Sử dụng các yếu tố huyền thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 80 - 107)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Sử dụng các yếu tố huyền thoại

Khái niệm “huyền thoại” (myth) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là muthos, muthos có nghĩa đen là lời, lời nói, câu chuyện, là truyền thuyết, truyền thoại. Trong khoa học về huyền thoại, huyền thoại thường được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người đã hình thành và có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào. Huyền thoại theo nghĩa đó thường được hiểu là những chuyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu (thời gian khởi nguyên), tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập nên những nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa. Ngoài từ huyền thoại (myth) được hiểu theo nghĩa trên đây, còn có từ huyền thoại (mythology) được dùng để chỉ tổng thể các câu chuyện hoang đường về thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu về thi pháp huyền thoại, người ta cũng đã chỉ ra việc xác định các chủ đề, đề tài - cốt truyện huyền thoại, việc xác định và miêu tả các nhân vật (các nhân vật bậc tiên tổ, đấng sáng tạo, anh hùng văn hóa…), việc xác định thời gian…. Yếu tố huyền thoại đã trở thành một phương thức nghệ thuật trong quá trình sáng tác, đặc biệt là đối với thể loại tiểu thuyết mang yếu tố hư cấu.

Còn theo cách hiểu phổ biến, huyền thoại là những sáng tác không tưởng từ xưa đến nay, những hiện tượng văn học mang tính chất của những sáng tác văn hóa dân gian thời cổ. Huyền thoại chính là sản phẩm của kiểu tư duy cổ xưa nguyên thủy nhất của nhân loại: tư duy huyền thoại. Ở hình thức có tính tưởng tượng, huyễn hoặc và kì diệu, huyền thoại là một yếu tố có sức sống lâu bền trong văn chương xưa nay. Ở thời cổ đại, huyền thoại là phương tiện nhận thức thế giới, là phương tiện biểu đạt tình cảm, suy nghĩ, ước mơ, nguyện vọng của con người. Đây chính là mối liên hệ giữa yếu tố văn hóa tâm linh với yếu tố huyền thoại trong văn học, thể hiện đời sống tâm linh con người trung đại. Văn

xuôi thời kỳ này do đó chứa đựng trong nó khá nhiều yếu tố huyễn hoặc, siêu nhiên, hoang đường.

Trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, ta thấy yếu tố huyền thoại xuất hiện trong quá trình miêu tả các nhân vật, tác giả sử dụng yếu tố này nhằm tôn vinh các nhân vật giữ vị trí lãnh đạo, thủ lĩnh trong tác phẩm. Tiến hành nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi thống kê được:một số yếu tố huyền thoại xuất hiện trong tác phẩm.

Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm, trong Nam triều công nghiệp diễn chí đã tập trung đặc tả các nhân vật vua chúa, những nhân vật có công gây dựng nên các triều đại như: Nguyễn - Trịnh. Trong đó nhiều nhân vật được thần thánh hóa, một số nhân vật trở nên siêu phàm: từ hình dáng, tầm vóc, hành động cho đến tài năng.

Các vị chúa Nguyễn, tiêu biểu như chúa tiên Nguyễn Hoàng được huyền thoại hóa qua những hành động cụ thể trong những việc làm mang đến sự ấm no, giầu mạnh cho Đàng Trong: chúa “ban phát ân đức, chiêu vỗ muôn dân,

thân yêu trăm họ”, “rộng ban ơn đức, thương yêu dân chúng, chậm bữa ăn để

đón người hiền quy phục, hào kiệt đến theo” [9, tr. 37]. Hay Chúa sai sửa sang

thành trì, thi hành nhân chính để vỗ về dân chúng làm cho “trăm họ yên bình,

muôn dân vui mừng thần phục”. “Từ đó Nguyễn Hoàng rộng ban ân đức, thu

phục cố kết lòng người” cho nên “anh hùng hào kiệt các nơi theo về giúp rập.

