Nghệ thuật tự dẫn, chú giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 73 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải

Sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. Việc mở đầu ở một bài thơ trữ tình có tầm quan trọng đặc biệt. Ấn tượng ban đầu khi độc giải tiếp nhận tác phẩm quyết định rất nhiều đến việc họ cảm thụ tác phẩm. Đối với người đọc, tiếp xúc với mở đầu chính là “cú” tiếp xúc, đụng chạm trước tiên với một thế giới tính chất nghệ thuật. Cảm nhận ban đầu có thể diễn ra theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Từ đó người đọc tạo dựng tâm thế phù hợp với bản thân để bắt đầu bị cuốn vào dòng chảy của tác phẩm.

Với Nguyễn Văn Lý, ngay từ tiêu đề bài thơ của mình ông đã cho người đọc một sự hình dung cụ thể về những điều ông sẽ đề cập đến trong lời thơ. Đó chính là việc tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tự dẫn, chú giải giúp những bài thơ ông viết giàu tính hiện thực, gần gũi và dễ hiểu. Ví dụ như tên bài thơ gắn liền với những sự kiện mà ông trải qua: Phụng bổ Thuận An Thái thú, dữ niên huynh cam lộ tri phủ Phạm Nghĩa Khê, đồng nhật chi trị, Quảng Trị dạ túc tự biệt (Vâng mệnh bổ chức Thái thú Thuận An, cùng bạn đồng niên là tri phủ Phạm Nghĩa Khê, cùng ngày đến nhiệm sở, đêm nghỉ lại ở Quảng Trị, từ biệt), Sơ đề Thuận An phủ trị yết Sĩ Vương miếu (Mới đến phủ lị Thuận An thăm miếu Sĩ Vương), Hương niên Bảo Vực Đào Cán Phủ dĩ tửu bãi đốc học, tương phỏng phủ trị, thích dư hữu chỉ triệu, thúc trang thư tặng (Bạn cùng đỗ thi Hương là Đào Cán Phủ, người Bảo Vực, vì uống rượu bị bãi chức đốc học, đến phủ trị thăm, đúng lúc ta có chỉ triệu, viết tặng trong lúc gói buộc hành lý), Giáp Ngọ xuân, phụng dụ lai kinh giản dụng, ly trị lưu đề (Mùa xuân năm Giáp Ngọ (1834), vâng lệnh dụ vào kinh tuyển dụng, dời lỵ sở, lưu đề), Đắc gia thư, cố cư thất hỏa, khí dụng hủy tận, duy vinh quy kỳ biển thượng tồn, ngẫu thành

quy, ngẫu nhiên thành thơ), Hạ ngũ xuân thí liêm tiền tức sự (Tháng năm, mùa hạ, thi hội, trước rèm làm thơ tức sự)…

Tựa đề của bài thơ đã là vạch chỉ đường đưa dòng suy nghĩ của độc giả đúng hướng. Tên tiêu đề gắn liền với các sự kiện được đề cập đến trong bài như một lời tự sự ban đầu đưa người đọc đến với cảm xúc trữ tình. Từ sự kiện, con người được đề cập ở tiêu đề sẽ cho độc giả sự nhận định về không gian, thời gian, con người được tác giả bày tỏ tình cảm. Trên cơ sở đó bao quát được giới hạn nội dung bài thơ được đề cập.

Đồng với đó là với nhiều bài thơ tác giả có kèm những lời dẫn giải để giúp người đọc nắm rõ hơn về những điều ông đề cập trong các tác phẩm. Ví dụ trong bài

Hạ ngũ xuân thí liêm tiền tức sự (Tháng năm, mùa hạ, thi hội, trước rèm làm thơ tức sự), tác giả viết:

Giang địch dao truyền ngũ nguyệt mai. Vũ đái thiềm phong khu thử tận,

Sơn khuy liêm ảnh tống thanh lai

(Tiếng sáo trên sông vọng xa, hoa mai tháng năm nở. Mưa mang theo gió đến bên hiên lùa hơi nóng bay đi hết Núi nhòm bóng rèm đưa màu xanh về).

Bài thơ được tác giả kèm theo dòng chú thích: “Lúc bấy giờ trời đang rất nóng, chợt được một cơn mưa, cảm thấy rất mát mẻ. Sau mưa, ngồi nhìn thấy dãy núi Ngọc Bình màu xanh sát kề, điều ấy chỉ riêng ta biết; đến lúc đọc được thơ của Kinh công có viết: Lưỡng sơn bài thát tống thanh lai (Hai ngọn núi đẩy cửa đưa màu xanh tới), mới biết người xưa và người nay có cùng một hứng thú”. Qua dòng chú thích độc giả có thể nắm được hoàn cảnh ra đời bài thơ, hay nói cách khác là biết được điều kiện xúc cảm để tác giả viết lên bài thơ này. Từ đó có thể hiểu được nội dung tác giả muốn truyền đạt trong bài thơ. Đó là tâm trạng hứng khởi của tác giả trước sự thay đổi của thiên nhiên và sự đồng cảm với bậc chí sĩ trước đó.

