Nghệ thuật sử dụng điển cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 76 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Nghệ thuật sử dụng điển cố

Điển cố là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong các tác phẩm thơ văn trung đại nhằm giúp cho câu thơ, câu văn cô đọng, hàm súc, ý nhị và sâu sắc. Theo Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu thì “Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một sự tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu được ý nghĩa và cái lý thú của câu văn. Dùng điển chữ nho gọi là dụng điển hoặc sử sự

(nghĩa đen là khiến việc) ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình” [5, tr.170]. Nguyễn Ngọc San trong Từ điển điển cố văn học trong nhà trường thì cho rằng: “… Điển cố là viết gọn chuyện cũ lời xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc, ngắn gọn, lời ít ý nhiều” [26, tr.3].

Qua rất nhiều định nghĩa và quan niệm về điển cố của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu như sau: Điển cố là từ, cụm từ, câu ngắn gọn được rút ra từ truyện xưa, tích cũ hay những câu thơ, câu văn của các tác giả xưa, gợi lại những nhân vật, địa danh, câu chuyện chép trong sách vở xưa, hoặc những câu văn câu thơ cổ, ngoài nghĩa đen còn có nghĩa để biểu trưng, khái quát cho sự vật hiện tượng hiện tại, giúp cho các tác phẩm văn chương sử dụng đạt sự uyên bác, lời cạn ý sâu, ý tại ngôn ngoại.

Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học trung đại Việt Nam. Điển cố có vai trò to lớn góp phần làm tăng giá trị cho văn học trung đại. Điển cố tuy chỉ ngắn gọn, bó hẹp trong khuôn khổ con chữ nhưng nó mang lại hiệu quả diễn đạt không hề hạn hẹp như bề ngoài tồn tại của nó. Bằng vai trò đặc biệt quan trọng của mình, điển cố tạo ra sự khác biệt cho văn học trung đại so với các giai đoạn văn học khác.

Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lýlà tập hợp những bài thơ riêng rẽ, được tác giả sáng tác vào những khoảng thời gian khác nhau với cảm hứng, đề tài, chủ đề, tư tưởng… khác nhau. Vì vậy việc sử dụng điển cố trong những bài thơ đó cũng không tuân thủ theo một mạch nguồn. Khác với tác phẩm truyện thơ, điển cố có thể được sắp xếp sử dụng theo hệ thống nhất định, phục vụ cho dụng ý nghệ thuật toàn tác phẩm. Ví dụ như trong truyện thơ nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, điển cố thường được tác giả truyện thơ xếp đặt ở câu bát nhiều hơn câu lục. Trong

Truyện Kiều số lượng điển cố nằm trong câu bát là 155 (chiếm 56,9%), trong câu lục là 119 (chiếm 43,7%). Ngoài ra đa số truyện thơ giai đoạn này thường sử dụng điển

cố có nguồn gốc từ kinh truyện nhiều hơn từ thơ. Cụ thể như, Truyện Kiều có số điển cố xuất xứ từ kinh, sử truyện là 223 (chiếm 81,9%), Hoa tiên là 161 (chiếm 86%), kính tân trang là 131 (chiếm 93,5%)… [13, tr.111]. Bên cạnh đó, việc sử dụng điển cố trong các tác phẩm truyện thơ còn phục vụ cho việc khắc họa ngôn ngữ nhân vật để từ đó thấy được hình tượng, tính cách nhân vật. Còn trong Đông Khê thi tập là tuyển tập những bài thơ được tác giả sáng tác vào những khoảng thời gian khác nhau, nội dung đề cập cũng không đồng nhất, vì vậy hệ thống điển sử dụng cũng không tuân theo một quy định, dụng ý vạch sẵn nào. Những điển sử dụng chỉ có tác dụng trong tác phẩm được sử dụng mà không có sự kết nối ý nghĩa giữa các bài thờ và việc vận dụng cũng có sự khác biệt.

Cụ thể, trong tổng số 429 bài thơ được khảo sát, thống kê số điển cố tác giả sử dụng, chúng tôi thu được con số như sau:

STT Tác phẩm

Điển cố được sử dụng

1 điển cố/ bài Từ 2 điển cố trở lên/ bài 1

Đông Khê thi tập quyển nhất (Từ Minh Mệnh Kỷ Sửu đến Canh Tý - 1829 - 1840), gồm 103 bài thơ.

47 bài thơ

31 bài thơ 16 bài thơ

2

Đông Khê thi tập quyển nhị (Thiệu Trị Tân Sửu đến Bính Ngọ - 1841

- 1846), gồm 103 bài thơ.

52 bài thơ

31 bài thơ 21 bài thơ

3

Đông Khê thi hậu tập quyển nhất (Từ Thiệu Trị Bính Ngọ đến Tự

Đức Bính Thìn - 1846 - 1856), gồm 114 bài thơ.