Trong cõi mưa thuận gió hòa, mùa màng lúa tốt, trăm họ vui ca, cho là đời

thái bình” [9, tr. 77,83]. Một vị chúa Nguyễn khác là Sái vương cũng được

miêu tả : “Sãi Vương cai quản binh dân hai xứ, rộng ban ân đức, thu phục

nhân tâm” khiến cho “bốn phương tám hướng đều chầu cận, con dân trăm

họ đều hoan hỉ vui ca” [9, tr. 94]. Hay tới đời chúa Thượng Vương cũng được

ngợi ca: “Thượng Vương từ khi mới ngồi cai trị trong miền, gần xa rộng ban ân đức, đối xử với các tướng thân tình như anh em, thương yêu dân chúng như con

vậy “thời bấy giờ trở nên thịnh trị” [9, tr. 202]. Chúa Hiền cũng được tác giả miêu tả: “xét nghĩ chúa Hiền ở Nam triều từ khi lên ngôi năm 1648 đã phát binh đánh đồn Tam Hiệu, lấy Dinh Cầu, giết Hàn Tiến, đuổi Quận Đông, chiếm giữ miền sông Lam ở Nghệ An, thu phục được bảy tám châu huyện, anh

hùng hào kiệt theo về nhiều không kể xiết” [9, tr. 221].

Khi huyền thoại hóa các vị chúa Nam triều, tác giả đã sử dụng yếu tố ngôn ngữ phóng đại để khắc họa các bậc đế vương qua đó gián tiếp ca ngợi tài năng, đức độ, cũng như công lao to lớn của các vị chúa đối với nhân dân “anh hùng quy phục, hào kiệt đến theo, dân chúng vui mừng thuần phục, đời sống

thái bình thịnh trị”.Những việc làm của họ không chỉ thu phục lòng người, mà

có các yêu tố liên quan, ảnh hưởng tới tự nhiên như “ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi”.

Hay khi miêu tả Phùng Khắc Khoan, tác giả đã huyền thoại hóa nhân vật qua tài năng, trí tuệ siêu phàm, “bẩm tính thông minh sáng trí, hiểu biết hơn người, có tài năng của Gia Cát, Lưu Cơ, có sức học của Nhan, Tăng, Mạnh, Tử. Văn chương nhất đời, mưu lược hơn người, đáng là bậc trạng nguyên một

thời” [9, tr.66].

Ngoài ra, sự xuất hiện của Thuận Nghĩa Nguyễn Hữu Tiến được tác giả sử dụng phương thức huyền thoại hóa thông qua giấc chiêm bao có gắn với điển tích cổ xưa, đó là Lộc Khê hầu khi đang suy tính việc thu phục kinh đô nhưng chưa được vẹn toàn, do mệt mỏi đã thiếp đi trên ghế. Trong giấc mơ thấy khi mọi người đang tụ họp đông ở phía trước bàn binh giảng võ, dàn đặt thế trận. “ Bỗng thấy một con hổ đen từ phía Nam nhảy vào trước sân lắc đầu vẫy đuôi, giơ nanh vuốt rồi nhảy vào trong nhà ôm lấy chiếc cột trụ thứ ba, đầu rướn lên trên, đuôi thõng xuống dưới. Lộc Khê hoảng hốt vội gọi quân lính ra

vây đánh. Bỗng nhiên con hổ đen từ hai bên nách mọc ra hai cánh rồi bay vút

lên trời về phía đông nam gầm vang như sấm” [9, tr.170]. Tỉnh dậy, Lộc Khê

Công, Tần Văn Công chiêm bao thấy con hùng con bi mà về sau có người hiền tài tìm đến giúp làm nên nghiệp bá. Nay chiêm bao thấy con hổ mọc cánh bò trườn rồi bay lên không, ắt cũng sẽ có kẻ hiền tài đến tìm mình để phò tá chúa thượng thống ngự cơ đồ to lớn.

Và giấc chiêm bao này đã trở thành hiện thực khi có sự xuất hiện của Nguyễn Hữu Tiến. Lộc Khê ngồi chờ đến giờ Tị thì thấy “từ phía nam có một người thân thể tráng kiện, mặc áo đen đã sờn rách, tay cầm chiếc quạt lông

bước vào trước sân khẽ giọng xin xin chầu chẩn cấp cứu trợ”. Lộc Khê thấy

người anh hùng lẫm lẫm, tướng mạo đường đường, phong độ tư thế vượt khác người thường, lại có sức mạnh dời núi nâng vạc, trong dạ rất mừng. Khi hỏi về thân thế biết người đó “họ Nguyễn tên Tiến, biểu danh là Thuận Nghĩa, sinh

năm Nhâm Dần”, trong lòng nửa thương nửa mừng, bèn mời lên sảnh đường, “

Thuận Nghĩa bước lên sảnh thì đến bên chiếc cột thứ ba thì vòng tay ôm cột mà

đứng, một lúc sau Thuận Nghĩa nhìn về hướng đông nam mà đi ra” [9, tr.172].

