7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Nhà Nho có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc
Đất nước chính là nguồn sinh dưỡng nuôi lớn, bao bọc mỗi con người. Mỗi người đều được thừa hưởng tinh hoa về vật chất cũng như tinh thần mà cha ông để lại. Nên mỗi cá nhân đều có mối quan hệ với quốc gia, dân tộc, có trách nhiệm phải xây dựng và bảo vệ những giá trị cốt lõi từ lịch sử đã gây dựng lên đất nước. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân đều phải có lòng yêu nước sắc sắc. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua văn học. Đối với văn học trung đại, chủ nghĩa yêu nước thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời, quan điểm về thời cuộc của các tác giả. Văn học trung đại miêu tả thực tế đen tối của xã hội, phơi bày những cảnh đời đau khổ của nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi của con người. Bên cạnh đó còn là sự bày tỏ tình cảm với đấng thiên tử và ý thức cá nhân với thời cuộc, cách cảm nhận cuộc sống của mỗi con người.
Thời đại mà Nguyễn Văn Lý sinh sống là khoảng thời gian đặc biệt, vấn đề giúp dân cứu đời trở nên bức thiết. Đặc biệt với những trí sĩ có lòng tự tôn dân tộc và tình thương yêu với dân chúng như Nguyễn Văn Lý lại càng có nhiều suy tư trăn trở. Suốt quá trình làm quan của mình, vấn đề hàng đầu được ông quan tâm chính là sự yên bình của đất nước và sự ấm no của nhân dân. Trong quá trình làm quan Phú Yên, ông đã nhận được sự kính trọng, yêu mến của dân chúng. Thể hiện sự biết ơn ân đức của ông, họ đem vàng, bạc hàng trăm lạng tới tạ, nhưng ông không nhận, bảo rằng: “Ta chỉ để ơn lại cho dân ta mà thôi” [2, tr.31]. Khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược
Việt Nam (1858), giống như nhiều nhà Nho chân chính, Nguyễn Văn Lý, mặc dù đã cao tuổi nhưng vẫn dốc lòng vì quốc sự. Mùa đông năm ấy, ông cùng quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Văn Thu dâng “Mật trần kế sách đánh Tây” lên vua và được Tự Đức châu phê “đã xem”.
Nguyễn Văn Lý là người luôn tận tâm với việc phát triển văn hóa đất nước. Đứng trước nguy cơ truyền thống văn hóa và sự phát triển cốt lõi của đất Thăng Long đang bị lung lay, mai một, nhân dân chịu nhiều nỗi bi ai, ông cùng với rất nhiều người bạn chí thiết của mình là sĩ phu Bắc Hà đương thời giúp dân và gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc và vai trò trung tâm văn hóa của Thăng Long. Ngay sau ngày vinh quy bái tổ, ông đã cùng bạn bè hoàn thành việc lập Văn Hội Thọ Xương. Hội được lập ra nhằm tập hợp đông đảo trí thức của gần hết vùng nội thành với mục đích thực hiện việc trấn hưng đất Kinh kỳ. Nguyễn Văn Lý chính là một trong những thành viên hoạt động tích cực nhất. Văn hội dưới sự lãnh đạo của nhóm các ông và cả sau khi các ông qua đời đã gắng sức thực hiện đúng tôn chỉ đã đề ra. Và bằng sức lực, tâm huyết của họ văn hóa đất đế đô đã được gìn giữ, phát triển hưng thịnh. Và khi Đốc học Hà Nội Lê Đình Diên bị bọn tay chân Pháp hành hung, Văn hội của ông đã kêu gọi được rất nhiều người đi phản kháng, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết, một lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, ông đã góp công sức vào việc xây dựng Hội Hướng Thiện ở Hà Nội. Nhưng khi họp đại hội thành lập, có việc khẩn ông đã phải trở lại Huế. Những người bạn đồng chí hướng với ông vẫn duy trì và phát triển hội. Dưới sự lãnh đạo của Vũ Tông Phan, sau này là Nguyễn Văn Siêu, hội đã có tác động rộng hơn trong việc khuyến khích và giữ vững truyền thống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, hội đã tổ chức tôn tạo vùng phía Bắc của Hồ Gươm thành quần thể kiến trúc Ngọc Sơn - một di tích lịch sử - văn hóa giữa Thăng Long. Nguyễn Văn Lý có công rất lớn trong việc sưu tầm bộ Thế phả với số trang là 418. Để có thể đạt được kết quả như vậy ông đã dành rất nhiều tâm huyết và 20 năm kiên trì tìm tòi. “Trong lời tựa, có câu: “ông Lê Chất chỉ là tướng võ mà chí nghiệp rộng xa như thế đấy”. Trong hoàn cảnh đương thời khi Lê Chất nguyên Tổng trấn Bắc Thành đã cùng với Lê Văn Duyệt bị kết tội rất nặng, mộ bị san phẳng thì có thể đánh giá lòng quả cảm và tâm huyết với việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của ông” [43].