55 bài thơ

33 bài thơ 22 bài thơ

4

Đông Khê hậu thi tập, quyển II (Từ năm Bính Thìn, 1856, đến năm Mậu Thìn 1868), gồm 109 bài

thơ.

62 bài thơ

37 bài thơ 25 bài thơ

Tổng số 429 bài thơ 216 bài thơ (100%) 132 bài thơ (61,1%) 84 bài thơ (38,9%)

Trong tác phẩm Đông Khê thi tập gồm có 429 bài thơ được khảo sát, mỗi bài thơ là một tác phẩm nhỏ, chúng không cùng nằm trong một chỉnh thể thống nhất, phục vụ chung cho một dụng ý nghệ thuật. Bởi vậy muốn tìm hiểu tác phẩm, nắm được giá trị của tác phẩm, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu từng bài thơ nằm trong đó. Tương ứng với đó, việc xem xét điển cố sử dụng cũng không gò bó trong một khuôn khổ thống nhất mà phải tìm hiểu nó dựa trên cơ sở của từng bài thơ có sử dụng những điển cố ấy. Qua con số khảo sát có thể thấy, tác giả vận dụng nghệ thuật sử dụng điển cố một cách tự nhiên, đa dạng. Điều này chứng tỏ tác giả là người học rộng, biết nhiều, hiểu thấu nhiều việc cũ, người xưa, từ đó có thể viết lên những bài thơ có chiều sâu, tạo sự ý nhị, liên tưởng nơi người đọc, tăng giá trị biểu cảm cho những trang thơ. Khoảng một nửa số bài thơ được khảo sát tác giả vận dụng thi pháp này (216/429 bài thơ). Con số này cho thấy tác giả vận dụng việc sử dụng điển cố có chừng mực, điều này tạo sự giản dị và dễ hiểu khi độc giả tiếp nhận những vần thơ ông viết trong Đông Khê thi tập. Trong số những bài thơ có sử dụng điển cố, hơn phân nửa số bài thơ tác giả sử dụng 1 điển (132 bài thơ), 84 bài tác giả vận dụng nhiều điển cố trong một bài (38,9%). Tác giả đã vận dụng thi pháp sử dụng điển cố một cách linh hoạt và hiệu quả. Chúng ta có thể nhận thấy trong tập thơ các bài thơ gắn với các dấu tích quá khứ, những nơi để tác giả hoài niệm về một thời đã qua, hoặc các bài thơ ngôn chí, xướng họa, tặng đáp với bạn bè thường sử dụng nhiều điển cố. Trong Đông Khê thi tập tác giả thường sử dụng những điển cố dễ hiểu, thông dụng và số lượng điển cố sử dụng trên mỗi bài cũng không quá nhiều. Điều này giúp cho việc đọc hiểu những bài thơ ông viết có phần dể dàng hơn, đặc biệt đối với những độc giả ngày nay.

Cái khó trong việc sử dụng điển cố là làm thế nào biến nó thành một bộ phận hòa nhuyễn của câu thơ. Hơn nữa đối với những điển cố quen thuộc đã được nhiều người sử dụng thì sự vận dụng càng khó hơn, bởi mỗi lần dùng phải có thêm sự gọt rũa. Nếu người sau dùng lại một cách nguyên vẹn, cứng nhắc thì kể như thất bại. Thế nên bất kể điển cố có nguồn gốc từ đâu, khi đánh giá tài năng sử dụng của tác giả, chúng ta không nên chỉ truy tìm nguồn gốc của nó mà nên đánh giá nhà thơ đã dùng nó như thế nào để làm nên một câu thơ đẹp. Để có được kết quả dùng điển hay, tác

giả phải vận dụng sao cho những từ ngữ, câu chuyện điển cố được hòa nhập với nhau tạo thành một sức sống mới cho câu thơ mà không gây khó khăn cho người đọc trong việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của nó. Chí Đình Nguyễn Văn Lý đã rất thành công trong việc vận dụng điển cố vào trong tác phẩm của mình. Điển cố mà ông sử dụng đều gần gũi và phát huy được hiệu quả cần thiết.

Ví dụ như trong bài thơ Túc Thiên Trì, thư lưu giản Đông Dương Vũ quân

(Ngủ đêm ở Thiên Trì thư để lại gửi ông Đông Dương họ Vũ), tác giả mượn ý thơ Đỗ Phủ:

Thanh sơn hoàn quách thị Thiên Trì, Lão Đỗ lưu đề kỳ thủ thi

Thế lộ can qua hành bất đắc, Cố nhân âm vấn cửu lai trì.

(Núi xanh bao bọc xung quanh, đấy là Thiên Trì, Ông già họ Đỗ để lại mấy bài thơ.

