3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm ):
1.3.5 Những phương thức đảm bảo tín dụng
1.3.5.1 Đảm bảo đối nhân
Khái niệm
Là hình thức đảm bảo được thực hiện thông qua một hợp đồng, trong đó người bảo lãnh cam kết với NH sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NH trong trường hợp KH vay vốn mất khả năng thanh toán.
Người đi vay (1) NH (2) Người bảo lãnh (1)Hợp đồng tín dụng được ký giữa NH và người đi vay (2)Hợp đồngtín dụng được ký giữa NH và người bảo lãnh Nội dung xét duyệt bảo lãnh:
+ Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo quy định của pháp luật, nếu là pháp nhân thì người đứng ra bảo lãnh là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.
+ Thể nhân hoặc pháp nhân đứng ra bảo lãnh phải có đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín của người bảo lãnh.
+ Cá nhân phải có hộ khẩu, trên 18 tuổi là người bình thường. Khi hết hạn cam kết nếu bên vay không trả được nợ thì bên bảo lãnh đứng ra trả nợ cho bên vay.
Các loại bảo lãnh
+ Căn cứ vào uy tín của KH gồm bảo lãnh không có tài sản đảm bảo và bảo lãnh có tài sản đảm bảo.
+ Căn cứ vào nghĩa vụ bảo lãnh gồm:
Bảo lãnh riêng biệt được thực hiện cho một số tiền vay cụ thể theo hợp đồng tín dụng, được hoạch toán trên tài khoản cho vay. Bảo lãnh duy trì là hành vi bảo lãnh cho một hoặc nhiều giao
này được áp dụng khi cho vay kỹ thuật thấu chi trên tài khoản vãng lai.
1.3.5.2 Đảm bảo đối vật
Khái niệm
Là hình thức đảm bảo trong đó người cho vay đồng thời đóng vay trò là chủ nợ, được thừa hưởng một số quyền lợi nhất định đối với tài sản của KH (con nợ) nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ không có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ.
Điều kiện tài sản đảm bảo TD
+ Phải được quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn.
+ Phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng hợp lý.
+ Phải có thị trường tiêu thụ là điều kiện cần thiết để NH có thể bán hoặc phát mãi tài sản khi KH không trả được nợ.
Các loại tài sản đảm bảo
+ Bất động sản: đất đai (được coi là tài sản thế chấp khi được cấp quyền sử dụng đất).
+ Động sản: là những tài sản không được quy là bất động sản. Các phương thức đảm bảo đối vật
+ Thế chấp là sự chuyển dịch sở hữu về tài sản cho NH để đảm bảo một món nợ hoặc miễn trừ nghĩa vụ. Các tài sản được dùng để thế chấp có thể là đất đai, nhà cửa,...
+ Cầm cố là hình thức đảm bảo mà KH vay vốn phải cầm cố toàn bộ giấy tờ, tài sản không được quyền sử dụng. Các tài sản được nhận cầm cố như vàng, đá quý, bằng khoán nhà, bằng khoán đất, các chứng từ có giá như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu,...
1.4 Quy trình cấp tín dụng
Sơ đồ 1.1 Quy trình cấp tín dụng
Nguồn: Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng
1.4.1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Khi KH đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ TD tiếp cận, hướng dẫn KH về điều kiện TD ngân hàng theo cơ chế TD hiện hành. Nếu KH chấp nhận thì hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.
1.4.2 Phân tích tín dụng
Căn cứ vào bộ hồ sơ vay vốn cùng với bộ hồ sơ lưu trữ. Cán bộ TD tiến hành thẩm định về các mặt tài chính. Sau khi chuyển lên bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay. Sau đây là những chỉ tiêu đưa ra nhằm phân tích TD như:
Dư nợ bình quân: chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu nợ của NH là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư ngày càng an toàn.
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Phân tích tín dụng Quyết định cấp tín dụng Giải ngân Giám sát tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng
Nợ xấu bình quân: đây là chỉ tiêu mà hầu hết các NH hiện nay rất quan tâm, tuy công tác xét duyệt và thẩm định của NH là rất quan trọng nhưng những bất trắc là không thể lường trước dẫn đến nợ xấu xảy ra là điều kiện không thể tránh khỏi.
