Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 83 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật, cũng như thời gian nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Không gian nghệ thuật trong một văn bản văn học không đơn giản là xác định nơi chốn hay tái hiện những khung cảnh hiện thực mà nó được xây dựng như một kí hiệu đặc biệt để thể hiện tâm trạng của nhân vật hay bộc lộ quan điểm của tác giả về cuộc đời.

Không gian nghệ thuật là không gian chứa đầy tâm trạng. Ở các tác phẩm hay, ta thường bắt gặp các nghệ sĩ xây dựng ngoại cảnh để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nguyễn Du là bậc thầy của nghệ thuật này. Ông xác định: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nên tùy theo tâm trạng vui buồn của nhân vật mà ông khắc họa khung cảnh có khác nhau. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cũng có tính chất mơ hồ, ước lệ. Việc vận dụng thi pháp văn học trung đại vào việc tạo dựng không gian nghệ thuật trong Đông Khê thi tập của Nguyễn Văn Lý có những nét độc đáo mang lại giá trị cho tác phẩm.

Thứ nhất có thể thấy không gian nhàn tản thoát tục trong các sáng tác của Nguyễn Văn Lý. Quy mô không gian có ý nghĩa đặc biệt thể hiện sức mạnh của tâm hồn, chí lớn gắn với không gian lớn. Vì vậy không gian vũ trụ là đặc trưng cảm nhận thế giới của người trung đại. Nhưng không gian trong thơ lại gắn với thế giới lí tưởng, thoát tục. Trong Đông Khê thi tập, bắt gặp rất nhiều không gian nhàn tản, thoát tục. Có thể kể đến những bài thơ tác giả thăm vãn cảnh chùa (25 bài thơ). Ví dụ như bài thơ Tặng Giác Am thượng nhân (Tặng Giác Am thượng nhân), tác giả mở ra một không gian thiên nhiên lánh xa bụi trần:

Chân như nhất điểm đại viên thông, Thúy trúc hoàng hoa mãn kính phong. Dĩ thị ba đào siêu khổ hải

Huống tằng vân vụ thổ dao không

(Chân như, một điểm rất mực viên thông, Trúc xanh, cúc vàng, luống hoa đầy gió. Đã vượt sóng to gió lớn qua bể khổ

Huống nữa từng nhả mây mù trên tầng không xa xôi).

Đây là không gian thiên nhiên hài hòa với “trúc xanh”, “cúc vàng”, “hoa gió” như là sự kéo dài, nối liền không gian con người với vũ trụ. Không gian này không đặc trưng bởi cao xa, tách biệt mà đặc trưng bởi sự gần gũi, giao hòa, thân thiết, là biểu trưng của lí tưởng một “chốn vô sự thần tiên”. Trong bài thơ: Đề Linh Phong tự

(Đề thơ ở chùa Linh Phong), không gian siêu thoát được tác giả mở ra bằng bức họa thiên nhiên thanh tịnh:

Bách bát chung thanh nhập vũ thanh, Phi lai Thứu lĩnh tức Bồng Doanh, Tuyền hàm ngọc bạch liên vân hiểu, Thụ đái dao yên tiếp hải thanh.

(Trăm lẻ tám tiếng chuông vọng vào tiếng mưa, Phi Lai, Thứu lĩnh tức là cõi Bồng Lai.

Suối dầm tấm lụa trắng như ngọc, nối liền tới làn mây sớm, Cây mang khói xa tiếp giáp biển xanh trong).

Có thể thấy không gian được đề cập gắn với thiên nhiên vắng bóng người và sự bận rộn của con người, vắng khách tục. Không gian được cô đọng bởi tiếng chuông hòa vào không gian mờ khói của mưa trời, cảnh sắc đều như cõi tiên cảnh (mây suối cây cỏ đều thi vị) - không gian của chốn thoát tục, lánh xa thế sự đời thường chính là đây.

Bên cạnh không gian nhàn tản thoát tục, tác giả còn cho thấy không gian hoang dã, tiêu điều. Có thể thấy không gian này qua bài thơ: Nhâm Tuất Đoan Ngọ hậu, tặc xâm Xuân Quan, Vũ Thọ Phong tị chi Hưng Yên, học đường đầu túc (Sau Tết Đoan Ngọ năm Nhâm Tuất (1862), giặc xâm lấn Xuân Quan, Vũ Thọ Phong lánh giặc đến nhà học tại Hưng Yên). Đó là không gian lửa khói do chiến tranh, xóm làng vốn yên bình trở nên hoang vắng:

Bắc Ninh tặc diệm cánh xương cuồng, Binh tiển trì ngư ấp vũ hoang

(Thế giặc càng ngông cuồng ở Bắc Ninh,

Binh lửa vây đến cá trong ao, xóm làng hoang vắng).

