Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong kết cấu của tác phẩm. Cốt truyện là một đơn vị nghệ thuật của tiểu thuyết, gắn bó chặt

chẽ với các yếu tố nghệ thuật khác. Khi bàn về tiểu thuyết, không thể không nhắc tới cốt truyện.

Cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi là chuỗi các sự kiện lịch sử, khái quát một hệ thống những biến cố phức tạp, nhằm tái hiện lại các bình diện đời sống, bộ mặt chung của một giai đoạn trong lịch sử quốc gia, dân tộc. Qua hệ thống các sự kiện được miêu tả, góp phần tái hiện sinh động những diễn biến trong cuộc đời của các nhân vật lịch sử, những cuộc tranh quyền đoạt vị giữa những tập đoàn phong kiến. Cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi là loại cốt truyện lấy nguyên mẫu từ đời sống, từ sự thật lịch sử như nên tính chính xác, chân thực của sự kiện, nhân vật lịch sử được các tác giả đặc biệt chú ý.

Với đặc trưng của tiểu thuyết chương hồi lịch sử: tác phẩm miêu tả những sự kiện, biến cố lịch sử phức tạp, bao quát một phạm vi không gian rộng lớn và thời gian dài lâu, điều đó dẫn đến sự đa dạng, tầng tầng lớp lớp của hệ thống sự kiện cũng như tính phức tạp tất yếu của cốt truyện. Vì vậy, cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi thường là cốt truyện đa tuyến, trong đó hệ thống sự kiện được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến nhân vật. Để tổ chức hệ thống sự kiện đó trong toàn bộ chỉnh thể cốt truyện thành một câu chuyện có ý nghĩa, đồng thời tạo nên tính sinh động, hấp dẫn nhưng vẫn khiến người đọc có thể tiếp nhận được câu chuyện với sự phức tạp vốn có, tác giả phải tổ chức cốt truyện theo nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Trong tiểu thuyết chương hồi lịch sử, lối kết cấu theo trình tự thời gian biên niên, tuyến tính luôn giữ vai trò quan trọng, nòng cốt. Nó là cơ sở cho sự phát triển của hệ thống sự kiện. Cốt truyện được tổ chức theo lối xâu chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian, sự kiện được tổ chức theo các hồi, đoạn và các đoạn được xâu chỗi lại theo một kết cấu hoàn chỉnh, đảm bảo tính thống nhất cho tác phẩm. Đồng thời, lối kết cấu theo trình tự thời gian, liên tiếp các sự kiện xảy ra trước sau vừa tạo cho người đọc dễ dàng tiếp nhận diễn biến câu chuyện, vừa tạo cho người đọc sự logic theo quan hệ thời gian, nhân quả trước sau. Bên cạnh lối kết cấu theo trình tự thời

gian biên niên, để tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện, tác giả còn sử dụng nghệ thuật đồng hiện các sự kiện, tạo sự mới mẻ của hình thức kể chuyện, hướng sự chú ý của người đọc vào từng sự kiện có ý nghĩa quan trọng, những biến cố có ý nghĩa bước ngoặt hay những nhân vật có vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử, của toàn bộ câu chuyện được kể. Nghệ thuật đồng hiện điểm xuyết trên nền tảng kết cấu thời gian tuyến tính vừa tạo cho câu chuyện phát triển theo quy luật lịch sử vốn có, vừa nhấn mạnh được những sự kiện quan trọng; vừa tạo nên sự trải dài theo thời gian, vừa tạo nên sự miêu tả chiều sâu lịch sử theo không gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)