Hư cấu trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 67 - 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Hư cấu trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

Như đã nói ở trên, giữa nội dung tác phẩm và hiện thực lịch sử cùng giai đoạn có những điểm tương đồng nhất định. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ nhận giữa chúng có những sự khác biệt, đặc biệt là về phương diện các nhân vật. Qua tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí,

chúng ta thấy rằng bên cạnh việc đảm bảo tính trung thực của các sự kiện lịch sử theo trình tự từ như niên đại, các đời vua, chúa, các sự kiện lịch sử, các nhân vật,… tác giả còn chú ý tới những yếu tố mà các nhà sử học thường không mấy khi bàn tới. Đó là quan tâm tới nhân vật không chỉ ở khía cạnh là các nhân vật lịch sử, mà còn là những con người đời thường như bao con người bình thường khác trong cuộc sống. Các yếu tố, từ hành động đến lời nói, tâm trạng, tính cách được tác giả chú ý tái hiện, làm cho các nhân vật lịch sử hiện lên là những con người của cuộc sống, chịu sự chi phối của chính cuộc sống đang diễn ra. Cùng một sự kiện diễn ra trong cuộc đời của nhân vật nhưng được ghi lại trong

Nam triều công nghiệp diễn chí nó lại không hoàn toàn đơn thuần là những sự

kiện lịch sử như ở các cuốn lịch sử đã ghi chép. Các sự kiện này được nhìn nhận, miêu tả ở những góc độ khác nhau và các chi tiết được ghi lại không hoàn toàn giống với lịch sử. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, và các cuốn sử ghi chép cùng một giai đoạn lịch sử chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này. Nếu như trong các sách chính sử, các sự kiện được ghi chép một cách đầy đủ, chi tiết thì trong Nam triều công nghiệp diễn chí tác giả đã chủ tâm lựa chọn các sự kiện, các chi tiết cụ thể để tái hiện được những nhân vật như là những số phận con người cụ thể. Đứng ở góc độ này, Nam triều công nghiệp diễn chí đã miêu tả được nhiều trạng thái xã hội và nhiều số phận bi kịch bằng các tình tiết chân thực và gần gũi. Ở đây, người viết chỉ dừng lại so sánh một vài sự kiện

chính được ghi chép trong chính sử và được Nguyễn Khoa Chiêm lựa chọn và ghi lại trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí.

Hư cấu trong Nam triều công nghiệp diễn chí trước hết tác giả xây dựng nhân vật có những nét khác biệt so với nhân vật trong lịch sử.

Ví dụ như năm 1558, năm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa,khởi đầu sự nghiệp gây dựng Nam triều của Nguyễn Hoàng là một mốc hết sức quan trọng. Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục các tác giả chỉ ghi lại rất ngắn gọn: “Mậu Ngọ, năm Chính Trị thứ 1 (1558). (Mạc, năm Quang Bảo thứ 5 - Minh, năm Gia Tĩnh thứ 3)… Tháng 10, mùa đông. Sai Thái Tổ Gia Dụ

hoàng đế ta vào trấn đất Thuận Hóa” [66, Quyển 28]. Trong Nam triều công

nghiệp diễn chí, sự kiện này được miêu tả một cách chi tiết, như một trong

những sự kiện thể hiện sự đối đầu xuất phát từ sự đố kỵ về tài năng, từ ý muốn tranh giành quyền lực trong triều chính. Sự kiện ấy bắt đầu từ việc Nguyễn Hoàng theo Trịnh Kiểm đi chinh chiến, “nhiều năm đều lập được nhiều chiến

công, được Trang Tông gia phong nhiều lần, làm đến chức hữu tướng” …

Trịnh Kiểm lo ngờ rằng Nguyễn Hoàng “ngày sau công danh không kém gì Kiểm” [9, tr. 26] nên ghen ghét và muốn làm hại. Theo lời Thích quốc công bàn tính, Nguyễn Hoàng sai người vào cầu cứu chị ruột là Nguyễn Thị, chính phi của Trịnh Kiểm. Khi Nguyễn Thị vào tâu xin, Trịnh Kiểm nói “Em Đoan là kẻ anh hùng tuấn kiệt, đủ trí nhiều mưu, có thể dùng vào việc lớn, nào phải là

người đần độn đâu. Ta sao nỡ đặt em vào nơi đất xấu ấy?” [9, tr. 27-28]. Mặc

dù nói như vậy nhưng lòng lại thầm nghĩ: “Xứ ấy có quân đồn trú của nhà Mạc, cứ cho y đến đó, kể như mượn tay họ Mạc, ta khỏi phải mang tiếng không

