KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất đến giá đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái​ (Trang 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Yên Bái

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có tọa độ địa lý 21040’-21016’độ vĩ bắc; 104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.

Phía Bắc, và phía Tây, phía Nam giáp huyện Trấn Yên và tỉnh Phú Thọ. Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình

Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 10.678,09 ha bao gồm 17 đơn vị hành chính với 09 phường, 08 xã; dân số thành phố năm 2015 có 99.844 người. Là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua.

3.1.1.2. Ðịa hình, địa mạo

Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:

- Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35m so với mực nước biển.

- Địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc.

- Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước. Nhìn toàn cảnh từ khu vực thành phố Yên Bái nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Yên Bái nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với điều kiện địa lý tự nhiên, thành phố Yên Bái mang tính chất tiểu vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

3.1.1.4. Thủy văn

Thành phố Yên Bái là địa phương có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước lớn cho các suối, hồ.

Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 15 km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162m3/s, tốc độ chảy lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Thành phố Yên Bái có các nhóm đất sau:

- Nhóm đất phù sa: Ký hiệu (P) (Fluvi sols)(FL) - Nhóm đất Glây (GL) (Gleyols)

- Nhóm đất đen Luvisols (LV) - Nhóm đất đỏ Ferralsols

- Nhóm đất tầng mỏng Leptosols

b) Tài nguyên nước

Thành phố Yên Bái có nguồn nước khá dồi dào, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.

Nhìn chung tài nguyên nước của thành phố rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm. Vì thế nó có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân, nếu được khai thác sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống và nhiều lĩnh vực khác.

c) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố tính đến 01/01/2016 hiện có 3.904,05 ha chiếm 36,56% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, đất trồng rừng sản xuất. Động vật rừng hầu như không còn do hậu quả của nạn phá rừng những năm trước để lại đồng thời do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá. Rừng trong thành phố với chủng loại cây lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn tập trung chủ yếu ở xã ngoại

thành và các phường Yên Ninh, Đồng Tâm, Minh Tân, Yên Thịnh, Tân Thịnh, Minh Bảo, Âu Lâu, Hợp Minh, Văn Tiến, Phúc Lộc.

d) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố có những khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn tập trung tại khu vực xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra thành phố có khu vực cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven sông Hồng thuộc phường Hồng Hà.

đ) Tài nguyên khác

- Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê năm 2015 dân số năm 2015 trên địa bàn thành phố có 99.844 người, có 22 dân tộc.

- Ngoài ra, thành phố Yên Bái còn có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá phong phú như.

Ngoài ra còn các di tích: Chùa Ngọc Am, Chùa Bách Lẫm, Đình - Đền - Chùa Nam Cường, Đền Tuần Quán, Đền - Chùa Rối xã Tân Thịnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

3.1.2.1. Nông nghiệp

Quy mô sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 127 tỷ đồng, vượt 5,83% so với mục tiêu thành phố đề ra; giá trị phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 77 triệu đồng/ha, quy sản xuất hàng hóa ngày một tăng, đặc biệt là chăn nuôi.

3.1.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng, tập trung vào khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương.

Trong năm 2015 -2015 thành phố đã tập trung các nguần lực cho phát triển công nghiệp, ban hành các quy định hỗ trợ phát triển kinh tế, lựa chọn các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển đô thị. Khu công nghiệp phía nam được mở rộng, mời gọi 10 dự án đầu tư. Cụm công nghiệp Đầm Hồng được đầu tư hạ tầng khá hoàn chỉnh và đã lấp đầy diện tích 12 ha với 22 dự án đầu tư, tổng số doanh thu bình quân đạt 65 tỷ đồng/năm. Cụm

công nghiệp Âu Lâu được mở rộng lên 15 ha, có nhiều tiềm năng thu hút các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ có giá trị cao.

3.1.2.3. Thương mại - dịch vụ

Thương mại - dịch vụ du lịch phát triển nhanh, đạt mức tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2010-2015 thành phố đã tập trung xây dựng hạ tầng đô thị, nâng cấp công viên Yên Hòa, vườn hoa Hồng Hà, hồ trung tâm km5, hồ sinh thái Nam Cường. Thành phố khuyến khích đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà hàng khu sinh thái… hiện có 54 cơ sở lưu trú, 04 công ty du lịch. Trong giai đoạn 2011- 2015 đã đón 700.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 310 tỷ đồng.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Hiện trạng dân số.

Tổng dân số trung bình thành phố đến năm 2015 là 99,844 người trong đó: - Khu vực thành thị 77.410 người chiếm 78%;

- Khu vực nông thôn 22.440 người chiếm 22%;

Nam giới 49.848 người chiếm 49,93%, nữ giới 49.996 người chiếm 50,07%. - Tỷ lệ t tăng dân số tự nhiên 0.9%, mật độ dân số là 935 người/km2.

b. Lao động và việc làm.

Lực lượng lao động trong độ tuổi đến 2015 là 57.833 người chiếm 61% dân số, trong đó người có khả năng lao động là 57.335 người.

* Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 46.836 người chia theo các ngành sau:

- Lao động trong ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: 6.159 người, chiếm 13,15%;

- Lao động trong ngành Công nghiệp - Xây dựng 15.673 người chiếm 33,46%; - Lao động trong ngành thương mại dịch vụ 25.004 người chiếm 53,39%; - Số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đang không có việc làm 1.901 người chiếm 3,31% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

c. Thu nhập.

- Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2015 đạt 55,6 triệu đồng; - Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm 1%.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

* Lợi thế: Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và An ninh quốc phòng của tỉnh, được Chính phủ công nhận là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2, và thành phố công nghiệp vào năm 2020, Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào cai; đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua: Quốc lộ 32, 32C.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2016-2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX nhiệm kỳ 2016- 2020; Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020, thành phố Yên Bái sẽ có những thuận lợi cơ bản trong đầu tư xây dựng đô thị trong những năm tới.

Việc phân cấp của tỉnh cho thành phố trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng như ngân sách, XDCB, tổ chức cán bộ… Đã tạo cho thành phố phát huy sự năng động, chủ động trong xây dựng kế hoạch cũng như điều hành thực hiện.

* Khó khăn:

Yên Bái là một tỉnh nghèo, lại nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, đó là một trong những nguyên nhân chính hạn chế thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Với tình hình khó khăn chung, thành phố Yên Bái cũng chịu những tác động trong điều kiện chung của tỉnh. Bởi vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng từ điểm xuất phát thấp nguồn lực đầu tư hạn chế nền kinh tế thành phố chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị: Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn không lớn, chủ yếu thực hiện các công trình xây dựng có quy mô nhỏ. Hệ thống đường giao thông nội thành phát triển còn chậm, chất lượng mặt đường của nhiều tuyến xuống cấp cần được đầu tư sửa chữa, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Bái, tỉnh Yên Bái

3.2.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Yên Bái năm 2018

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại thành phố Yên Bái năm 2018

Thứ tự Chỉ tiêu DT (ha) Tỷ lệ

(%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 10.678,13 100,00

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 7.149,18 66,95

1.1 Đất trồng lúa LUA 658,76 6,17

1.1.2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 514,77 4,82

1.1.3 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 143,99 1,35

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 343,09 3,21

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.018,73 18,91

1.4 Đất rừng sản xuất RSX 3.904,05 36,56

1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 220,53 2,07

1.6 Đất nông nghiệp khác NKH 4,02 0,04

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 3.452,84 32,34

2.1 Đất quốc phòng CQP 418,63 3,92

2.2 Đất an ninh CAN 42,92 0,40

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 265,22 2,48

2.4 Đất cụm cụng nghiệp SKN 33,53 0,31

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 22,26 0,21

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 96,47 0,90

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 21,77 0,20

2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã DHT 834,75 7,82

2.8.1 Đất giao thông DGT 834,75 7,82

2.9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,61 0,02

Thứ tự Chỉ tiêu DT (ha) Tỷ lệ (%)

2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 244,23 2,29

2.12 Đất ở tại đô thị ODT 436,75 4,09

2.13 Đất xây trụ sở cơ quan TSC 29,86 0,28

2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 31,67 0,30

2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,06 0,03

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 45,60 0,43

2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 33,90 0,32

2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 8,67 0,08

2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,46 0,05

2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,70 0,05

2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 598,83 5,61

2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 224,76 2,10

2.23 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,37 0,05

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 76,11 0,71

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Yên Bái)

Kết quả tổng hợp về tình hình sử dụng đất của thành phố Yên Bái năm 2018 như sau: tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 10.678,13 ha. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích là 7.149,18 ha (chiếm 66,95% tổng diện tích tự nhiên), tuy nhiên trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất) có diện tích lớn nhất chiếm đến 36,56% tổng diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp có 3.452,84 ha (chiếm 32,34 %), trong đó chủ yếu là đất giao thông, chiếm 7,82%.

3.2.2. Biến động sử dụng đất tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2018 2015 - 2018

Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất của thành phố Yên Bái giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: ha Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích năm 2015 Diện tích 2018 Tăng (+) giảm (-) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 10,674.28 10.678,13 3,85 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 7.427,58 7.149,18 -278,40 1.1 Đất trồng lúa LUA 681,12 658,76 -22,36

1.1.2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 601,17 514,77 -86,40 1.1.3 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 79,95 143,99 64,04 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 330,76 343,09 12,33 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.790,25 2.018,73 228,48

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 168,19 0,00 -168,19

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 4.318,89 3.904,05 -414,84

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 135,07 220,53 85,46

1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 3,30 4,02 0,72

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 3.158,69 3.452,84 294,15

2.1 Đất quốc phòng CQP 492,07 418,63 -73,44

2.2 Đất an ninh CAN 20,88 42,92 22,04

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 153,30 265,22 111,92

2.5 Đất cụm cụng nghiệp SKN 13,93 33,53 19,60

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 31,07 22,26 -8,81

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 73,43 96,47 23,04 2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 27,57 21,77 -5,80 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 728,58 834,75 106,17

2.9.1 Đất giao thông DGT 728,58 834,75 106,17

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích năm 2015 Diện tích 2018 Tăng (+) giảm (-)

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 40,86 41,82 0,96

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 222,04 244,23 22,19

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 379,95 436,75 56,80

2.15 Đất xây trụ sở cơ quan TSC 28,61 29,86 1,25

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 21,38 31,67 10,29

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,29 3,06 0,77

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 49,90 45,60 -4,30

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 51,03 33,90 -17,13

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 12,78 8,67 -4,11

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 10,97 5,46 -5,51

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,36 5,70 2,34

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 607,79 598,83 -8,96

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất đến giá đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái​ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)