7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính trong Nam
thành loại hình lịch sử với tên gọi Việt Nam khai quốc chí truyện đã làm mất đi hình thức chương hồi của tác phẩm, mặc dù vậy vẫn có thể tìm thấy những dấu vết của hình thức dẫn truyện đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi còn rớt lại.
Như vậy, kết cấu theo thời gian tuyến tính là đặc điểm tiêu biểu, đồng thời là kiểu kết cấu đặc trưng, nòng cốt của tiểu thuyết chương hồi nói chung.
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính trong Nam triều công nghiệp diễn chí triều công nghiệp diễn chí
Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là tác phẩm có
ý nghĩa mở đầu, tác phẩm khai sinh thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm tập trung phản ánh chân thực lịch sử xã hội Việt Nam những năm giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII – một giai đoạn với biết bao biến cố, thăng trầm, đất nước chìm trong máu lửa của những cuộc nội chiến triền liên miên giữa Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đó là các cuộc chiến tranh giảnh quyền lực, địa vị giữa các tập đoàn phong
kiến: giữa nhà Lê với nhà Mạc, tiếp đó là chúa Nguyễn và chúa Trịnh hay cuộc chiến của vua Lê chúa Trịnh. Với dung lượng đồ sộ, tác phẩm được chia thành tám quyển với hơn 600 trang viết, miêu tả bức tranh xã hội Việt Nam trong khoảng thời gian hơn một trăm năm đầy biến động.
Từ hệ thống sự kiện được trình bày trong bảng thống kê ở phần Phụ lục, có thể thấy toàn bộ hệ thống sự kiện trong tác phẩm Nam triều công nghiệp
diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm tuân thủ nghiêm nhặt nguyên tắc xây dựng
cốt truyện theo thời gian tuyến tính: sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào xảy ra sau kể sau. Là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, những đặc điểm đặc trưng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi được tác giả tuân thủ. Tác giả xây dựng cốt truyện hoàn toàn theo tuyến tính thời gian, nguyên tắc tuân thủ thời gian tuyến tính trước sau được đặt lên hàng đầu, chuẩn xác và chi tiết. Thông qua lối kể chuyện theo thời gian tuyến tính, tác giả từng bước đưa người đọc đi vào khám phá nội dung tác phẩm theo trình tự diễn biến trước sau của dòng sự kiện lịch sử.
Nam triều công nghiệp diễn chí miêu tả lịch sử Việt Nam từ năm Mậu
Ngọ, niên hiệu Chính Trị thứ nhất (1558) với sự kiện cựu thần nhà Lê là An Tĩnh hầu Nguyễn Kim dùng danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, lập con trai vua Chiêu Tông là Lê Ninh lên làm vua, lấy hiệu Trang Tông. Tác phẩm miêu tả chi tiết lịch sử hai miền Bắc triều và Nam triều với bao cuộc chiến giữa nhà Mạc và họ Trịnh, những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, tình hình kinh tế, thiên tai hay cả những hiện tượng bất thường của đất nước. Kết thúc tác phẩm là sự kiện chúa Nguyễn ở Đàng Trong sai quân dẹp loạn Cao Miên, ban lệnh mới khuyến khích đào tạo nhân tài vào tháng hai năm Kỷ Tị, niên hiệu Chính Hòa thứ mười (1689). Như vậy, lịch sử Việt Nam trong khoảng 131 năm, trải qua năm đời vua Lê, bốn đời chúa Trịnh
ở Bắc triều và bốn đời chúa Nguyễn ở Nam triều đã được Nguyễn Khoa Chiêm miêu tả chi tiết trong tác phẩm.
Sự chi tiết trong cách miêu tả sự kiện của Nam triều công nghiệp diễn chí còn được thể hiện qua việc từng mốc thời gian được tác giả miêu tả cụ thể đến tận can chi, tuế thứ, niên hiệu. Ba yếu tố đó luôn luôn được chú ý và miêu tả đầy đủ qua mỗi sự kiện trong tác phẩm. Ở những mốc thời gian diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, tác giả chú ý kể chi tiết đến cả mùa, tháng và trong nhiều trường hợp miêu tả tỉ mỉ đến cả ngày. Kết cấu tác phẩm theo kiểu biên niên, tuân theo dòng thời gian tuyến tính của sự kiện là nhu cầu nội tại của tác phẩm: Nguyễn Khoa Chiêm sáng tác Nam triều công nghiệp diễn chí, trong hoàn cảnh
“tái hiện các sự kiện lịch sử xảy ra cách thời ông mới một thế kỉ, bắt đầu từ việc Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lần thứ nhất năm 1558. Vả chăng, trước Nguyễn Khoa Chiêm chưa có một bộ sử nào viết về “công nghiệp” của Nam triều. Trong khi đó Nguyễn Khoa Chiêm lại muốn viết về một thời đại với những nhân vật lịch sử có thật. Vậy là cùng một lúc ông phải thực hiện hai
nhiệm vụ: vừa viết văn lại vừa làm sử” [41, tr. 67]. Như vậy, lối kết cấu cốt
truyện theo thời gian tuyến tính là yêu cầu tất yếu để tác giả có thể sáng tác một tác phẩm văn chương mà vẫn đảm bảo trung thành và miêu tả tỉ mỉ đối sự thật lịch sử. Hơn thế nữa, sự chi tiết trong lối miêu tả thời gian của Nguyễn Khoa Chiêm còn là hệ quả sự chi phối của chính đặc điểm sáng tác tác phẩm: tác giả viết về một giai đoạn lịch sử trước khi ông ra đời một trăm năm cho đến ba mươi năm đầu cuộc đời. Viết về lịch sử cách thời đại mình sống một thế kỉ là độ lùi thời gian quá khứ không phải quá dài, đó là cơ sở then chốt để Nguyễn Khoa Chiêm có thể miêu tả, ghi chép đầy đủ thời gian đến tận can chi, tuế thứ, niên hiệu; tỉ mỉ đến cả mùa, cả tháng, cả ngày, thậm chí có những chi tiết đến cả giờ. Đây là nét riêng, nét độc đáo của Nam triều công nghiệp diễn chí so với các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi cùng viết về lịch sử của Trung Quốc như
Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) hay với những tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ở giai đoạn sau như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).
