trên đều thỏa mãn điều kiện hình thành nên thang đo (Nunnally JC, 1978). Vì vậy, 5 biến quan sát trên đều được sử dụng trong phân tích nhân tố ở phần tiếp theo.

4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố (EFA) được thuộc nhóm Phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập. Phương pháp chủ yếu dựa trên mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút này là một quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Phương pháp này được dùng phổ biến trong đánh giá sơ bộ các thang đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin ) KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định KMO và Barlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor Loading), là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading ≥ 0.3 được xem đạt mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998). Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1992). Thứ tư, điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Anderson, J. C., & Gerbing, D. W., 1992). Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun N. and Al-Tamimi A.H.,, 2003).

Phương pháp phân tích nhân tố có thể được triển khai theo nhiều phương pháp trích nhân tố khác nhau. Theo định hướng của nghiên cứu, nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá chính xác thang đo đo lường, nghiên cứu chọn sử dụng phép trích Principal axis factoring kết hợp với phép xoay không vuông góc Promax (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

4.4.1 Phân tích nhân tố cho Nhóm nhân tố tác động

Theo quy trình phân tích nhân tố, quá trình phân tích nhân tố được báo cáo sử dụng qua hai giai đoạn. (i) giai đoạn 1 phân tích nhân tố cho nhóm nhân tố gồm Tiếp

nhận thông tin, Sử dụng thông tin, nâng cao kiến thức, Công nghệ - Máy tính kết nối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)