Bên cạnh đó còn rất nhiều bài thơ tác giả kèm theo những lời chú giải như: Bài thơ Quá Đại Lĩnh (Qua núi Đại Lĩnh), chú thích được đưa ra: “Núi Đại Lĩnh: Núi rất cao, là nơi phân giới hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Năm Hồng Đức, vua Lê (Thánh Tông) mở cương vực tới đây, trồng bia rồi về. Nay thánh triều ta khai bờ cõi, trên Đại Lĩnh có đặt trạm dịch giữa Phú Yên, Khánh Hòa; Đại Lĩnh một nửa thuộc Phú Yên,

một nửa thuộc Khánh Hòa”. Bài thơ Thần Đầu Lê bảng nhãn công từ (Đền thờ quan bảng nhãn thời Lê ở Thần Đầu), có chú thích: “Quan bảng nhãn thời Lê tên tự là Quảng chí, đỗ Đệ nhị giáp, sau khi chết hiển linh, đều được thờ làm thần; hai đền đều ở xã Thần Đầu, khách đi qua đều chiêm bái”. Bài thơ Du Phật Tích sơn dữ Phương Đình đề (Đi chơi núi Phật Tích cùng Phương Đình đề thơ), tác giả kèm chú thích: “núi Phật Tích: Núi ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Từ Sơn, Bắc Ninh. Trên núi có chùa tên là chùa Phật Tích. Núi có nhiều thông, gặp khi gió to chim đậu trên cây thường bị rơi xuống. Lên núi này thấy Tiên Sơn hình như chiếc lọng, núi Nguyệt Hằng tựa mày ngài, đó là mộ tổ của vương phi chúa Trịnh. Núi Nguyệt Hằng còn có tên là núi Chè, là ngọn núi cao nhất huyện Tiên Du”. Hay như trong bài thơ Ngụ lại bộ đường, đối cựu thực song liễu, cảm tác (Nghỉ lại ở nhà của bộ lại, đứng trước hai cây liễu trồng ngày trước, cảm xúc thành thơ), tác giả kèm chú thích: “Việc trồng hai cây liễu: Năm trước ta và Phạm Nghĩa Khê cùng làm Lang trung Bộ Lại, cùng tạm ngụ ở ngôi nhà này, mỗi người trồng một cây liễu. Cây liễu mỗi ngày một lớn, sau Hà công Phương Trạch là Tham tri Bộ Lại cũng ở ngôi nhà này. Không bao lâu, Hà công mất (1839), Nghĩa Khê (1840) cũng không còn, riêng ta vì có bệnh nghỉ về quê. Nay trở lại, ngôi nhà có người mới ở rất nhiều xúc cảm”. Hay như trong bài Tiễn Kim Động Trần Ngộ Hiên quy dưỡng tính tự (Thơ tiễn Trần Ngộ Hiên ở Kinh Động về nuôi mẹ cùng lời dẫn), tác giả viết: “Trần Ngộ Hiên có mẹ già tám mươi tuổi, ông xin nghỉ về quê nuôi mẹ. Được chuẩn y, ngày lên đường, ông chạy đi báo với mấy bạn tri kỷ, và có thơ lưu tặng…” Trong đoạn dẫn ông đã nêu rõ tình cảnh của bạn mình xa nhà quá lâu, mẹ già mong chờ cùng niềm vui sướng của bạn khi được về thăm mẹ qua đó nói lên cảm xúc của bản thân qua sự kiện đó. Sau đoạn dẫn ông mới đề thơ. Từ đó lời thơ trở nên dễ hiểu, mang nhiều xúc cảm.

Tất cả những dòng chú thích này là nguồn dẫn ban đầu dẫn dắt cảm xúc của độc giả tiếp cận với nội dung của từng bài thơ. Với đặc trưng của thơ văn trung đại là lời cạn ý sâu, lời ít ý nhiều thì nghệ thuật tự dẫn, chú giải được tác giả vận dụng sẽ giúp cho việc tiếp cận những tác phẩm của ông dễ dàng hơn. Đồng với đó là việc sử dụng ngôn từ gần gũi, giản dị và vận dụng những điển tích điển cố quen thuộc, tất cả đã góp phần tạo nên hình tượng nhân vật trữ tình gần với con người đời thường của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)