Tình hình có chiến sự đi không nổi, Tin tức bạn cũ đã lâu rồi chậm đến).

Tác giả đã sử dụng ý thơ trong bài “Thiên Trì” của Đỗ Phủ để nói về sự xa cách. Từ bài thơ này, độc giả có thể tìm hiểu thêm ý nghĩa bài thơ của Đỗ Phủ để có thể kết nối với bài thơ của tác giả. Từ đó có thể thấy với việc dùng điển này tác giả đã tạo chiều sâu liên tưởng cho bài thơ. Trong một bài thơ khác tác giả sử dụng điển cũng đạt dụng ý tạo sự liên tưởng nơi người đọc. Đó là bài thơ: Vãn niên khế Tiên Điền Nguyễn Tụ Hiên (Viếng bạn đồng khoa là Nguyễn Tụ Hiên ở Tiên Điền):

Cố hương trú cẩm xuân như tạc Tây lĩnh quy tâm trở vị thù Thất mã Tái ông nan tự liệu

(Mặc áo gấm trở về quê giữa ban ngày, xuân vẫn như xưa, Ý định về núi Tản ở Sơn Tây bị cách trở nên chưa được như ý. Tái ông mất ngựa, việc đó khó tự liệu tính được).

Trong bài thơ, tác giả đã dẫn điển Tái ông thất mã. Theo sách Hoài Namtử, có ông già sống gần cửa ải. Chẳng may ngựa nhà ông lạc vào đất Hồ, có người biết chuyện đến thăm hỏi, ông bảo: “Việc đó có khi là điều phúc”. Mấy tháng sau con

ngựa trở về với một con tuấn mã của người Hồ. Mọi người đến chúc mừng, ông lại bảo: “Việc đó có khi là điều họa”. Con trai ông thích cưỡi ngựa Hồ bị ngã gãy chân. Mọi người đến hỏi thăm, ông bảo: “Biết đâu đó chẳng phải là điều phúc”. Năm sau quân Hồ sang xâm lấn biên giới, trai tráng trong làng phải đi lính ra trận, mười người chết chín. Con trai ông bị ngã gãy chân nên được sống cùng gia đình. Tác giả sử dụng điển cố này tạo sự liên tưởng nơi người đọc về triết lí của cuộc sống. Có những điều tưởng chừng như trong tầm tay của mình, tưởng là những điều tốt đẹp nhưng đó chưa hẳn vững bền chắc chắn, có những điều ta không thể biết trước được. Vì vậy không nên quá đắc ý về thành quả mình đã đạt được hay quá bi quan về những điều xấu xảy đến với mình. Vì vậy hãy đón nhận mọi chuyện bình thản và có cái nhìn sâu xa, đa diện. Với điển cố này tác giả đã gợi nhiều suy ngẫm nơi người đọc về những bài học trong cuộc sống.

Việc sử dụng điển cố giúp cho tác phẩm có tính thuyết phục và hàm xúc. Trong bài thơ Tâm khế Trần Thận Tư bất quả Hội thí, hữu sở hoài, thư ký (Bạn đồng tâm là Trần Thận Tư không quyết chí thi Hội, có niềm hoài cảm, viết gửi), tác giả mượn ý từ một câu trong Kinh thi:

Tư quân thân sự mỗi bồi hồi. Oanh di cốc khẩu thiên chi ổn,

(Nghĩ về thân thế sự nghiệp của bác lòng luôn bồi hồi. Chim Oanh dời hang núi bay đậu trên cây cao đã yên ổn).

Kinh Thi là tập thi ca ra đời sớm nhất của Trung Quốc và được coi là tập đại thành thơ ca dân gian. Rất nhiều từ ngữ, câu thơ của Kinh Thi được những tác giả văn học đời sau dùng làm điển cố văn học. Ở đây tác giả lấy ý từ một câu trong Kinh thi: Con chim Oanh ở trong hang đã bay ra đậu trên cây cao, ý nói chọn được chỗ thích hợp. Từ việc dùng điển này đã giúp tác giả truyền tải được ý nghĩa về việc Trần Thật Tư (một người bạn rất thân với Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Siêu) đã tìm thấy hướng gắn bó cho mình đó là không màng nghiệp khoa cử mà vui thú với việc mở trường học, có những lúc nhàn nhã uống rượu, ngâm thơ.

Ngoài ra chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều bài thơ tác giả vận dụng rất nhiều điển cố, thế nhưng vẫn không quá khó khăn cho độc giả khi tiếp cận. Bởi những điển tác giả sử dụng (như đã đề cập) đều rất phổ biến trong thơ văn của các tác giả cùng

thời. Ví như trong bài Tại gia bệnh trung ngẫu thành (Dưỡng bệnh tại gia, ngẫu nhiên thành thơ), tác giả đã sử dụng 4 điển:

Nhĩ dĩ vi lung cốt dục nuy

Nhân đạo trung hưng hoàn trượng dược, Thiên tâm thất nhật cánh bằng thi. Hồng quần kỷ phục mưu tâm sự, Hoàng cúc duy ưng đối cực tri. Bất thức Y Xuyên hà dĩ nhiếp, Lão lai bất tổn thịnh niên thì.