Hay như trong bài thơ: Đề Thạch Thất Phùng tướng công mộ tiền (Đề trước mộ tướng công họ Phùng ở Thạch Thất), từ không gian hoang vắng nơi mộ của tướng công họ Phùng tác giả bày tỏ niềm tiếc nhớ:

Thế duyệt trung hưng sổ bách niên, Tướng công di chủng thảo thiên thiên. Thùy gia phiến thạch năng hoài cổ

(Đời trải từ Trung hưng đã mấy trăm năm, Cỏ um tùm trên ngôi mộ còn lại của tướng công. Phiến đá nhà ai gợi được niềm hoài cổ).

Không gian tiêu điều còn thể hiển bằng hình ảnh thiên nhiên đời thường, qua bài thơ: Hạ vũ lạo, điền hòa tẩm thương, ngẫu tác (Mùa hè mưa úng lụt, lúa ngoài ruộng ngâm nước tổn hại, ngẫu nhiên làm thơ):

Khứ hạ niên hằng dương, Kim hạ vũ bất chỉ.

Điền hòa tận yểm một,

Tứ thập hữu dư nhật, Quan nội địa vũ thủy.

(Hè năm ngoái trời nắng mãi Hè năm nay mưa không dứt Lúa ngoài đồng bị ngập hết

Hơn bốn mươi ngày liền,

Trong thành nước mưa ngập lớn).

Hay trong bài thơ: Đông chí đồng niên khế Phạm Nghĩa Khê bồi Hà các lão dạ trước liên ngâm (Sau ngày đông chí, cùng bạn đồng khoa Phạm Nghĩa Khê đêm hầu rượu vị các lão họ Hà và nối vần làm thơ):

Cúc tùng na quản cố viên hoang. Nhãn tiền lạc lạc y thùy cộng Thân ngoại du du mạn tự thương

(Nào quản tùng cúc vườn cũ hoang tàn Cảnh điều tàn trước mắt, nỗi ấy tỏ cùng ai?

Tấm thân ngoài vật vời vợi rất đáng tự xót thương).

Khi đọc các sáng tác trong Đông Khê thi tập còn có thế thấy không gian thường nhật, không gian ấy tác giả ghi lại đời sống sinh hoạt của con người. Đó có thể là không gian của cuộc chia tay, không gian của một cuộc thăm thú cảnh đẹp, không gian nơi ở hay không gian trong những buổi gặp gỡ bạn hiền… Không gian này phổ biến trong các sáng tác của ông. Mỗi nơi ông đi qua đều được ông ghi lại bằng thơ. Vì vậy không gian nghệ thuật cũng được tạo dựng đa dạng và gắn với đời thường. Đó có thể là khung cảnh trên con đường tác giả đi thi, như trong bài: Ứng xuân thí xuất Hà Mai dịch (Đi thi Hội xuất phát từ trạm Hà Mai):

Long Biên thành ngoại đê thùy liễu, Thịnh Liệt tân đầu dịch phóng mai. Tam thập lục trình kim phát nhận, Hướng dương hoa thảo mãn thiên khai.

(Ngoài thành Long Biên ven đê liễu rủ,

Đầu bến Thịnh Liệt, nơi trạm dịch hoa mai nở Ba mươi sáu đoạn lộ trình nay bắt đầu khởi hành, Hướng về ánh dương, hoa cỏ nở đầy trời).

Không gian trong bài thơ là một không gian rộng mở, cảnh sắc đều tươi đẹp, rực rỡ như sự hồ hởi trong lòng người đang tiến đến với nghiệp thành hiền. Nó là không gian của hiện thực, được mở ra theo từng bước đi và cảm nhận của con người. Đó là không gian mênh mông của trời đất:

Vạn lí tình vân liên ngạn thụ, Nhất song phi lộ chiếu giang yên.

(Phỏng Ngũ Hành Sơn bút thị đồng chu)

Muôn dặm trời quang mây liền với cây bên bờ Một đôi cò bay lấp loáng trong khói sông

(Thăm Ngũ Hành Sơn, cầm bút viết đưa cho mọi người trong thuyền)

Hay có khi là không gian thanh bình nơi thôn quê buổi tiệc rượu trong bài thơ

Lễ bộ thị lang Phan Sài Phong phụng hữu sứ mệnh, hoàn hương trí tửu (Thị lang bộ lễ là Phan Sài Phong có lệnh đi sứ, về quê bày tiệc rượu):

Xuân sơn hàm tiếu tự tương kỳ, Hệ mã phần du nhất điểm di. Phương tiện đông phong đào dữ lý Bình phân giới tửu trúc hòa ti.

(Núi xuân mỉm cười, như đã cùng ước hẹn, Buộc ngựa nơi quê nhà, cũng là một điều vui Gió đông giúp cho đào và mận tươi tốt, Rót rượu cho đều, tiếng trúc hòa tiếng tơ).

Như vậy, không gian trong thơ Nguyễn Văn Lý đa dạng, linh hoạt là không gian nghệ thuật giá trị góp phần tạo dựng hình ảnh con người thông qua từng không gian ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)