Thấy dáng người và tướng mạo, cử chỉ người ấy ứng đúng như giấc mộng đêm qua, Lộc Khê cả mừng, bèn gọi vào lưu lại nuôi dưỡng trong nhà. Tác giả qua cách giới thiệu sự xuất hiện đậm chất huyền ảo, kỳ lạ của nhân vật, không chỉ lôi cuốn người đọc vào câu chuyện, đặc biệt hơn còn thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình.

Nhân vật Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật, trong tác phẩm được tác giả sử dụng yếu tố thần hóa khi miêu tả vẻ bề ngoài để làm toát lên phong thái uy nghi, hùng dũng của nhân vật, khiến cho nhân vật được mang đậm màu sắc thần thoại . Ví dụ như trong trận đánh truy đuổi Hàn Tiến, đến gò Đá Trắng sắp qua Eo Gió, khi Hàn Tiến đang ngạo mạn vì không thấy bóng dáng quân Nam mai phục, thì từ trên núi thấy một viên đại tướng xông ra: “người ấy mình hạc, râu rồng, mày lân, mắt phượng, phong thái hùng mạnh đang vẫy quân đổ ào ào

xuống” [9, tr. 248]. Qua hình ảnh mang đậm dấu ấn của một vị thần, của một

cổ xưa, thủa hồng hoang, nơi các vị thần đang thống lĩnh mặt đất. Đồng thời gián tiếp ngợi ca vẻ đẹp hình thức cũng như tài năng của nhân vật.

Việc tác giả đưa các yếu tố huyền thoại vào tác phẩm phải chăng là sự kế thừa và sáng tạo các tinh hoa văn hóa thủa xa xưa của dân tộc qua các sáng tác trong sử thi, truyền thuyết về các bậc anh hùng, những người có công trong buổi khai thiên lập địa. Qua các chi tiết mang màu sắc huyền ảo, huyền thoại, các nhân vật hiện lên thật kỳ vĩ và hùng tráng về hình thức, anh dũng và tài năng , họ là những con người có thật trong lịch sử nhưng mang những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Các chi tiết sáng tạo này của tác giả khiến cho tác phẩm, không thuần túy là một tác phẩm lịch sử, kể về các nhân vật trong lịch sử, mà đặc biệt hơn sự huyền ảo khiến cho tác phẩm thêm phần li kì và lôi cuốn, đưa tác phẩm lên một tầm cao mới, mang những nét mới trên cơ sở kế thừa những giá trị nghệ thuật truyền thống.

3.4. Tiểu kết

Nam triều công nghiệp diễn chí, tác phẩm có ý nghĩa đánh dấu sự mở

đầu của nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, đã vận dụng yếu tố hư cấu như một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong sáng tác của mình.

Nguyễn Khoa Chiêm không chỉ tái hiện lại những nhân vật lịch sử, mà ông còn cho người đọc thấy những nét riêng khác biệt giữa chính sử và ngoài đời thực. Với hơn bốn trăm nhân vật từ vua chúa cho tới các vị tướng lĩnh ,quân lính và người dân. Bên cạnh việc tôn trọng lịch sử khi ông vẫn bảo toàn những sự kiện chính, những yếu tố đã được sử sách ghi chép lại, Nguyễn Khoa Chiêm còn mang đến sự hấp dẫn khi chỉ ra những nét khác biệt trong bút pháp miêu tả nhân vật. Nhiều nhân vật được miêu tả không hoàn toàn giống với lịch sử, họ được hư cấu về năm sinh năm mất, đặc biệt là khi miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật trong cuộc sống đời thường, tác giả đã để họ hiện lên với đủ các cung bậc cảm xúc vui buồn, yêu ghét, nghi ngờ, đố kị. Những bậc vua chúa bên cạnh vẻ bề ngoài oai nghiêm hùng dũng nhưng vẫn ẩn chứa tình

cảm riêng tư, sâu đậm cho gia đình và người thân. Các vị tướng sĩ không chỉ đồng tâm hiệp lực vì đại nghiệp mà còn có cả nghi ngờ, đố kị lẫn nhau…. Tác giả sử dụng khá nhiều những trang viết khi nói về sự khác biệt của các nhân vật khi so sánh với lịch sử đương thời. Đây chính là một yếu tố mới của tác phẩm

