Quan niệm chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Quan niệm chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

Khi nói đến giá trị của văn chương, nhà văn Nga M. Goocky đã từng nói

Văn học là nhân học”, điều này có nghĩa là văn học bao giờ cũng là chuyện

của con người, văn học là nghệ thuật khám phá con người. Đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nhân vật chính là hình thức cơ bản nhất để văn học phản ánh thế giới một cách hình tượng. Đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong lòng người đọc thường là tính cách, số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Nhân vật văn học có thể là con người có tên riêng( như Cô Tấm,Lão Hạc, Chí Phèo, Chị Dậu…), cũng có thể không có tên như: (thằng bán tơ, chị thợ nhuộm, bà lão mù lòa, ông ăn mày…) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như các nhân vật xưng tôi trong các tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao). Theo Từ điển

thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ,

không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống” [22, tr.235]. Tác giả Lại

Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học viết: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất con người có thật ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyễn mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về

con người. Nó có thể được xây dựng dựa trên quan niệm ấy” [1, tr.250]. Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là yếu tố không thể thiếu và nó biểu hiện là những con người hành động. Nhân vật đặc biệt quan trọng đối với loại hình tự sự, nó là một trong hai hạt nhân cơ bản cấu thành loại hình tự sự.

Việc nhà văn làm cho nhân vật hiện lên như thế nào trong tác phẩm đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải là người có khả năng phát hiện ra những đặc điểm nổi bật của nhân vật, đồng cảm với nhân vật, và điều này đòi hỏi nhà văn phải là người am hiểu về cuộc đời và con người. Nhưng có một việc không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật một cách thuyết phục cho người đọc. Đây là vấn đề liên quan đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật thường được thể hiện qua các phương diện: ngoại hình, hành động, thế giới nội tâm, ngôn ngữ, những nét tính cách, các mối quan hệ xã hội… Nhân vật có thể được mô tả trực tiếp qua ngôn ngữ của các nhà văn với tư cách là người kể chuyện, cũng có thể được thể hiện bằng sự cảm nhận của những người xung quanh (những nhân vật khác) trong tác phẩm. Và bởi lẽ đó, xây dựng nhân vật trong các tác phẩm văn học chính là một nghệ thuật mang tính đặc thù gắn liền với các thể loại nhất định.

Hiện thực đời sống vô cùng đa dạng, phong phú, con người trong cuộc sống cũng đa chiều, đa diện. Nhân vật văn học vì vậy cũng không cố định theo những khuôn mẫu có sẵn nào. Các phương diện thể hiện nhân vật có thể giống nhau, song các thủ pháp thể hiện các phương diện đó ở mỗi tác phẩm, mỗi tác giả, mỗi nhân vật lại khác nhau.

Trong qua trình sáng tác nên đứa con tinh thần của mình, mỗi nhà văn mặc dù vẫn chịu chi phối bởi những nguyên tắc chung của văn học thời đại, nhưng vẫn luôn tồn tại sự khác biệt. Đó cũng là lý do để nhà văn và đứa con tinh thần của mình tồn tại và thành công.

Nếu như nhân vật là yếu tố không thể thiếu của văn học, thì nghệ thuật xây dựng nhân vật lại là điều làm cho nhân vật và tác phẩm văn học tồn tại. Đồng thời, đó cũng là yếu tố thể hiện rõ nhất sự sáng tạo nghệ thuật, sự độc đáo riêng biệt của mỗi nhà văn và cũng là điều làm nên sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)