Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 87 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian, không gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con người. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Do vậy mọi cảm nhận về tồn tại con người đều gắn liền với không gian và thời gian. Thời gian đi vào trong các tác phẩm văn chương trở thành thời gian nghệ thuật, là phương tiện nghệ thuật để tác giả phản ánh đời sống. “Thời gian nghệ thuật luôn mang tính cảm xúc (tâm lý) và tính

quan niệm, do đó đầy tính chủ quan” [40]. Tính chủ quan của thời gian nghệ thuật được thể hiện ở cách cảm nhận, miêu tả thời gian của tác giả. Tác giả có toàn quyền sử dụng, tái hiện thời gian theo những suy tưởng, cách thức, mục đích của riêng mình mà không chịu sự chi phối bởi yếu tố ngoài lề nào. Như đã đề cập, thời gian nghệ thuật tự bản thân nó đã là một hiện tượng ước lệ trong thế giới nghệ thuật, cho nên thời gian nghệ thuật cũng rất khó xác định.

Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong Đông Khê thi tập có thể thấy tác giả tuân theo những quy chuẩn của văn học trung đại về cảm thức thời gian. Thứ nhất đó là

thời gian vũ trụ bất biến. Thơ Nguyễn Văn Lý phần nhiều gắn với đời sống, vì vậy thời gian vũ trụ bất biến được xét đến là thời gian tĩnh tại của nhà Nho. Nó khác với sự vô thời gian trong thơ thiền. Ở đây, thời gian tĩnh tại được thể hiện ở những bài thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, bối cảnh không gian nào đó trong một thời điểm tĩnh tại. Thời gian không vận động, mặc dù có thể đổi thay. Có thể thấy tác giả ít miêu tả tính liên tục của thời gian mà thường miêu tả thời điểm. Ví dụ như trong bài thơ Phủ trị xuân mộ dữ niên khế Nguyễn Phương Đình ẩm (Chiều xuân ở nơi làm việc cùng bạn đồng niên Nguyễn Phương Đình uống rượu):

Cách tuế thủy huề thủ, Tương ly bất yếm thân

(Cách năm rồi mới lại được cầm tay nhau Sắp phải xa nên được gần lại càng thân thiết).

Hay như trong bài Hạ ngũ xuân thí liêm tiền tức sự (Tháng năm, mùa hạ, thi hội, trước rèm làm thơ tức sự):

Đình đình hồng ảnh chính đương thiên Xuân viện yên thâm tĩnh tự thiền

(Mặt trời đỏ tròn vành vạnh đang trên vòm trời Dinh thự chìm trong khói dày lặng lẽ như nhà chùa). Bài thơ Dương Đình nguyên vận (Nguyên vần của Dương Đình)

Thế lộ thăng trầm các bất đồng Vô đoan giải cấu nhất tôn trung. Thê lương hiểu vũ thôi thu nguyệt

(Sự thăng trầm trên đường đời chẳng ai giống ai Bất ngờ được gặp gỡ cùng vui cuộc rượu.

Bên cạnh thời gian tĩnh tại là thời gian con người. Trong văn học trung đại thời gian con người đã được ý thức trước thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người. Thơ ca nói đến cái hữu hạn của đời người: sự nhỏ bé của kiếp người để khằng định con người, nêu bật tính chất tồn tại của cá nhân, cá thể con người. Trong bài thơ Hạ ngũ xuân thí liêm tiền tức sự (Biên tập văn quy, đêm thu ngẫu nhiên thành thơ):

Bỉnh bút bất tri cân dục phế,

Chiếu nhan hoàn giác tuyết đa xâm Lưu quang tự sử trùng phùng cúc,

(Cầm bút chẳng biết gân cốt muốn rã rời, Soi dung nhan lại hay tóc đã bạc nhiểu

Thời gian trôi như ngựa bon, lại gặp mùa hoa cúc).

Hay như trong bài thơ: Tặng khế nghị Bảo Khê Nguyễn Ước Phu Trấn Tây tòng quân (Tặng bạn thân Bảo Khê Nguyễn Ước Phu theo việc quân ở Trấn Tây):

Thiên nhập Tây thành tân kiếm khí Thu hồi Bắc kiểu bão sơn vân Kinh hoa thả chí kinh như tạc

(Trời ở thành Tây, bốc lên khí kiếm mới

Mùa thu trở về biên giới phía Bắc, núi mây bời bời.