Trong tác phẩm, tác giả sử dụng lối kể chuyện quen thuộc trong tiểu thuyết chương hồi để miêu tả các mốc thời gian lịch sử. Trước mỗi mốc thời gian được kể, Nguyễn Khoa Chiêm thường dùng lối viết: “Lại nói năm…”,
“Nói tiếp năm…”, sau đó miêu tả chi tiết sự kiện diễn ra. Mặc dù việc chuyển
tác phẩm từ loại hình văn chương thành loại hình lịch sử với tên gọi Việt Nam
khai quốc chí truyện đã làm mất đi hình thức chương hồi của tác phẩm, nhưng
những dấu vết của hình thức kể chuyện theo lối chương hồi vẫn có thể tìm thấy. Ở cuối quyển bốn viết: “Chưa biết bọn Tú Phượng vào Nam báo tin ra sao,
xem hồi sau sẽ rõ”; cuối quyển năm: “Chưa biết sự việc hư thực ra sao, xem
hồi sau sẽ rõ”. Cách dẫn truyện trên vừa là đặc trưng của lối dẫn truyện trong
tiểu thuyết chương hồi, vừa là cách thức tạo nên sự nối tiếp của mạch thời gian tuyến tính trong câu chuyện được kể.
Từ những đặc trưng cơ bản của cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi nói chung, với tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, cốt truyện của tác phẩm cũng được kết cấu chủ yếu theo lối kết cấu thời gian tuyến tính. Tác phẩm là hệ thống những biến cố lịch sử phức tạp, tầng tầng lớp lớp những sự kiện chồng chéo, đan cài, xen kẽ vào nhau. Tính chất phức tạp đó của cốt truyện là tất yếu do đặc điểm nội dung phản ánh của tác phẩm là bức tranh xã hội Việt Nam trong giai đoạn nội chiến kéo dài đằng đẵng hơn một trăm năm trong lịch sử chế độ phong kiến. Đó là cuộc chiến tranh Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn hay cuộc chiến giữa vua Lê – chúa Trịnh, những cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài, chiến tranh Nam – Bắc triều. Tác phẩm miêu tả bức tranh xung đột giữa các tập đoàn, phe phái, những âm mưu, thủ đoạn tiếm ngôi đoạt quyền, cuộc chiến huynh đệ tương tàn trong nội bộ chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam trong giai đoạn nội chiến liên miên, những cuộc chiến tranh tranh
giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến được tác phẩm phản ánh sinh động và chân thực. Tất cả những sự kiện lịch sử ấy được Nguyễn Khoa Chiêm miêu tả trong tám tập truyện, với hơn 600 trang viết qua lối kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính kết hợp, đan xen với lối đồng hiện sự kiện. Cách tổ chức tác phẩm theo lối kết hợp các kiểu kết cấu ấy góp phần tổ chức bố cục câu chuyện một cách hợp lí, đảm bảo sự phát triển biện chứng của hệ thống sự kiện, đồng thời hướng đến mục đích thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng cuat tác phẩm. Qua tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm cho ta thấy một bức tranh bề thế và rộng lớn về một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc.
Lịch sử dân tộc trong khoảng thời gian 131 năm, từ năm 1558 đến năm 1689 – một giai đoạn cục diện hai miền rối ren, đất nước chìm trong máu lửa của những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, đặc biệt công cuộc “công nghiệp” trên mảnh đất Nam triều của chúa Nguyễn – được Nguyễn Khoa Chiêm miểu tả tỉ mỉ, chi tiết, chân thực trong tác phẩm
Nam triều công nghiệp diễn chí. Để đảm bảo tính chân thực của lịch sử, đồng
thời phù hợp với mục đích sáng tác một tác phẩm văn chương, hình thức cốt truyện theo thời gian tuyến tính đã được tác giả vận dụng triệt để, sử dụng có hiệu quả để tạo nên thành công chung của tác phẩm. Hơn một thế kỉ với bao thăng trầm, biến động của đất nước được Nguyễn Khoa Chiêm miêu tả cụ thể qua tám quyển tương đương hơn 600 trang viết. Dưới ngòi bút của ông, những vấn đề chân thực của lịch sử nước nhà đã trở thành những chân thực về nghệ thuật, nó không hề cứng nhắc, khô khan mà sinh động, lôi cuốn người đọc đi vào khám phá. Tất nhiên, với hai nhiệm vụ viết văn và viết sử, cùng với việc tuân thủ nghiêm nhặt thời gian tuyến tính của sự kiện, tác phẩm nhiều khi không thể tránh khỏi việc kể lể dài dòng, ngôn ngữ ít nhiều chưa được chau chuốt nhưng giá trị của tác phẩm qua việc miêu tả “nhiều sự kiện chính trị ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài có liên quan cuộc chiến, nhiều âm mưu phế phế
lập biến loạn, nhiều trận đánh lớn được lược thuật bằng phong cách kể chuyện
chân xác, sinh động, tự nhiên và tương đối hấp dẫn” [24, tr.1033] là không thể
phủ nhận. Với tính chân thực của tác phẩm, nguyên tắc trung thành với sự thật lịch sử của tác giả, tác phẩm không chỉ mang giá trị một tác phẩm văn học mà còn là một tài liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lịch sử dân tộc.