Tỷ lệ nợ xấu bình quân: chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng TD cùng rủi ro TD của NH. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng TD ngân hàng càng kém và ngược lại.
1.4.3 Quyết định cấp tín dụng
Báo cáo kết quả thẩm định và thông tin bổ sung khác. Bộ phận có thẩm quyền ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Nếu cho KH vay thì tiến hành các thủ tục pháp lý, ký kết hợp đồng TD và các hợp đồng khác, sau đó chuyên viên hỗ trợ TD làm thủ tục giải ngân.
1.4.4 Giải ngân khoản vay
1.4.4.1 Nguyên tắc và điều kiện giải ngân khoản vay
Đơn vị cho vay chỉ được giải ngân khoản vay sau khi hoàn thiện thủ tục, điều kiện cho vay và chứng từ giải ngân theo quy định của pháp luật và NH.
Đơn vị kiểm soát thực hiện các nội dung kiểm soát trong khi giải ngân đảm bảo:
+ Cam kết TD đã được thực hiện.
+ Kiểm soát các chứng từ giải ngân, mục đích, phương thức và điều kiện khác.
1.4.4.2 Giải ngân khoản vay
Chứng từ giải ngân khoản vay:
+ Hợp đồng tín dụng kim khế ước nhận nợ.
+ Giấy rút tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi hoặc lệnh thu tiền.
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của KH vay.
+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan.
1.4.5 Giám sát tín dụng
Sau khi giải ngân cho KH, cán bộ TD tiến hành theo dõi, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của NH. Các thông tin có thể thu thập từ nội bộ NH đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp và chấm dứt hợp đồng tín dụng.
1.4.6 Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đến hạn trả nợ hay hết hạn trả nợ trong hợp đồng, KH phải trả hết nợ gốc và lãi cho NH. Ngay sau khi KH thanh toán đầy đủ vốn vay và lãi vay, NH sẽ lập thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, lập giấy giải chấp và trả lại toàn bộ chứng từ sở hữu tài sản cầm cố/ thế chấp cho KH. Trong trường hợp KH không trả được nợ và không được NH gia hạn nợ thì NH đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp và chấm dứt hợp đồng tín dụng.
1.5 Một số chỉ tiêu dùng để phân tích hoạt động tín dụng cá nhân
1.5.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH đã cho KH vay trong một khoản thời gian nào đó, không xét đến việc khoản TD đó đã được thu hồi hay chưa được thu hồi. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
1.5.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NH đã thu về từ các khoản cho vay kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
1.5.3 Dư nợ
1.6 Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân
1.6.1 Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân (%) = Tổng dư nợ cá nhân
Tổng vốn huy động tín dụng x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động cá nhân của NH. Tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động NH, khi đó NH sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
1.6.2 Tỷ lệ thu lãi cho vay
Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân (%)= Thu lãi cho vay cá nhân
Tổng thu nhập cho vay cá nhânx 100% Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu này càng cao thì tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của NH.
1.6.3 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu cá nhân (%) = Nợ xấu cá nhân
Tổng dư nợ cá nhânx 100%
Chỉ tiêu nàychỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng TD càng kém và ngược lại.
1.6.4 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cá nhân (%) = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐬ố 𝐭𝐡𝐮 𝐧ợ 𝐜á 𝐧𝐡â𝐧
𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐬ố 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 𝐜á 𝐧𝐡â𝐧x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu nợ của NH nhằm phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợ tốt, rủi ro TD thấp.
1.6.5 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng cá nhân (vòng) = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐬ố 𝐭𝐡𝐮 𝐧ợ 𝐜á 𝐧𝐡â𝐧 𝐃ư 𝐧ợ 𝐜á 𝐧𝐡â𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
1.7 Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng
1.7.1 Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài
1.7.1.1 Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok – Thái Lan
Ngân hàng Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan. Theo số liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Bangkok. Mặc dù ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước. Chi nhánh nhỏ của Ngân hàng Bangkok được mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok và hơn 18 tháng sau đó, Ngân hàng này đã mở thêm 36 chi nhánh mới ở các siêu thị lớn, các trường đại học và mở rộng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng khách hàng đến giao dịch. Kết quả của việc mở rộng
với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng thêm 60% khách hàng so với ban đầu.