(Tai đã điếc rồi, xương cũng sắp còng,

Đạo người trung hưng lại được là nhờ vào thuốc, Lòng trời trong bảy ngày, căn cứ vào bói cỏ thi Hồng quần mấy lần lại lo tính việc trong tâm, Chỉ cúc vàng là đối diện với người quen biết cũ.

Chẳng biết Y Xuyên nuôi dưỡng tinh thần như thế nào? Đã già rồi mà vẫn không thua kém thời trai trẻ).

Tác giả đã vận dụng những điển sau: Đỗ thi: Nhãn tòng tiền nguyệt ám/ Nhĩ tòng tiền nguyệt lung (Thơ Đỗ Phủ: Mắt mờ từ tháng trước/ Tai điếc từ tháng trước).

Y thư Cảnh Nhạc vân: Nhân ư trung niên dĩ hậu, tu chỉnh lý nhất phiên. Lai phục chi công, thượng dư cưỡng bán. Quốc vận trung hưng, nhân đạo khởi vô tái chấn (Sách thuốc Cảnh Nhạc viết: Người ta từ sau tuổi trung niên cần phải một lần tu chỉnh sức khỏe. Kết quả của việc bồi bổ ấy cũng hồi phục được nửa phần hơn. Vận nước trung hưng, đạo người há lại không tái chấn chỉnh hay sao!). Cổ thi: Duy hữu công trình san bạch truật/ Dĩ vô tâm sự đối hồng nhan. (Thơ cổ có câu: Duy có cách khéo léo ăn vị bạch truật/ Lại không có tâm sự giãi tỏ với kẻ hồng nhan). Hồng quần là quần đỏ, thường là y phục phụ nữ. Câu thơ này ý kín đáo, chưa dễ lý giải. Trình Y Xuyên vân: Ngô thụ khí thậm bạc. Tứ thập nhi tiệm hoàn, ngũ thập lục thập nhi tiệm thực. Kim niên thất thập, tinh thần cân lực bất tổn ư thịnh niên thời dã (Trình Y Xuyên nhà lý học đời Tống viết: Ta được bẩm khí huyết rất mỏng, 40 tuổi mới dần hoàn chỉnh, 50,60 tuổi thì dần dần đầy đủ, tinh thần, gân sức không kém thời trai trẻ mạnh mẽ). Tác giả mượn những điển này nhằm nói về tuổi già đang đến và ước nguyện được sức

khỏe để có thể tiếp tục gắng sức vì sự nghiệp vì dân vì nước. Tất cả đều là những điển quen thuộc, hay được vận dụng trong thơ ca trung đại. Việc vận dụng này đã cho thấy tài năng trong việc sử dụng chất liệu ngôn từ để tạo chiều sâu, hàm xúc cho tác phẩm. Qua đó cũng thấy được sự uyên bác về học vấn của tác giả.

Một điều nữa có thể nhận thấy rằng, tác giả sử dụng rất nhiều điển cố trong các sáng tác của mình (thi pháp quen thuộc trong văn học trung đại), để tạo nên tính sinh động hấp dẫn cho tác phẩm, đồng thời thể hiện cá tính sáng tạo của ông. Những điển ông sử dụng thường rất quen thuộc và được ông sử dụng rất nhiều trong những bài thơ khác nhau. Có thể kể đến việc sử dụng điển Tuyết nê hồng trảo trong các bài thơ:

Xuân nhật đồng Phương Đình đăng Thuận An trị đài (Ngày xuân cùng Phương Đình lên thành đài, phủ Thuận An), Xuân nhật đăng Phú Yên Xuân Đài sơn (Ngày xuân lên núi Xuân Đài ở Phú Yên), Thứ hình bộ lang trung Nguyễn An Trai nguyên vận, kiêm trình đồng bộ tâm khế Phạm Mi Xuyên, Nguyễn Viễn Phong (Họa nguyên vần gửi lang trung bộ hình là Nguyễn An Trai, kiêm trình bạn tâm giao là Phạm Mi Xuyên, Nguyễn Viễn Phong), Cựu thuộc thông phán Trương Hữu Quỳnh hộ Thủy Xá quốc sứ thượng kinh, phỏng ngụ sở, cập hoàn, thư dĩ chi (Thuộc cấp cũ là thông phán Trương Hữu Quỳnh hộ)...; Điển Tô Đông Pha trong các bài thơ: Giáp Ngọ xuân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)