Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

trên tới phát triển nguồn nhân lực

3.3.2.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson

Để xác định cụ thể mối tương quan giữa các nhân tố, tác giả thực hiện tạo các biến mới đại diện cho từng nhân tố bằng giá trị trung bình của các biến quan sát trong các nhân tố đã được kiểm định ở phần trên. Cụ thể:

- VHXH đại diện cho X1, X2, X3 - CLLĐ đại diện cho X4, X5, X6 - TTLĐ đại diện cho X7, X8

- CSHT đại diện cho X9, X10, X11 - CLPT đại diện cho X12, X13, X14

- TDLĐ đại diện cho X15, X16, X17, X18 - ĐTPT đại diện cho X19, X20,X21, X22, X23

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Văn hóa – Xã hội Chất lượng lao động Thị trường lao động Chính sách hỗ trợ Chiến lược phát triển Tuyển dụng lao động Đào tạo phát triển Đánh giá công việc Tiền lương, phúc lợi

- ĐGCV đại diện cho X24, X25, X26, X27 - TLPL đại diện cho X28, X29, X30, X31

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình có dạng như sau: PT = b0+ b1*VHXH + b2*CLLĐ + b3*TTLĐ + b4*CSHT + b5*CLPT

+ b6*TDLĐ + b7*ĐTPT+ b8*ĐGCV + b9*TLPL

Kết quả phân tích (Phụ lục 10) cho thấy, hầu hết các nhân tố độc lập có mức độ tương quan trung bình với nhân tố phụ thuộc là hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Nhân tố Văn hóa - Xã hội có tương quan yếu với hoạt động phát triển nhân lực. Tuy nhiên, có một số nhân tố độc lập có mối tương quan trung bình. Vì vậy, khi phân tích hồi quy cần chú ý đến hiện tượng tự tương quan của các nhân tố độc lập.

3.3.2.3. Phân tích hồi quy

Mô hình lý thuyết đề xuất gồm có 9 thành phần độc lập là: Văn hóa -xã hội, chất lượng lao động, thị trường lao động, chính sách hỗ trợ, chiến lược phát triển, tuyển dụng lao động, đào tạo phát triển, đánh giá công việc, Lương thưởng và phúc lợi; Và 1 thành phần phụ thuộc là Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Các thành phần độc lập được giả định là các yếu tố tác động đến Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Cụ thể các giả thiết được đặt ra như sau:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Văn hóa - Xã hội với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Chát lượng lao động với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Thị trường lao động với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Chính sách hỗ trợ với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa sự Chiến lược phát triển với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Tuyển dụng lao động với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H7: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Đào tạo phát triển với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H8: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Đánh giá công việc với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giả thuyết H9: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố Lương thưởng phúc lợi với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

Để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác đến Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi qui. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát trong các nhân tố đã được kiểm định. Phương pháp phân tích được chọn là phương pháp Enter. Ta có bảng kết quả như sau:

Bảng 3.5 Kết quả các hệ số hồi quy

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -1,422 ,220 -6,470 ,000 VHXH ,103 ,029 ,104 3,548 ,000 ,938 1,066 CLLĐ ,203 ,037 ,193 5,505 ,000 ,650 1,538 TTLĐ ,110 ,025 ,153 4,468 ,000 ,677 1,476 CSHT ,152 ,030 ,170 4,980 ,000 ,685 1,460 CLPT ,233 ,025 ,290 9,442 ,000 ,845 1,184 TDLĐ ,197 ,037 ,171 5,341 ,000 ,782 1,279 ĐTPT ,194 ,037 ,181 5,297 ,000 ,683 1,463 ĐGCV ,144 ,030 ,141 4,725 ,000 ,895 1,117 LTPL ,133 ,021 ,197 6,334 ,000 ,827 1,209 a. Dependent Variable: PT

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS của tác giả)

- Giá trị Sig <0.05

- Hệ số phóng đại phương sai VIF <2

Như vậy, tất cả các biến độc lập này là hoàn toàn phù hợp trong mô hình. Phương trình hồi quy lúc này là:

PT = -1,422 + 0,103*VHXH + 0,203*CLLĐ + 0,110*TTLĐ + 0,152*CSHT + 0,233*CLPT + 0,197*TDLĐ + 0,194*ĐTPT+ 0,144*ĐGCV + ,133*TLPL Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc ở độ tin cậy 95%. Hay nói cách khác, điều này đã chứng minh được các giả thiết (Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Văn hóa - Xã hội với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Chát lượng lao động với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Thị trường lao động với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Chính sách hỗ trợ với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa sự Chiến lược phát triển với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Tuyển dụng lao động với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H7: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Đào tạo phát triển với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H8: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố Đánh giá công việc với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Giả thuyết H9: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố Lương thưởng phúc lợi với Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng) đều đúng.

Thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) ta thấy các hệ VIF ở đây đều<2. Điều đó có nghĩa là không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Bằng việc áp dụng phương pháp Enter cho phân tích hồi quy ta thu được kết quả hồi quy như bảng 3.6. Kết quả của bảng này cho giá trị R2 điều chỉnh = 0,76. Điều này có nghĩa độ thích hợp của mô hình là 76% hay nói cách khác, mô hình có thể giải thích được 76% cho tổng thể sự liên hệ của 9 nhóm nhân tố. Nghĩa là trong 100% sự biến động của nhân tố phụ thuộc động lực làm việc thì có 76% sự biến động là do các biến độc lập ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các các yếu tố khác ngoài mô hình, như vậy độ phù hợp của mô hình là khá cao.

Bảng 3.6 Kết quả hồi quy của mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,876a ,767 ,760 ,27512 1,849 a. Predictors: (Constant), LTPL, CLPT, VHXH, ĐGCV, CSHT, ĐTPT, TDLĐ, TTLĐ, CLLĐ b. Dependent Variable: PT

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS của tác giả)

Ngoài ra, do cỡ mẫu lớn, nên kiểm định Durbin - Watson được thực hiện theo Quy tắc kiểm định Durbin - Watson theo kinh nghiệm. Nội dung của quy tắc này là:

Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm

Kết quả kiểm định Durbin - Watson d=1,849, nên kết luận mô hình không có tự tương quan.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA. Phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05), có nghĩa là mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa

vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc Động lực làm việc.

Bảng 3.7: Phân tích phương sai ANOVA

Model Sum of

Squares

df Mean Square F Sig.

1 Regression 72,644 9 8,072 106,639 ,000b Residual 22,102 292 ,076 Total 94,746 301 a. Dependent Variable: PT b. Predictors: (Constant), LTPL, CLPT, VHXH, ĐGCV, CSHT, ĐTPT, TDLĐ, TTLĐ, CLLĐ

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS của tác giả)

Vậy, kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng bao gồm cả 9 yếu tố:

- Văn hóa - xã hội - Chất lượng lao động - Thị trường lao động - Chính sách hỗ trợ - Chiến lược phát triển - Tuyển dụng lao động - Đào tạo phát triển - Đánh giá công việc

- Lương thưởng và phúc lợi

Trong đó, kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết, trong các nhân tố bên ngoài, nhân tố “Chất lượng lao động” yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng. Yếu tố này ảnh hưởng 19,3% đến phát triển nguồn nhân lực (giá trị hồi quy chuẩn = 0,193). Thứ hai là yếu tố “Chính sách hỗ trợ”, ảnh hưởng 17,0%. Thứ

ba là yếu tố “Thị trường lao động”, ảnh hưởng 15,3%. Thứ tư là “Văn hóa - Xã hội”, ảnh hưởng 10,4%. Trong các nhân tố bên trong, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển nguồn nhân lực là “Chiến lược phát triển” - ảnh hưởng 29,0%. Tiếp theo là nhân tố “Tiền lương và phúc lợi” - ảnh hưởng 19,7%. Thứ ba là nhân tố “Đào tạo phát triển” - ảnh hưởng 18,1%. Thứ tư là nhân tố “Tuyển dụng lao động” - ảnh hưởng 17,1%. Cuối cùng là công tác “Đánh giá công việc” - ảnh hưởng 14,1%.

Qua phương trình hồi qui chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại thì khi điểm đánh giá về “Văn hóa - Xã hội” tăng lên 1 thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng trung bình lên 0,103 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về “Chất lượng lao động” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,203 điểm. Khi điểm đánh giá về “Thị trường lao động” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,110 điểm. Khi điểm đánh giá về “Chính sách hỗ trợ” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,152 điểm. Khi điểm đánh giá về “Chiến lược phát triển” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,233 điểm. Khi điểm đánh giá về “Tuyển dụng lao động” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,197 điểm. Khi điểm đánh giá về “Đào tạo phát triển” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,194 điểm. Khi điểm đánh giá về “Đánh giá công việc” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,144 điểm. Khi điểm đánh giá về “Tiền lương và phúc lợi” tăng lên 1 điểm thì công tác phát triển nguồn nhân lực tăng lên trung bình 0,133 điểm.

3.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ở các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)