biết dùng người” [9, tr. 28] cho nên Trịnh Kiểm đã tâu với vua cho Nguyễn

Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Như vậy, rõ ràng trong Nam triều công nghiệp

diễn chí, sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đối với Nguyễn

Hoàng không đơn thuần là một nhiệm vụ mà là một kế để tránh khỏi sự đố kỵ, tranh đoạt quyền lực một cách xấu xa trong triều chính, để được tự do trong

mọi quyết định của mình. Việc nhà vua đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa theo đề nghị của Trịnh Kiểm cũng là một cách để Trịnh Kiểm nhổ đi cái gai trong mắt và có thể tóm gọn cả vương triều vào tay họ Trịnh. Đây không phải là một quyết định vì sự nghiệp chung mà chỉ vì lòng đố kỵ, ghen ghét đối với tài năng của Nguyễn Hoàng mà thôi.

Cùng một sự kiện năm 1600, Nguyễn Hoàng quay trở về đất Thuận Hóa tiếp tục sự nghiệp gây dựng Nam triều. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả chỉ ghi: “Canh Tý, Thận Đức năm thứ 1 (1600)… Mùa hạ, tháng 5, nước to. Bấy giờ, Thái uý Đoan quốc công Nguyễn Hoàng ngầm sai bọn Kế quận công Phan Ngạn, Tráng quận công Ngô Đình Nga, Mỹ quận công Bùi Văn Khuê mưu phản. Bình An Vương cùng các quan đương bàn việc đánh dẹp, Hoàng muốn kế của mình trôi chảy, giả vờ xin đem quân đuổi đánh, rồi đốt hết doanh trại, trốn về Thuận Hoá. Bấy giờ trong nước loạn lạc, lòng người dao

động, Vương bèn hộ vệ hoàng thượng trở về (Tây Đô) để lo giữ đất căn bản

[31, tr.208]. Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm đã khai thác sự kiện này như một mưu kế để thấy được mong muốn được thoát khỏi một nơi đầy sự đố kỵ, ghen ghét để được tự do thực hiện khát vọng gây dựng đại nghiệp vì dân của chúa Nguyễn Hoàng. Sự kiện này bắt đầu từ việc Trịnh Tùng thấy “Đoan quốc công Nguyễn Hoàng là người khí chất hùng vĩ khác kẻ bình thường, được các quan trong triều nhiều người yêu mến ngưỡng mộ” cho nên Trịnh Tùng “sinh lòng ngờ vực, muốn tính kế trừ đi để khỏi mối lo

về sau”. Nguyễn Hoàng “thầm hiểu ý ấy, ngày đêm tìm cách trở về Thuận

Hóa” [9, tr.72]. Nếu như trong Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả cũng coi

đó là một kế của Nguyễn Hoàng nhưng chỉ viết một cách khách quan trong một đoạn văn ngắn gọn rằng: Nguyễn Hoàng “ngầm sai” bọn Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê mưu phản rồi “giả vờ xin đem quân đuổi đánh” để trốn về

Thuận Hóa [31, tr. 208], thì trong Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn

nấu ngày đêm và được thực hiện có kế hoạch. Nguyễn Hoàng sai người đem vàng bạc lễ vật đến biếu Trình quận công Nguyễn Bỉnh Khiêm “để hỏi kế giữ thân”. Nhờ gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng tìm cách trở về trấn cũ. Nguyễn Hoàng đã lập kế li gián giữa bọn Ngạn, Khuê với chúa Trịnh khiến cho bọn Ngạn, Khuê “quyết chí mưu phản” rồi Nguyễn Hoàng lại vào tâu xin “đem

đội thủy quân đi bắt chúng đem về dâng nộp trước mặt chúa thượng” [9, tr. 76].

Rồi cứ thế “thuận gió xuôi thuyền” trở về Nam triều [9, tr. 77]. Nguyễn Khoa Chiêm đã dụng công ghi lại tường tận mưu kế này để phần nào làm nổi bật được tài năng trí tuệ và khát vọng lớn lao của Nguyễn Hoàng.

Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, người đọc không thể không ấn

tượng bởi những cảnh được miêu tả rất chi tiết và chân thực, khiến cho các hình tượng nhân vật hiện lên như là những số phận chứ không chỉ là những cá nhân với vai trò nhất định trong diễn trình lịch sử. Nguyễn Khoa Chiêm đã tạo dấu ấn của mình khi những yếu tố đời tư của nhân vật được khai thác. Điều này làm cho nhân vật được xây dựng trong tác phẩm không chỉ là những anh hùng mà còn là những con người rất đời thường có yêu- ghét, vui -buồn, tốt – xấu đan xen. Chính các yếu tố đời thường của các nhân vật đã thể hiện cái nhìn đa chiều đa diện của tác giả về con người, đây chính là một yếu tố thể hiện sự mới mẻ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Những số phận như Trịnh Kiểm vì mong muốn thâu tóm quyền lực đã tìm cách hãm hại ngay cả em vợ là Nguyễn Hoàng. Trịnh Xuân ít trí kém mưu nhưng vì muốn tranh quyền đoạt chúa với anh, đã bị cha con Trịnh Đỗ lừa hại chết thảm. Đào Duy Từ tài năng siêu việt, được ví như Gia Cát tái sinh, nhưng vì xuất thân ca xướng nên không được đi thi, phải nuốt hận, tìm đường vào Đàng Trong, trên đường đi phải làm kẻ chăn trâu cho phú hộ để kiếm sống chờ thời cơ. Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật tài năng, trung thành, lắm mưu kế nhưng vì bị đố kị mà mưu sự khôi phục trung đô không thành.

Khi xây dựng nhân vật Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, một trong những vị Nam chúa được nói tới nhiều nhất trong Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm không chỉ làm hiện lên một vị chúa nhân đức, hết lòng vì dân vì nước. Mà tác giả còn tập trung khắc họa chúa dưới góc độ một người chồng, người cha có trách nhiệm, yêu thương con cái, một người chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời.

Qua chi tiết, công tử Hiệp Đức thắng trận trở về, Hiền vương khôn giấu được vui mừng và tự hào của một người cha trước con trai: “con ta quả là bậc tướng tài, dương uy cõi Bắc,… Người xưa nói: “giống rồng sinh con rồng, hổ

phụ sinh hổ tử quả cũng không ngoa vậy” [9, tr. 575]. Và không khỏi đau đớn

xót xa tột cùng khi hai người con trai lần lượt qua đời. Tháng 6 năm 1675, công tử Hiệp Đức bệnh nặng rồi mất. “Hiền vương đau xót ôm con, ngã vật xuống giường gào khóc thảm thiết: Đau tiếc cho con ta tài đức đầy đủ, trug hiếu vẹn toàn, xứng đáng là bậc anh hùng cái thế. Sao trời nhẫn tâm đoạt con

ta đi mau như thế?” [9, tr. 599]. Tháng 9 năm 1684, Đông cung thế tử Nguyễn

Phúc Diễn, người con mà Hiền vương muốn truyền ngôi, lâm bệnh và mất.

Hiền vương gào khóc đau xót: Tiếc cho con trưởng của ta là người nhân từ

đại độ, biết thương yêu dân chúng, sắp ủy thác cho con nói nghiệp lớn của tổ

tiên, nắm giữ việc nước. Con nỡ nào phụ lòng ta mà đi!” [9, tr. 614].

Hay tình cảm sâu nặng của chúa dành cho Chu thị phu nhân cũng được tác giả miêu tả rất chi tiết và chân thực. Chính phi của Hiền vương, sinh được ba người con: con gái Nguyễn thị Nga chết sớm, Hiệp Đức và Phúc Mỹ hầu đều đã qua đời, phu nhân buồn phiền ngày đêm thương khóc rồi cũng ốm chết, thọ 60 tuổi. Hiền vương “ôm quàng lấy phu nhân mà khóc lớn: Đau xót

hiền khanh của ta, sau này có việc nhà ta biết nhờ cậy vào ai”, nói xong

thương khóc thảm thiết. Sau khi thái phu nhân mất, Hiền vương ngày đêm thương nhớ, “từ khi thái phu nhân Chu thị qua đời, Hiền vương buồn rầu, thương tiếc, mắt lệ ít khô, bữa ăn thường bỏ dở, đêm nằm vẫn đặt chung đôi

gối như khi thái phu nhân còn sống, các mỹ nhân trong cung không mấy khi

được gần” [9, tr. 615]