Với thành công phát triển mạng lưới, Ngân hàng Bangkok không dừng lại ở đó, họ tiếp tục khôi phục lại các chi nhánh ở các khu đô thị lớn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Bangkok cũng mở thêm 32 trung tâm kinh doanh mới. Các trung tâm kinh doanh mới và các chi nhánh phục vụ tiêu dùng là một phần trong chiến lược của ngân hàng này nhằm tiếp cận khách hàng bằng các dịch vụ hấp dẫn cho mỗi mãng khách hàng chính (doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng trọng điểm, khách hàng cá nhân ở đô thị, các đối tượng học sinh, sinh viên).
Ngân hàng Bangkok xây dựng trung tâm xử lý séc tiên tiến nhất ở Thái Lan, mở rộng các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp cho các chi nhánh ở cấp tỉnh và đô thị chính. Đồng thời với triển khai dịch vụ séc, Ngân hàng Bangkok cũng đã triển khai trên quy mô lớn về việc phát hành thẻ ghi nợ trên thị trường, kết quả ngân hàng này chiếm 22% thị phần thẻ ghi nợ nội địa.
Để tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ khách hàng cũng được nâng cao khi Ngân hàng Bangkok cho ra đời trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, các dịch vụ ngân hàng khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ.
1.7.1.2 Bài học kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered Singapore
Ngân hàng Standard Chartered Singapore là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á với bước phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, dịch vụ khách hàng đạt trên 56% trong tổng thu nhập của ngân hàng này. Hiện nay Ngân hàng Standard Chartered Singapore đã phát triển kinh doanh đa lĩnh vực và ngân hàng mẹ (trụ sở tại Vương quốc Anh) đã có các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia ở Châu Á.
ngân hàng này có hơn 200 chi nhánh quản lý vốn đầu tư cho bên thứ ba. Chỉ riêng quy mô này giúp ngân hàng có khả năng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới. Điều đó mang lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phần so với ngân hàng cùng quy mô.
Ngoài thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với khả năng liên kết với bên thứ ba của Ngân hàng Standard Chartered Singapore, ngân hàng này còn biết khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đó là việc thành lập mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ như ngân hàng Internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, cung cấp một trung tâm liên lạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh và ngân hàng Internet… Ngoài ra, ngân hàng này còn tỏ rõ vai trò lãnh đạo trong việc sử dụng công nghệ của các chi nhánh với ý tưởng rất đời thường là mong muốn chi nhánh trở thành điểm yêu thích của khách hàng do đa số các dịch vụ ngân hàng của chi nhánh đều sử dụng công nghệ. Theo thống kê đến nay 60% giao dịch của ngân hàng này đều được thực hiện thông qua kênh tự động.
1.7.1.3 Bài học kinh nghiệm của Citibank tại Nhật bản
Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được đánh giá là hệ thống ngân hàng bảo thủ, cồng kềnh và lệ thuộc nhiều vào chính trị. Chính vì vậy nó tạo nên môi trường hết sức khó khăn cho ngân hàng nội địa và không hoàn toàn thân thiện với ngân hàng và công ty tài chính ở nước ngoài. Trong một thời gian dài, ngân hàng có quyền lực ở khu vực như Ngân hàng HongKong Thượng Hải (HSBC), ABN Amro và Standart Chartered tránh không tham gia vào các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Nhật Bản, họ coi như một “đĩa cá có độc”.
Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Nhật Bản. Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh và có một chút may mắn đã mang thành công về doanh thu, lợi nhuận và khách hàng cho Citibank tại thị trường này. Thành công mang đến từ những bước đi đầu tiên
Citibank đã thúc giục Nhật Bản cho phép kết nối mạng lưới tài chính của Nhật bản với hệ thống máy ATM của ngân hàng thương mại nước này. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Chính phủ Nhật Bản từ chối, nhưng như một hình thức an ủi, họ đã cho phép những người ngoài cuộc được kết nối với hệ thống ATM của ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện cũ của Chính phủ. Citibank đã không bỏ lỡ cơ hội để quan hệ và khai thác các đối tượng khách hàng này trong khi ngân hàng nội địa không thể với tới do ngân hàng tiết kiệm bưu điện không còn kết nối với mạng lưới ATM nữa. Kết quả là trong vòng thời gian ngắn, số lượng khách hàng cá nhân quan hệ với