Và tấm lòng của ông với dân với nước được thể hiện qua rất nhiều sáng tác trong Đông Khê thi tập. Như đã đề cập ở trên, một số sáng tác của ông dùng những lời lẽ nhiệt thành ca ngợi công trạng của vua Lê Thái Tổ cùng với đó là sự tôn kính với vua Lê Thánh Tông với tấm lòng của một người trọng nghiệp Nho. Những sáng tác khác, ông bày tỏ tấm lòng yêu nước của mình có khi trực tiếp, khi thì kín đáo nhưng đều rất dễ nhận ra. Trong bài Nghệ An đạo trung (Trên đường Nghệ An) tác giả viết:
Thi thư nhân thị tam dư túc, Hoa Diễm sư năng thập vạn hùng Kinh lý cổ kim dư địa lý
Lộ kì Nam Bắc dịch lâu trung
(Là người đất thi thư, có dư ba đức tính tốt
Quân đội đất Hoa Diễm vẫn còn mười vạn hùng mạnh Xưa nay toan tính việc nước đều ở địa giới đất này, Nam Bắc chia đường, trạm dịch cũng ở trung gian).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong lần quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần phải bỏ Thăng Long chạy ra vùng Hải Đông, bấy giờ Trần Nhân Tông sai viết vào đuôi thuyền ngự hai câu thơ để khích lệ quân sĩ như sau: “Cối Kê cựu sự quân tu ký/ Hoa Diễm do tồn thập vạn binh” (Chuyện cũ Cối Kê anh nên nhớ/ Châu Hoan, Châu Diễm đang còn mười vạn quân). Cối Kê là chuyện Câu Tiễn mất nước vẫn nuôi chí báo thù, cuối cùng đã thu phục lại đất nước. Nguyễn Văn Lý đã mượn chính ý câu thơ của vua Lê để nói lên niềm tự hào về quê hương, mảnh đất gắn liền với những chiến tích và tài trí của bậc hiền nhân. Qua đó là niềm tin của tác giả vào sức mạnh của dân tộc, ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước đã là truyền thống từ ngàn đời của vua tôi đất Việt.
Trong bài thơ Vinh quy (Vinh quy) tác giả bày tỏ sự xúc động, vui mừng khi thi đỗ tiến sĩ, được vua ban cờ biển, chức dịch trở về quê nhà vẻ vang, được dân làng nghênh đón. Cùng với đó là sự biết ơn của ông đối với đất nước, với vua:
Thập niên tân khổ ngẫu nhiên thù, Ân tứ vinh quy khứ lộ du.
Đế trạch tác nhân đồng tạo hóa,
Thiên hương bội sủng đáo Doanh Châu …
(Mười năm tân khổ, nay ngẫu nhiên được đền bù, Được ơn ban vinh quy, đường trở về xa xôi.
Ơn vua tác thành cho sĩ tử cũng ngang với công lao tạo hóa, Mang ân sủng hương trời đến gác Doanh Châu).
Khi thành danh đỗ đạt, tác giả ngoài việc vui mừng vì công đèn sách bao năm đã được đền đáp xứng đáng thì không quên ân đức trời bể của vua - ân đức sánh ngang trời đất. Sở dĩ tác giả ghi nhớ công ơn vua sâu sắc, và khiêm nhường với sự “ngẫu nhiên” đỗ đạt của mình một phần là do năm Nhâm Thìn, Minh Mệnh thứ 13 (1832), quan khâm sai trường thi Hội cũng nghiêm ngặt, Thánh tổ Nhân hoàng đế gia ân cho sĩ tử trước kỳ thi thứ ba các bài tứ lục, thi phú mỗi quyển cho thêm một phân (điểm), để hợp lệ, trường quy được 10 phân mới trúng chính bảng. Thêm nữa, khi chưa vào thi đình đối đã được cấp giấy kim tiên, lệnh cho làm bài thơ “ứng chế” (ngũ ngôn bài luật) Hạ vân đa kỳ phong (Mây mùa hạ nhiều núi lạ kỳ); chiều muộn lại vâng thánh chỉ đến lầu Doanh Châu, được thưởng 5 tiền bạch kim và một đồng hoàng kim. Đó là sự tri ngộ hy hữu, các khoa Tiến sĩ chưa có bao giờ. Lời thơ giản dị mà ý nghĩa của lời thơ mang lại thật to lớn. Đáp lại ơn vua sâu sắc, ông đã dùng cả quãng đời làm quan để cống hiến tài năng, trở thành một vị quan thanh liêm, chính trực, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình. Và dù nhiều lần chịu oan ức nhưng tấm lòng với đất nước vẫn không thay đổi. Ông vẫn dùng bản thân mình, tạo động lực cho các sĩ tử cố gắng:
Chí nhất tòng tri năng động khí Anh hùng mạc mạn thán yêm lưu
(Chí chuyên nhất, theo đó thì biết sẽ tác động đến khí Anh hùng chớ than thở là đường công danh trậm trễ).
