Hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật

Hư cấu là phương thức xây dựng hình tượng đặc sắc qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới, những tính cách, những số phận, những sự

kiện, cảnh vật, nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Đây là một yếu tố không thể thiếu của sáng tác văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không sao chép lại nguyên nó mà bao giờ cũng có sự sáng tạo, biểu hiện cá tính, phong cách độc đáo và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Từ những chất liệu thực tế, nghệ sĩ tổ chức, nhào nặn, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sinh động, rõ nét và điển hình hơn, tuỳ thuộc chủ đề của tác phẩm.Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Hư cấu là vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên nhưng nhân vật, câu chuyện, những tác phẩm nhằm phản

ánh cuộc sống và thực hiện mục đích nhất định” [22, tr. 153]. Hư cấu lịch sử nhu

cầu thẩm mỹ tất yếu trong các tác phẩm văn chương viết về đề tài lịch sử.

Nhân vật lịch sử là con người có thật trong một thời kỳ lịch sử, có tiểu sử, có hành trạng rõ ràng, được ghi chép trong sử sách cũng như trong trí nhớ của cộng đồng . Nhân vật lịch sử được thể hiện trong kho tàng văn hoá dân tộc thường gặp là loại truyện danh nhân. Truyện danh nhân là loại tự sự ghi lại cuộc đời và công trạng của các danh nhân lịch sử. Ở thể tài này, người viết sắp xếp các tình tiết, xâu chuỗi các nhân vật trong mối quan hệ xác thực, hình tượng hóa nó lên để tăng cường sự hấp dẫn , tăng cường giá trị thẩm mỹ, người viết không thêm bớt những tình tiết, đưa vào những sự kiện không có thực.Truyện danh nhân chính là thể “ký” trong bình diện đề tài lịch sử (Truyện danh nhân đất

Việt- Nhiều tác giả ). Còn tác phẩm văn chương (Kịch, Truyện ngắn và Tiểu

thuyết lịch sử) thuộc thể loại cho phép người viết thêm bớt, sáng tạo xung

quanh cái sườn lịch sử. Tính chất văn chương tạo một khoảng rộng cho sự hư cấu. Người viết tác phẩm văn chương - lịch sử không chỉ chọn lọc, sắp xếp các sự kiện mà có thể thêm bớt, sáng tạo kể cả việc sử dụng các yếu tố ảo, vô thức, các thế lực siêu nhiên .Giới hạn của việc tạo tác này là không đi ngược lại bản chất của lịch sử, bản chất của nhân vật. Truyện danh nhân là “cái đã có”, còn văn chương viết về lịch sử là “cái có thể có”.

Nếu các tác phẩm lịch sử quan tâm tới sự kiện và nhân vật theo tiến trình của nó thì văn học quan tâm đến nhân vật. Nguyên tắc cơ bản nhất của lịch sử là trung thành với sự thực, còn tiểu thuyết lịch sử lại coi trọng sự sáng tạo hư cấu và nếu như lịch sử chỉ cho người đọc biết tới những câu chuyện của cuộc sống đời thường thì văn học mà ở đây là tiểu thuyết đưa con người tới những vùng đất mới qua trí tưởng tượng và óc sáng tạo của mình. Hư cấu được xem như một đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, một thao tác tư duy không thể thiếu của thể loại này. Nhờ có hư cấu, tác giả có thể tái hiện lại các sự kiện lịch sử trong tác phẩm của mình không theo hiện thực lịch sử và các nhân vật cũng hoàn toàn không lệ thuộc vào lịch sử như nguyên mẫu. Nói đến tiểu thuyết là nói đến tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật, và nói đến tiểu thuyết lịch sử là nói đến tài năng tưởng tượng lịch sử của nhà văn. Nhiệm vụ của các tác giả tiểu thuyết là không chỉ cho người đọc thấy sự tồn tại của hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng các thủ pháp nghệ thuật mà còn làm sống lại lịch sử bằng sự hư cấu và tài năng sáng tạo của mình. Nhà văn khi xây dựng các nhân vật lịch sử không đơn giản chỉ kể lại các câu chuyện lịch sử mà là thi vị hóa các nhân vật , những người đóng vai trò chủ đạo trong các sự kiện lịch sử ấy. Đặc biệt, mối quan tâm của các nhà tiểu thuyết lịch sử là làm sao để các nhân vật của mình trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn các nhân vật trong lịch sử, bởi các nhân vật lịch sử thì đã sống, còn các nhân vật tiểu thuyết lịch sử lại đang sống. Chính vì thế, hư cấu chính là yếu tố quan trọng bộc lộ tài năng nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác nghệ thuật. Hà Minh Đức, trong cuốn Nhà văn và tác phẩm văn học, viết:“Có khi nhà nghệ sĩ chỉ cần có một vài khoảnh khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào tác phẩm những điều phi lịch sử không quan trọng, thậm chí trong chừng mực nào đó, có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử bởi vì tác giả chỉ

cần đúng đắn lý tưởng mà thôi” [17, tr. 27]. Chính vì vậy, Nguyễn Khoa

việc viết văn đồng thời ghi lại những sự kiện lịch sử thì việc sáng tạo, hư cấu là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 64 - 67)