Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi

Nhân vật là một trong những mảnh ghép quan trọng cùng với chủ đề, đề tài... góp phần tạo nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Đặc biệt, các tác giả tiểu thuyết chương hồi thường tập trung quan tâm đến các nhân vật lịch sử. Các nhân vật hiện lên như thế nào trong tác phẩm là do tài năng xây dựng nhân vật của nhà văn. Các nhân vật có thể được xây dựng qua các thủ pháp khác nhau nhưng tựu trung, lại nó là sản phẩm tinh thần, tâm huyết của mỗi nhà văn.

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam tuân thủ những nguyên tắc chung về xây dựng nhân vật trong văn xuôi trung đại. Theo tác giả Trần Đình Sử :“Văn học trung đại là một loại hình văn học, sản phẩm của xã hội gây dựng trên nền tảng các quan hệ phong kiến, văn học trung đại có nhiều thể loại khác nhau và các thể loại cũng biến động qua các thời kỳ của loại hình này. Nhưng nhìn chung con người trong nền văn học này có một số đặc điểm loại hình như sau: Mang dấu ấn đẳng cấp dấu ấn của hệ tư tưởng, tôn giáo, của

sáng tác dân gian” [52, tr. 54].

Nhân vật trong văn học trung đại Việt Nam mang những dấu hiệu riêng, thể hiện những đặc điểm về tư duy nghệ thuật của văn học trung đại lúc bấy giờ. Dưới sự ảnh hưởng của quan niệm thiên địa nhân hợp nhất, người ta quan niệm con người là cá thể của vũ trụ mang dấu ấn vũ trụ nên thường lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Vì quan niệm này, chân dung con người thường hiện ra dưới vẻ đẹp của những “dáng mai, tóc liễu, râu

rồng mắt phượng”. Cũng do ảnh hưởng của các quan niệm phong kiến, các tác

trưng hay theo các mô tip có sẵn đối với từng loại hình nhân vật trong văn học trung đại. Các dạng nhân vật mà ta thường gặp trong tiểu thuyết chương hồi bao gồm các kiểu nhân vật như: minh chúa tôi hiền, nhân nghĩa, chính trực, trí tuệ hơn người, gian hùng, tiểu nhân. Trong mỗi tác phẩm, có nhiều loại hình nhân vật được nhắc đến, nhưng khi miêu tả nhân vật, các tác giả tiểu thuyết chương hồi đều phải tuân thủ các nguyên tắc đã thành nguyên mẫu của văn học trung đại.

Như vậy, qua việc tìm hiểu những vấn đề chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến thành công của tác phẩm. Mặc dù phải tuân thủ theo những đặc trưng chung của văn học trung đại như tính ước lệ, tượng trưng, sự tôn vinh những nhân vật lịch sử theo tư tưởng trung quân..., nhưng mỗi nhà văn với tư cách là một cá tính sáng tạo riêng, với những điểm nhìn nghệ thuật riêng, năng lực ngôn ngữ riêng..., vẫn có những đóng góp đặc sắc của riêng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)