Kinh đô khi đến, bàng hoàng vì chẳng khác gì năm trước). Trong một bài thơ khác Ký hạ đồng thất thế tổ tộc bá thọ ông bá trọng (Mừng thọ hai anh em ông ngành bác đời thứ bảy):

Kì tiên Tham chính Thọ Diễn công. Niên bát thập dư như cường sĩ Thọ tổ nhi kim hựu thọ tôn Vũ trụ chi gian thành bất dị

(Đời trước là cụ Tham chính Thọ Diễn công

Hơn tám mươi tuổi mà còn như một vị quan trác niên Ông đã thọ nay cháu lại thọ

Trong cõi vũ trụ, việc như thế quả không dễ có).

Điểm đặc biệt trong thơ Nguyễn Văn lý đó là sử dụng thời gian cụ thể của hiện thực. Tức là tác giả đưa ra khoảng thời gian chính xác cảm xúc viết lên tác phẩm thông qua tựa đề. Thời gian ấy được tác giả ghi lại rõ ràng gắn với sự kiện được đề

cập đến trong bài thơ. Từ đó độc giả sẽ có sự cảm nhận ban đầu về việc xác định rõ thời gian nghệ thuật trong bài thơ ấy. Ví dụ có thể kể đến là những bài thơ: Cửu nhật hàn vũ, tiễn khế nghị Vũ Ninh Phủ chi Nam Định trường khảo quan (Ngày mồng chín mưa lạnh, tiễn bạn tâm giao Vũ Ninh Phủ đi chấm thi ở trường Nam Định), Mậu Thân xuân sơ, phụng tống lễ bộ tham tri Hải Phái Bùi Hữu Trúc sung như Yên Chính sứ (Đầu mùa xuân năm Mậu Thân (1848), vâng lệnh tiễn tham tri bộ lễ, Hải Phái Bùi Hữu Trúc, được sung làm chánh sứ sang Yên Kinh), Tàng Dụng nhân nhật dĩ thi yêu vãng, bất quả, Đoan dương hựu tống tửu, nhân họa đáp (Ngày 7 tháng giêng, Tàn Dụng gửi thư mời, chưa đến được, tiết Đoan dương lại đưa tặng rượu, nhân họa đáp), Ất Mão xuân đán (Mùa xuân năm Ất Mão (1855), Bính Thìn thu, quá phỏng Thụy Hương dật tẩu Nguyễn Thiết Giang cô cư, thư cảm (Mùa thu năm Bính Thìn (1856), qua thăm nhà cũ của ông lão nhàn dật Nguyễn Thiết Giang ở Thụy Hương, ghi cảm xúc)…

Có thể cảm nhận cá nhân tác giả đã làm cho thời gian trong thơ ông đa dạng và biến đổi. Thời gian là yếu tố góp phần làm cho hình ảnh của nhân vật trữ tình thêm rõ nét.

Tiểu kết chương 3

Qua chương 3 này chúng tôi muốn làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật độc đáo góp phần tô đậm hình tượng nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập. Nhân vật trữ tình hiện lên trong Đông Khê thi tập là một người gần gũi, đậm tình trên nền của ngôn từ bình dị dễ hiểu. Đánh dấu sự khác biệt của thi tập này là ở việc tác giả vận dụng ngôn từ linh hoạt không khuôn sáo. Ngôn ngữ thơ trung đại thường được trau chuốt gọt rũa nhiều nên các độc giả hiện đại nếu không có vốn hiểu biết sâu rộng sẽ rất khó nắm được những giá trị đích thực mà nó mang tới. Nhưng Đông Khê thi tập

trên cơ sở vận dụng những thi pháp đặc trưng của văn học trung đại vẫn tạo cho người độc một khoảng cảm nhận gần gũi dù cách xa thời đại. Lời thơ như những lời giãi bày thủ thỉ bình dị từ đời sống, con người ai cũng có lúc mang những xúc cảm ấy, nên việc tiếp cận đối với độc giả dễ dàng hơn. Cùng với đó là những đề tài, chủ đề tác giả hướng tới không phải mang cảm hứng thế sự của thời đại, những triết lí cao siêu mà nó tập trung ghi lại những xúc cảm cá nhân của tác giả như tấm lòng yêu nước, tấm lòng hiếu kính cha mẹ… Những cảm xúc đời nhất của con người cũng góp

