3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm ):
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
2.1.9 Chính sách và quy chế cho vay tại VPBankChi nhánh Bùi Hữu Nghĩa.
Định hướng chiến lược dài hạn của VPBank nói chung CN Bùi Hữu Nghĩa nói riêng xác định trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân trung lưu khu vực đô thị, cá nhân kinh doanh.
Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn tại VPBank phải bảo đảm:
-Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
-Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay trong khế ước nhận nợ.
-Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Hội Đồng Quản Trị.
Điều kiện vay vốn
-Đối tượng áp dụng: cá nhân, hộ gia đình Việt Nam và nước ngoài.
-Khách hàng cá nhân vay vốn tại VPB để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh phải hội tụ các điều điện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp.
+ Có tình hình tài chính lành mạnh và đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay đúng như thời hạn đã cam kết trong hợp đồng vay vốn.
+ Khách hàng không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả kinh tế và kèm phương án trả nợ khả thi cho ngân hàng.
+ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Thời hạn vay vốn
Thời hạn vay vốn được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa VPBank và KH, căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của KH, nguồn vốn cho vay của VPBank. Hiện nay VPBank đang áp dụng 3 loại kỳ hạn vốn sau:
- Vay ngắn hạn: Không quá 12 tháng
- Vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng
- Vay dài hạn: Trên 60 tháng
Lãi suất cho vay
và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong từng trường hợp cụ thể, VPBank sẽ cùng KH thỏa thuận loại lãi suất cho vay là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất gộp, lãi suất cho vay hợp vốn hoặc lãi suất cho vay ưu đãi.
Hồ sơ vay vốn
-Giấy đề nghị vốn
-Tài liệu về phương án, dự án vay vốn:
+ Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ gốc và lãi cho VPBank.
+ Có hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…hợp đồng khác nhằm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.
- Tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống và khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có).
Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân: cần có tờ khai tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình vay nợ và nguồn thu để trả nợ.
-Hồ sơ bảo đảm tín dụng:
+ Nếu khách hàng có bảo đảm cho khoản vay bằng tài sản, cần cung cấp các tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản đó.
+ Nếu khách hàng có bảo đảm cho khoản vay bằng bảo lãnh của Tổ chức tín dụng khác thì cần cung cấp bản chính thư bảo lãnh.
+ Nếu khách hàng có bảo đảm cho khoản vay bằng giá trị các khoản phải thu thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của VPBank. Và các tài liệu có liên quan.
liệu khác có liên quan như: hồ sơ mua bảo hiểm tài sản cầm cố, thế chấp, các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, thay đổi trụ sở giao dịch, các báo cáo đột xuất khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố.
Phương thức cho vay: Khách hàng có thể thỏa thuận với VPBank về phương thức cho vay như sau:
-Cho vay từng lần: phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động không thường xuyên hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài.
Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. Việc thẩm định, xét duyệt cho vay, quản lý, giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ được thực hiện theo từng hợp đồng tín dụng.
Khách hàng có thể rút vốn một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, nhưng tổng số tiền của các lần rút không vượt quá số tiền cho vay. Mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký giấy nhận nợ và gửi cho VPBank bản sao các chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vốn bổ sung vốn lưu động thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng.
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn theo hạn mức của KH, trị giá tài sản thế chấp, tài sản cầm cố bảo lãnh và khả năng nguồn vốn của mình. VPBank và KH vay xác định hạn mức TD phù hợp với đặc điểm chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vòng lưu chuyển tiền tệ, mỗi lần rút vốn KH chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bản sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Trong thời hạn rút tiền vay theo quy định trong hợp đồng tín dụng KH có thể vừa rút tiền mặt vừa trả nợ vay nhưng tổng dư nợ không vượt quá hạn mức TD đã thỏa thuận.
VPBank và KH có thể thỏa thuận việc cho vay trả góp theo một trong hai phương thức sau: cho vay trả góp lãi gộp, cho vay trả góp theo dư nợ thực tế.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: phương thức này áp dụng đối với KH có nhu cầu dự phòng nguồn vốn TD trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Sau khi duyệt cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, VPBank và KH ký hợp đồng tín dụng hạn mức dự phòng, trong đó VPBank cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng dự phòng trong một khoảng thời gian nhất định và KH phải trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng.
Gia hạn nợ vay, chuyển nợ quá hạn
Gia hạn nợ vay: Khi KH không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn hoặc
khi đến hạn trả nợ nếu KH không có khả năng trả hết nợ do nguyên nhân KH gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ. VPBank xem xét cho gia hạn nợ theo quy định.
Tổng thời gian gia hạn nợ đối với khoản cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng.
Chuyển nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hoặc khi kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hoặc không được gia hạn nợ, thì toàn bộ số dư của HĐTD đó bị chuyển sang nợ quá hạn.
Kể từ thời điểm khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn, VPBank sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật và quy định của VPBank để thu hồi nợ.