Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 69 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Ngôn ngữ thơ

Mọi tác phẩm trữ tình văn học đều được ghi lại bằng ngôn từ, và ngôn từ đi vào trong các tác phẩm ấy là ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lời thơ thực chất là một dạng của ngôn từ nhưng đã được tổ chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, phong cách thể loại. Nhờ thế, lời thơ dễ đi vào lòng người trở thành tiếng nói đồng điệu trong tâm hồn của muôn người. Như vậy có thể khẳng định rằng không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn họ. Từ kho ngôn ngữ chung, . các tác giả văn học đã sử dụng chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt sao cho phù hợp với dụng ý nghệ thuật của riêng mình để truyền tải nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Ngôn từ nghệ thuật được lựa chọn phải đem lại cho độc giả những cảm xúc thẩm mĩ, những liên tưởng mở rộng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Có như vậy tác phẩm mới thực sự có giá trị lâu dài, bền vững.

Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy. Khi các tác giả hình thành lời thơ thông qua một chủ đề, nội dung nào đó là phần nào gửi gắm vào đó những ý niệm cá nhân trước con người, cảnh vật, thời thế. Vì thế, ngôn ngữ thơ góp phần thiết yếu vào việc xây dựng hình tượng trong thơ. Cụ thể có thể thấy lời thơ của Nguyễn Văn Lý qua các tác phẩm trong Đông Khê thi tập rất giản dị, gần gũi như chính con người ông. Ngôn từ được ông sử dụng đã phác họa hình ảnh nhân vật trữ tình vừa mang tính nghệ thuật, vừa chân thực, gần gũi. Độc giả có thể hình dung ra dáng điệu, cử chỉ, suy nghĩ,… của tác giả thông qua hệ thống ngôn từ trong mỗi tác phẩm. Có khi đó chỉ là những câu thơ kể hết sức bình thường về những gì ông đã đi qua hay là những câu thơ bộc bạch suy nghĩ của mình.

Đại Lộ quy hàng (Thuyền về trên sông Đại Lộ) là lời kể nhẹ nhàng về thiên nhiên ông bắt gặp trong cuộc hành trình của mình:

Nhị Hà hoành độ cụ phong cuồng, Đại Lộ tình sơ tố dã hàng.

(Sau khi sang sông Nhị Hà, mưa bão nổi lên,

Hay như trong bài thơ Kinh xá cửu nguyệt thu vũ (Cảnh mưa tháng chín nơi nhà ở trong kinh) là lời kể lại những gì ông chứng kiến, ghi lại những cảm nhận tức thời khi ngắm nhìn sự thay đổi từ thiên nhiên:

Khách lai hựu thị nhất trùng dương Độc đối đông li sổ kính hoàng. Thiên ngoại hàn vân thâm mạc mạc, Vũ trung trường lạo hốt mang mang.

(Đến nơi đất khách, lại đúng vào tiết trùng dương

Một mình đối diện với mấy khóm cúc vàng bên giậu phía đông. Ngoài trời mây lạnh dày mờ mịt,

Trong mưa nước lụt bỗng mênh mông). Cũng có khi là lời lẽ băn khoăn tự hỏi chính mình:

Độ quá Thanh Giang hựu nhược hà, Duyên sơn bạng hải thử kinh qua.

(Khiêu thạch)

Qua sông Thanh Giang rồi thế nào? Ven núi, ven biển, lần này đều đã đi qua.

(Bãi Đá Nhảy)

Hay như, những cảm xúc được ông ghi lại khi băn khoăn khi đã luống tuổi qua bài thơ Kinh xá bệnh khởi đối kính cảm tác (Nơi nhà ở trong kinh, khỏi bệnh, soi gương cảm tác):

Kính trung sương mấn nhật tăng hoa, Huân nghiệp tương khan hựu nhược hà. Thiên địa quang âm xuân dục bán, Phong trần lữ huống bệnh thiên đa.

(Nhìn trong gương, tóc mai mỗi ngày lại thêm sợi bạc, Xét đến sự nghiệp công tích, lại như thế nào!

Quang cảnh đất trời, mùa xuân đã qua gần nửa, Tình cảnh nơi tha hương, chỉ riêng hay ốm đau).

Như vậy có thể nói ngôn từ nghệ thuật chính là chất liệu giúp tác giả xây dựng hình tượng nhân vật một cách chân thực nhất. Bên cạnh đó còn thấy rằng, ngôn từ

trong thơ Nguyễn Văn Lý không chỉ gần gũi mà còn được tổ chức sắp xếp hay vận dụng những thủ pháp nghệ thuật giúp cho tác phẩm giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Bằng con mắt tinh tế của mình, ông đã phát hiện ra nhiều sắc thái, nhiều vẻ đẹp của tự nhiên, từ cái hùng vĩ, hoành tráng của những dãy núi cao đến cái nhỏ bé, êm dịu của ánh trăng, hoa lá, núi sông… và ghi lại nó bằng ngôn từ nghệ thuật. Những từ

song thanh (hai từ có thanh mẫu giống nhau), điệp âm (hai từ có âm tiết hoàn toàn giống nhau), điệp vận (hai từ có vần giống nhau) được ông khai thác khá nhiều. Những từ ngữ đó đã đem lại cho thơ ông sự uyển chuyển, tươi tắn và sinh động.