phần giúp các tác phẩm của Chí Đình Nguyễn Văn Lý dễ đọc, dễ cảm. Bên cạnh đó là việc xây dựng những hình ảnh thơ chân thực, có ý nghĩa khái quát qua không gian và thời gian xác định. Mỗi bài thơ, thông qua sự chú giải, tự dẫn hay tên nhan đề bài thơ đã dẫn lối đưa đường cho độc giả về một thời điểm cụ thể, một không gian cụ thể, một con người cụ thể. Tất cả những hình ảnh được đề cập trong mỗi bài thơ đều thống nhất với thời gian, không gian tác giả hướng tới cũng như xúc cảm hình thành nên lời thơ. Hơn nữa, việc vận dụng điển tích, điển cố của tác giả cũng góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm. Nó giúp tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc vận dụng ngôn ngữ đơn thuần mà còn mang đến những ý niệm sâu xa của ngôn ngữ. Bằng việc vận dụng những điển cố, điển tích phù hợp, có hiệu quả đã giúp lời thơ thêm trang nhã, giàu ý nghĩa biểu cảm, tạo sự liên tưởng, cô đọng hàm súc phù hợp bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình - một con người đa cảm xúc, giàu lòng trắc ẩn, ý nhị. Bên cạnh đó không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là những yếu tố quan trọng làm nên thành công cho tác phẩm cũng như việc khắc họa hình tượng nhân vật. Không gian khi thì rộng lớn với những cảnh đẹp của tự nhiên, khi lại hoang sơ mang tính chiêm nghiệm. Nó có thể là không gian thực của đất trời, có khi lại là không gian tâm cảnh. Cùng với đó là việc vận dụng thời gian nghệ thuật vừa hiện thực lại có tính biểu trưng. Thời gian có khi mang tính xác thực cụ thể, có khi lại là thời gian cảm thức của vũ trụ, con người.

Tất cả những dụng ý nghệ thuật được tác giả vận dụng trong Đông Khê thi tập

đã mang đến cho độc giả cái nhìn đậm nét về nhân vật trữ tình - hình tượng tác giả. Ông không chỉ được biết đến là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, cả đời khổ học, phần đấu cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước, mà còn là một con người “trữ tình’ với những xúc cảm đời thường, trong bất kì mối quan hệ nào tình cảm của ông cũng nồng nhiệt, tha thiết. Chính bởi vậy ông được nhiều người kính trọng, yêu mến và nể phục. Hiện nay những tư liệu về cuộc đời sự nghiệp, những sáng tác văn chương của ông đang được giới nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu và từng bước tiếp cận với nhiều độc giả yêu thơ văn trung đại, cảm mến cái tài, cái tâm của bậc nho sĩ mẫu mực.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật trữ tình trong tác phẩm Đông Khê thi tập của tác giả Chí Đình Nguyễn Văn Lý chúng tôi nhận thấy:

1. Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, là con người “đồng dạng” của tác giả, hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động, có thế giới nội tâm cụ thể, những dòng cảm xúc được thể hiện rõ nét. Qua đó ta thấy được quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ, cảm xúc hiện tại của nhà thơ - nhân vật trữ tình. Trong các tác phẩm trữ tình, nhân vật trữ tình có thể được nhìn nhận một cách trực tiếp hay qua người tác giả nhập vai, cũng có khi chỉ nhận biết qua nỗi niềm cảm xúc. Nhân vật trữ tình trong thơ trung đại là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ, hoà lẫn vào trong thiên nhiên ngoại cảnh, nó tan trong cảm xúc và đạt tới tính phổ quát.Tìm hiểu “nhân vật trữ tình trong thơ trung đại” tức là làm sáng tỏ yếu tố con người trong thơ, từ đó nêu bật được hình tượng tác giả được bộc lộ thông qua đó. Đây là cơ sở lí thuyết cần thiết cho việc tìm hiểu “Nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý”.