Nam triều công nghiệp diễn chí, làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Ngoài ra, để tạo sự đặc sắc và dấu ấn riêng cho Nam triều công nghiệp

diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm đã mang vào tác phẩm yếu tố tâm linh. Tác giả

không chỉ trực tiếp mượn yếu tố tâm linh để nói về sự xuất hiện hay lí giải cho số phận của một số nhân vật mà còn qua yếu tố này thể hiện thái độ tư tưởng của tác giả về cuộc sống, gián tiếp thể hiện tình cảm với các nhân vật và cả cái nhìn của riêng ông với một thời đại.

Các yếu tố huyền thoại thông qua cách nói phóng đại, khoa trương của tác giả khi xây dựng nhân vật không chỉ khắc họa sâu trong tâm trí người đọc về hình ảnh các nhân vật, mà còn lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, kích thích độc giả đi sâu tìm hiểu và khám phá tác phẩm. Yếu tố huyền thoại được sử dụng khi nói về các vị vua chúa, các vị tướng lĩnh có tần số nhiều hơn cả. Khiến cho những sự kiện lịch sử thêm phần mềm mại, uyển chuyển, các nhân vật vừa có sự chân thực vừa mang màu sắc phi thường, kì ảo.

Tóm lại qua sự khác biệt giữa các nhân vật trong lịch sử và ngoài đời thực, kết hợp với tính chất kỳ lạ, siêu nhiên, mang sắc điệu thần kỳ, huyền ảo trong bút pháp hư cấu thể hiện thế giới quan thần linh và chất huyền thoại, các yếu tố văn hóa tâm linh thực sự trở thành yếu tố quan trọng tạo nên tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho tác. Nhờ yếu tố thần kỳ của văn hóa tâm linh, sự kỳ ảo huyền thoại mà tác phẩm và tác giả có khả năng thể hiện tư tưởng, khái quát, đánh giá và nhận thức cuộc sống, con người ở nhiều mặt khác nhau. Đồng thời qua việc vận dụng các yếu tố hư cấu vào tác phẩm, tác giả còn góp phần vào xu hướng văn học của thời đại, đưa người đọc đến những trải nghiệm thẩm mĩ mới mẻ. Do vậy, chính nghệ thuật hư cấu trong xây dựng nhân vật của Nam triều

công nghiệp diễn chí là nhân tố cơ bản và quan trọng nhất tạo ra giá trị lớn của tác phẩm này.

Tìm hiểu nghệ thuật hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam

triều công nghiệp diễn chí, chúng tôi nhận thấy tuy tác giả Nguyễn Khoa

Chiêm chưa đạt tới nghệ thuật xuất sắc như các tác giả Ngô gia sau này,nhưng ông đã thực sự tạo ra những nguyên tắc chung trong nghệ thuật hư cấu nhân vật gắn liền với những đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Nguyễn Khoa Chiêm xứng đáng là tiểu thuyết mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi ở nước ta.

KẾT LUẬN

Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một trong những tác phẩm có ý nghĩa với nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Đây là tác phẩm mở đầu cho nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa và phát huy thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn của chúng tôi đã nỗ lực, cố gắng đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về tác phẩm. Trong phạm vi giới hạn của luận văn, người viết chủ yếu tập trung vào nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm. Qua bước đầu khảo sát và nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau:

Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm ra đời năm 1719, là tác phẩm phản ánh lịch sử dân tộc và được viết theo kết cấu chương hồi. Tác phẩm không chỉ là kết tinh của quá trình phát triển lâu dài của nền văn xuôi trung đại và sự tiếp thu ảnh hưởng của nền tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt, Nam triều công nghiệp diễn chí còn là sự kết tinh tài năng, tâm huyết và vốn sống của Nguyễn Khoa Chiêm. Xét cả về nội dung và hình thức thì đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử - chương hồi đầu tiên của Việt Nam, có ý nghĩa khai sinh cho nền tiểu thuyết trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc Việt Nam.

Một trong những thành công của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí ,chính là nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Tác giả đã xây dựng cốt truyện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 80 - 107)