Thông qua việc miêu tả chi tiết về nhân vật Thuận Nghĩa Nguyễn Hữu Dật vốn là một vị tướng tài năng quả cảm, hết lòng trung nghĩa, sát cánh cùng với Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Tiến để thực hiện sự nghiệp lớn của Nam triều. Vậy mà cũng có lúc vì những hiềm khích cá nhân, thiếu sự tỉnh táo, sáng suốt của một vị tướng. Đó là khi Chiêu Vũ ngày càng khiến chúa Nam tin tưởng vì đã thể hiện lòng trung thành với chúa Nam bằng việc từ chối thư dụ của quân Trịnh. Lại hêm việc Tộ Long từ Kinh đô vào báo tin cho Chiêu Vũ về tình hình của cha con Ký Lục Hồ, mà không trực tiếp đến trình báo với Thuận Nghĩa, khiến Thuận Nghĩa không vừa ý. Các tướng vì chuyện đó mà thêm chuyện, cho rằng Chiêu Vũ tự ý quyền hành. Mặc dù, Chiêu Vũ có giải thích nhưng Thuận Nghĩa bên ngoài vẫn nói lời tốt đẹp để giữ hòa khí “nhưng trong thâm tâm

càng thêm tức giận và nghi ngờ” [9, tr. 452], từ đó đã nảy sinh mối bất hòa và

có ý muốn lập mưu làm hại. Sự hiềm khích đã suýt khiến Chiêu Vũ và nhiều binh lính phải bỏ mạng khi đối đầu với quân Trịnh, Thuận Nghĩa đã ngầm báo cho các tướng rút quân về phía Nam mà không báo cho Chiêu Vũ biết. Để lại Chiêu Vũ và số binh lính ít ỏi trước sự vây hãm của quân Trịnh, tuy nhiên nhờ mưu trí Chiêu Vũ đã đánh lừa được quân Trịnh, bảo toàn tính mạng.

Khi miêu tả nhân vật, bên cạnh việc gắn liền với những diễn biến của lịch sử thì những yếu tố đời tư, cá nhân đã góp phần làm cho các nhân vật hiện lên toàn diện trong tác phẩm. Các nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí không chỉ hiện lên là những con người của lịch sử mà họ còn là con người của đời thường, gắn với những vui buồn của cuộc sống, họ không chỉ là những con người mang vẻ đẹp tuyệt vời mà còn mang trong mình những trăn trở, những suy tư, những hẹp hòi cá nhân, những bi kịch của số phận. Tác giả đi sâu vào miêu tả cuộc sống riêng cá nhân của những con người cụ thể, thường là những yếu tố không có thật trong lịch sử. Điều này có nghĩa là trong tác phẩm

có nhiều tình tiết, diễn biến trong cuộc đời nhân vật, cốt truyện đều rút ra từ thực tế lịch sử đương thời, nhưng cũng có nhiều chi tiết về đời tư cá nhân là do sự hư cấu của tác giả, không hoàn toàn có thật hoặc không có thật trong lịch sử. Qua những chi tiết tác giả miêu tả về cuộc sống cá nhân của một số nhân vật, những chi tiết này có thật hay hư cấu điều đó không quan trọng mà một điều quan trọng hơn cả là những chi tiết ấy đã được Nguyễn Khoa Chiêm đưa vào tác phẩm của mình và làm nên điểm khác biệt giữa tác phẩm này với các sách sử và tạo ra những hình tượng văn học thực thụ. Nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí đã thực sự cho thấy một cái nhìn đa diện đa chiều về con người của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm, cái nhìn ấy có dấu ấn của quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học hiện đại nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng.

3.3.3. Sử dụng các yếu tố tâm linh

Văn học cũng muôn màu muôn vẻ như cuộc sống. Nhìn chung, cuộc sống có cái gì, văn học cũng có cái đó. Tâm linh là một phần của cuộc sống con người do vậy, phản ánh yếu tố tâm linh là điều thường thấy trong tác phẩm văn học.

Tâm linh trong văn học gắn với ước mơ khát vọng cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp, trường thọ, giàu có, mạnh mẽ, uy lực, khả năng vượt qua mọi trở lực, vượt lên thế giới hữu hạn. Tuy nhiên, vị trí của yếu tố tâm linh trong văn học có tính chất lịch sử. Vào thời cổ đại, trung đại, khi tư tưởng khai sáng chưa chiếu rọi, yếu tố tâm linh chiếm địa vị chủ đạo, bởi tất cả mọi người đương thời chỉ tồn tại trong thế giới tâm linh, mang giá trị tâm linh, được thể hiện trong diễn ngôn tâm linh của thời đại. Nghiên cứu văn học trung đại mà bỏ qua diễn ngôn tâm linh, bản thể tâm linh, chỉ giải thích hoàn toàn theo quan niệm chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy vật hiện đại là sự phiến diện và sai lầm lớn. Theo Nguyễn Đặng Duy: "Tâm linh là cái thiêng riêng cao cả trong cuộc sống trần

15], như vậy có hai yếu tố quan trọng nhất là đức tin và sự linh thiêng. Tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)