Có thể lấy một số ví dụ về việc sử dụng từ song thanh, điệp âm, điệp vận qua các bài thơ miêu tả thiên nhiên mà tác giả nghiên cứu trong Đông Khê thi tập như sau: “Tam Điệp phân phân thốc mã tiền” - Tam Điệp Sơn; “Vân khởi thiên biên sơn sắc minh” - Thanh giang; Lưu thủy du du khư bất dĩ” - Thanh Giang; “Nhất thủy

uyên nguyên tiếp cố hương” - Đại Lộ quy hàng; “Nham nham khí thế lập trùng cương” - Quá Đại Lĩnh; “Thông thông mã thủ mê hành sắc” - Quá Đại Lĩnh; “Thành biên sách mã thướng thôi ngôi” - Xuân nhật đăng Phú Yên Xuân Đài sơn; “ Thạch tâm nhất khứ bích thiều nghiêu” - Quảng Ngãi đạo trung

Việc sử dụng từ song thanh, điệp âm, điệp vận sẽ giúp diễn tả rõ hơn đặc điểm mà đối tượng tác giả miêu tả. Như qua việc sử dụng từ du du ta có thể hình dung ra trạng thái của dòng sông Thanh Giang trôi một cách lững lờ, chậm chạp:

Lưu thủy du du khư bất dĩ

Giang sơn chung cổ đãi anh hùng

(Thanh Giang)

(Dòng nước lãng đãng trôi đi không nghỉ Núi sông muôn thuở vẫn dành đợi anh hùng).

(Sông Thanh Giang)

Hay ta cũng có thể nhận ra sự trùng điệp của núi Tam Điệp qua từ phân phân:

Khúc tàn Tam Điệp sấn chinh yên, Tam Điệp phân phân thốc mã tiền.

(Tam Điệp sơn)

(Tàn khúc hát tiễn đưa, vó ngựa chinh phu dấn trên đèo Tam Điệp Đèo Tam Điệp trập trùng nhấp nhô trước đầu ngựa).

Có thể cảm nhận được rằng ngôn ngữ được tác giả vận dụng tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm nghệ thuật của mình không quá cầu kì mà nó rất thật. Lời thơ được viết rất cụ thể, dễ hiểu ngay cả khi vận dụng điển xưa tích cũ. Tuy nhiên không vì vậy mà ngôn ngữ thơ đơn điệu, nhàm chán, không có nhiều tầng ý nghĩa. Trái lại, bằng thứ ngôn từ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ nghệ thuật đã tạo nên những vần thơ dễ cảm, dễ đọc song vẫn mang nhiều cảm xúc, dụng ý nghệ thuật. Từ đó có thể thấy rằng, những bài thơ trong Đông Khê thi tập cũng rất hàm xúc, lời cạn ý sâu. Ví dụ như trong bài Khán kiếm (Ngắm kiếm):

Khai hạp kiếm trần cấu, Ma lai khí xung Đẩu. Bồi hồi dẫn bôi thâm, Tích quân bất khứ thủ

(Mở hộp thấy kiếm bị bụi bám bẩn, Đem mài, khí kiếm bốc tận sao Bắc Đẩu. Bâng khuâng nhắp chén đầy,

Tiếc ngươi, không nỡ rời tay).

Tác giả đã bày tỏ tấm lòng với đất nước, ý nguyện vì công cuộc bảo vệ nước nhà, mong muốn góp sức vào việc bảo vệ nền chủ quyền của nước nhà.

Hay như trong một bài thơ khác Thu vãn dạ vũ cảm hoài (Thơ cảm hoài làm trong đêm mưa cuối thu), tác giả viết:

Phong biên hồng thụ thôi sương tận, Vũ lí sơ đăng đối ảnh tà.

Thiên địa sinh cơ hà xứ thị, Hàn mai tạc dạ phát tân hoa

(Trong gió, sương giục giã cây trút hết lá đỏ,

Ngồi bên đèn leo lét trong mưa, bóng in nghiêng nghiêng. Đâu là nơi mang cái cơ sinh của trời đất?

Hoa mai lạnh đêm qua đã nở bông hoa mới).

Tác giả thể hiện sự lạc quan của mình trước thực tại bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi tả nhiều xúc cảm và sự liên tưởng tạo tính hàm xúc cho bài thơ.

Những điều tưởng chừng như sắp mất mát đi thì vẫn còn điều tươi sáng để trông ngóng, đó gọi là ngày mai.

Cũng bởi vì bản thân tác giả là một con người chân thành và giản dị cho nên lời thơ của ông cũng bình dị như thế. Ngôn từ nghệ thuật được tác giả sử dụng đã mang lại hiệu quả cao cho các sáng tác trong Đông Khê thi tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trữ tình trong đông khê thi tập của chí đình nguyễn văn lý (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)