Bài thơ Giai đồng niên hạ tam giáp Tiến sĩ Vị Hoàng Vũ Tiết Phủ (Cùng các bạn đồng niên mừng tam giáp Tiến sĩ Vũ Tiết Phủ, người Vị Hoàng) là một trong số những bài thơ tác giả nêu lên trách nhiệm của những bậc làm quan khi chịu ơn vua:
Cầu mã trùng lai vinh tử lý, Hốt bào sơ bội ủy huyên đường. Phong vân thiên tải lương đa hạnh, Đồ báo quân ân nhật chính trường
(Áo cầu ngựa béo hai lần làm vẻ vang quê hương, Được mặc áo bào cầm hốt, an ủi tấm lòng mẹ. Hội phong vân, ngàn năm thật là nhiều may mắn, Lo toan ngày tháng đền ơn vua, ngày tháng còn dài).
Khi được “áo gấm về làng”, trở thành niềm tự hào của quê hương cũng là lúc bậc hiền tài phải cố gắng đem tài trí của mình ra để phò vua giúp nước. Những ngày tháng làm quan, mang ơn vua thì phải báo đền. Chung vui cùng bạn, ông vẫn cho thấy được tấm lòng với đất nước của mình.
Tác giả luôn mong có thể cống hiến cho đất nước được lâu dài. Ông luôn cảm thấy những gì mình đóng góp vẫn còn quá ít mà tuổi già đã ập đến. Tiếc vì dự định cống hiến lâu dài mà sức mình thì có hạn, việc muốn làm thì nhiều mà tuổi già đã đến điểm trên mái đầu. Niềm băn khoăn của ông không phải vì không phải vì lo sợ bệnh tật, tuổi già ập đến thì sẽ chịu đau đớn mà chỉ vì một lẽ không còn đủ sức gắng lực đem tài mọn của mình cống hiến cho dân, báo đền ơn trên. Trong bài Đông dạ thuật hoài thư thị niên huynh Phạm Nghĩa Khê (Đêm đông thuật nỗi lòng, trình bạn cùng khoa là Phạm Nghĩa Khê), ông có viết:
Túc cốt không lân mấn dục hoa. Hà nhật thô thù thân sự liễu, Cố sơn quy khứ ngọa yên hà.
(Xương cốt già nua, luống thương tóc mai sắp bạc rồi.
Ngày nào mới báo đáp được chút ít, việc bản thân mới hoàn thành, Để trở về núi cũ nằm cùng khói ráng).
Nguyễn Văn Lý thực là một vị quan mẫu mực. Ông là hiện thân cho những con người tận tâm tận lực với non sông. Khi được vua quan tâm hay được ban ơn ông đều vui mừng và cảm động. Bài Xuân thí ân bút (Chiếc bút được ban trong kỳ thi Hội) ghi lại tâm trạng của ông khi được vua ban chiếc bút quý:
Bảo quản ân tòng Tử cấm lai,
“Lĩnh Nam đệ nhất” tuyết phong khai. Hoàng tình tảo hứa văn chương dụng, Bất tá Giang Yêm ngũ sắc tài.
(Bút quý, ơn được ban, từ Tử cấm thành gửi đến,
Mở ra, được ngọn bút trắng như tuyết, đứng đầu cõi Lĩnh Nam. Ý tình nhà vua sớm định cho dùng văn chương,
Chẳng cần mượn cây bút năm màu của Giang Yêm).
Lòng yêu nước của ông gắn liền với sự ngưỡng vọng vua và ý thức trách nhiệm của mình trước thời cuộc. Tấm lòng của ông thật đáng quý. Trong bài Canh Tý niên tứ nguyệt nhật cung ngộ thánh tổ nhân Hoàng Đế ngũ tuần đại khánh kỷ thịnh
(Ngày, tháng tư năm Canh Tý (1840), kính gặp đại lễ mừng Thánh Tổ Nhân Hoàng đế năm mươi tuổi, ghi việc tốt đẹp), ông viết:
Phồn nhục bách vương hi điển lễ, Tôn thân vạn lí đạt chu xa.
Bệnh thân lương hạnh xu ban lập, Vạn tuế thanh trung hỉ độc xa.
(Trải nệm dày để hàng tước vương ngồi, điển lễ này thật hiếm có, Các bậc tôn thất từ vạn dặm đi xe thuyền về dự.