2. Chí Đình Nguyễn Văn Lý là một người tài đức vẹn toàn. Cuộc đời ông có lúc thăng lúc trầm, phần nhiều là gặp khó khăn, khổ cực. Thế nhưng ông không đầu hàng trước số phận mà bản thân đã sớm có ý thức làm quen với cuộc sống tự lập, ý thức về việc rèn giũa bản thân. Ông vượt lên trên số phận bất hạnh bằng một nghị lực đáng khâm phục và một tinh thần ham học hỏi đáng nể. Trải qua nhiều lần tranh tài chốn quan trường ông đã khẳng định được tài năng và phẩm cách của mình. Trong quá trình làm quan, ông tỏ ra là người không bị cuốn vào vòng danh lợi mà một lòng vì dân vì nước. Ông có công rất lớn trong công cuộc trấn hưng kinh thành Thăng Long và là người có tầm ảnh hưởng lớn trong công cuộc duy trì và mở rộng văn hóa cùng nền khoa cử. Điều này chứng tỏ rằng ông là người có tấm lòng hết mực lo cho đời sống nhân dân, đồng thời là người quý trọng sách vở, hết lòng vì nước nhà.

3. Đông Khê thi tập là tuyển tập những bài thơ của Chí Đình Nguyễn Văn Lý qua nhiều thời kì khác nhau. Tác phẩm này hiện còn khá mới mẻ với độc giả vì vậy cần được giới thuyết rộng rãi bởi tác phẩm này đã khẳng định được tài năng của một

bậc Nho sĩ thời nhà Nguyễn trước đây đã bị phủ bụi của thời gian. Đông Khê thi tập

là nơi gửi gắm tấm lòng thơ tha thiết và nồng hậu với cuộc đời. Ngòi bút của Nguyễn Văn Lý trong Đông Khê thi tập đề cập đến rất nhiều cảm xúc, đa dạng về đề tài, nhân vật trữ tình vì thế hiện lên rất chân thực. Những vấn đề được ông đề cập rất nhiều và nổi bật trong số đó là cái nhìn về thời đại và tình cảm con người. Qua Đông Khê thi tập độc giả có thể hình dung phần nào con người đời thực của tác giả.

4. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập nổi bật lên là một con người có thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, giàu tình cảm. Nhân vật trữ tình hiện lên là một người vừa có tài vừa có tâm. Trước hết đó là một nhà Nho có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tất cả những suy nghĩ, hành động, ước muốn cả cuộc đời của ông chính là nước nhà thái bình, nhân dân ấm no. Thứ hai, đó là một con người giàu tình cảm thương yêu với những người thân trong gia đình. Ông luôn quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tình cảm nồng hậu, thiết tha. Đặc biệt là khi xa quê hương, tình cảm ấy càng mãnh liệt. Tiếp nữa đó là hình ảnh một con người luôn gần gũi với bạn bè. Trong mối quan hệ bạn bè có thể thấy, tác giả là người mến bạn, hết lòng vì bạn. Tình cảm đó chân thành, mộc mạc và gắn bó sâu sắc. Từ những điều nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao trong cuộc sống của ông đều có hình ảnh của những người bạn. Cuối cùng là hình ảnh của một con người mở lòng với thiên nhiên. Thiên nhiên chính là nơi để tác giả gửi gắm tình yêu cuộc sống cũng như những suy tư của tác giả trước cuộc đời và con người. Hình ảnh nhân vật trữ tình trong tác phẩm chính là sự phản chiếu con người đời thực của tác giả qua lăng kính nghệ thuật.

5. Đông Khê thi tập nổi bật với nghệ thuật sử dụng ngôn từ và việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật. Nhân vật trữ tình được hiện lên trong những khoảng không gian, thời gian đặc biệt. Nó vừa là không gian, thời gian của thời đại, vừa là không gian, thời gian của tâm thức con người với những dụng ý nghệ thuật nhất định. Và trên nền không gian, thời gian nghệ thuật ấy, nhân vật trữ tình hình thành bằng thứ ngôn ngữ vừa bình dị mà lại sâu lắng. Bằng việc sử dụng những thi pháp đặc trưng của thi pháp văn học trung đại như nghệ thuật chú giải tự dẫn hay điển cố đã giúp cho tác phẩm khi thì gần gũi, dễ hiểu khi lại gợi hình gợi cảm, tạo sự liên tưởng, lời cạn ý sâu. Nhân vật trữ tình vì thế cũng trở nên độc đáo, thi vị hơn.

6. Việc nghiên cứu tác giả, tác phẩm thuộc thời đại nhà Nguyễn là việc làm thiết thực, có ý nghĩa. Cụ thể thông qua luận văn này, chúng tôi góp phần giới thiệu một tác giả chưa được nhiều độc giả quan tâm là Chí Đình Nguyễn Văn Lý. Tìm hiểu

Nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý bên cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)