Tấm thân yếu bệnh may mắn được đứng trong các ban dự lễ, Trong lời hô chúc “muôn tuổi”, mừng riêng được đội ơn sâu). Bởi lòng trung với vua nên ông luôn cảm thấy may mắn khi được dốc hết sức phò trợ cho sự nghiệp nước nhà. Cùng với đó là sự vui mừng khi bậc thánh nhân được tuổi ngũ tuần, vẫn còn anh minh cùng với triều thần gánh vác nghiệp tiên tổ. Nỗi niềm hân hoan ấy là biểu hiện cụ thể hóa của lòng nhiệt thành yêu nước.
Trong bài thơ Nghĩ đại sứ bộ cung hạ thiên triều Hoàng Đế lục tuần đại khánh thi (Làm thay sứ bộ chúc thọ Hoàng Đế thiên triều trong lễ mừng sáu mươi tuổi), có
đoạn tác giả cũng bày tỏ sự vui mừng trước nền thái bình thịnh trị của nước nhà và ca ngợi tài đức của vua với lòng thành kính sâu sắc:
Nam sơn vạn tuế thượng đào diên. Nghiêu tôn chí đạo sung tam cực, Thuấn nhạc hòa phong áng bát diên. Quế hải ba điềm tri hữu thánh, Tôn thân trường hệ ngũ vân biên.
(Lời chúc vạn tuế ở núi Nam dâng lên tiệc bàn đào
Bình rượu vua Nghiêu đưa đến đạo trị cao tột tràn đầy “ba cõi”, Nhạc vua Thuấn đem lại gió hòa đầy đặn tám cõi xa xôi.
Trong vùng bể Nam sóng yên biển lặng, biết rằng có vua thánh, Các bậc hoàng tộc mãi mãi thuộc hàng sao quý).
Bên cạnh việc thể hiện lòng yêu nước qua việc bày tỏ tấm lòng, sự biết ơn đối với vua, tác giả còn cho thấy mình là người có tấm lòng rộng mở với dân chúng, niềm tin, niềm tự hào đối với non sông. Trong bài: Trường sự thanh hồi, lưu giản tống đốc Nguyễn Phương Hiên, Hoàng phiên sứ, Trịnh niết sứ, Phạm đề học chư quân tử
(Việc phúc khảo đã xong, trở về, để lại thư gửi các bạn quân tử là tổng đốc Nguyễn Phương Hiên, phiên sứ họ Hoàng, niết sứ họ Trịnh và đề học họ Phạm), tác giả đã bày tỏ niềm tự tôn, sự tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như tinh thần đấu tranh của dân tộc, không nao núng trước kẻ xâm lược:
Tây tặc tâm kinh Thiểm hữu Hàn, Tiên thanh lân hải tĩnh cuồng lan. Chỉ ưng hổ trướng cơ tiên định, Dĩ tín anh hùng sự bất nan.
(Giặc Tây lo sợ như nơi này là Hàn Thành ở Thiểm Tây, Miền biển lên tiếng trước, khiến sóng dữ lặng yên. Chỉ cần nơi trướng hổ định trước được cơ mưu, Tin rằng không khó làm nên sự nghiệp anh hùng).
Tác giả viết bài thơ Đinh Tị lạo hậu, Phương Đình huề đăng Bắc thành lâu chỉ thị Thăng Long hình thế ngẫu thành (Năm Đinh Tị (1857) sau khi lụt, Phương Đình
dắt lên lầu thành Bắc, chỉ bảo cho thấy hình thế Thăng Long, ngẫu nhiên thành thơ), bên cạnh việc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, tác giả bày tỏ niềm tự hào, khẳng định bề dày văn hiến của đất nước, gián tiếp khẳng định sức mạnh của dân tộc:
Khí thế trung chi thục dữ đồng, Thăng Long sơ thị đế vương cung. Nhị, Tô khúc khúc hoàn khâm đới, Tản, Đảo nguy nguy trĩ Bắc, Đông.
(Khí thế trấn giữ trung tâm không đâu sánh được, Thăng Long ngay ban đầu đã là cung đế vương.
Sông Nhị, sông Tô như vạt áo, dây lưng uốn khúc ôm quanh, Tản Viên, Tam Đảo cao vọi sừng sững phía Bắc, phía Đông). Cùng với đó là bài thơ Bát nguyệt lạo hậu, dữ niên gia Phạm học sĩ đồng thuyền vãng điêu Bình Thuận tuần phủ Phan Phù Xuyên ư Nam Định chi biệt nghiệp
(Tháng tám, sau lụt, cùng bạn đồng niên và là thông gia Phạm học sĩ đi thuyền viếng tuần phủ Bình Thuận Phan Phù Xuyên tại nhà riêng ở Nam Định):
Nhất dạ thu phong hạ Nhĩ thuyền, Liệu thiêm tân trướng thủy như thiên...