3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm ):
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
2.1.10 Quy trình cho vay của VPBankChi nhánh Bùi Hữu Nghĩa
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay của VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa
Nguồn: Phòng Tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa
Khách hàng có nhu cầu vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ vay
Điều tra thông tin về khách hàng và phương án vay
Thông báo cho khách hàng biết Trình ban/ hội đồng tín dụng
Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
Theo dõi nợ vay và thực hiện thu nợ
hiện thu nợ
Tất toán hồ sơ vay và lưu trữ hồ sơ tín dụng Tư vấn và hướng dẫn khách hàng về hình thức và hồ sơ xin vay Hoàn tất hồ sơ Giải ngân Làm tờ trình Ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng Không duyệt Duyệt
Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn
Nhân viên tín dụng gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng Nhân viên tín dụng trao đổi với KH để nắm được các thông tin cơ bản của KH như: Lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh, tư cách pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, nội dung phương án kinh doanh, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, quan hệ gia đình, nhu cầu vay vốn (số tiền, lãi suất, thời hạn…), dự kiến phương án bảo đảm TD và các thông tin khác liên quan đến KH.
Sau đó nhân viên TD thông báo cho KH các thông tin: Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các sản phẩm NH đang có.
Nếu điều kiện của khách hàng phù hợp với điều kiện của VPBank thì nhân viên TD chuyển cho KH danh mục hồ sơ để KH hoàn thiện. Nếu không phù hợp phải báo ngay cho KH để KH chủ động tìm phương án khác.
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Nhân viên tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ: về số lượng, về tính hợp lệ, hợp pháp, thực hiện đối chiếu với bản gốc (Bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đơn xin vay, phương án vay, xác định tình trạng nhà, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân …).
Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ, lập 2 bản giấy biên nhận giao 1 bảng cho khách hàng và 1 bản cán bộ tín dụng giữ.
Cán bộ TD giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài sản.
Thẩm định khách hàng
Hỏi thông tin từ CIC khách hàng cần vay vốn bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ (Qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo thông tin từ các nguồn khác).
luật, nhận thức về trách nhiệm và tính hợp tác, kinh nghiệm thương trường, uy tín, dư luận nơi cư trú cũng như nơi công tác, tuổi tác và vi trí xã hội người vay.
Thẩm định về năng lực tài chính: khả năng tài chính của khách hàng, đến tận nơi để tìm hiểu thực trạng của khách hàng, đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng.
Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đánh giá khả năng tài chính phục vụ phương án của khách hàng.
Thẩm định tài sản đảm bảo: nắm thông tin khái quát về tài sản, hẹn thời gian để tiến hành thẩm định, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản (nếu cần), đối chiếu bản chính của hồ sơ tài sản. Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản, đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị và tính chuyển nhượng của tài sản đảm bảo.
Tập hợp hồ sơ trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh
Nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định: giới thiệu khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đầy đủ hồ sơ, nhu cầu vay, những đề nghị của khách hàng, đánh giá về phương án vay vốn, phương án trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng, kết luận và đề xuất của cán bộ tín dụng chuyển cho Trưởng phòng tín dụng ký.
Cán bộ tín dụng nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản thẩm định giá từ phòng thẩm định tài sản bảo đảm, tập hợp hồ sơ trình Giám đốc duyệt (giai đoạn này thực hiện 2-5 ngày ngay từ khi nhận được tài sản bảo đảm).
Ngay sau khi Giám đốc duyệt hồ sơ cán bộ tín dụng báo ngay cho khách hàng về việc có cho vay hay không.
Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Sau khi nhận được Nghị quyết cán bộ tín dụng lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ gồm: bản sao nghị quyết, 04 bản chính biên bản định giá tài sản bảo đảm, bản sao giấy chứng nhận sở hữu tài sản đảm bảo và một bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản đảm bảo, giấy đăng ký kết hôn.
Cán bộ tín dụng lập và trình Trưởng phòng và Giám đốc ký duyệt hồ sơ. Ký hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Hoàn tất chứng từ để giải ngân: căn cứ vào hợp đồng tín dụng và phương thức cho vay, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ chứng từ theo quy định để thực hiện việc giải ngân.
Kiểm tra điều kiện nội dung giải ngân: số tiền giải ngân, thời hạn giải ngân và kiểm tra lại những điều kiện, điều khoản trong hợp đồng tín dụng có phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Cán bộ tín dụng chuyển 1 bản chính hợp đồng tín dụng cho bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Để có thể tiến hành giải ngân hồ sơ tín dụng cần phải được tập hợp đầy đủ, bao gồm: Giấy nhận nợ, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đã công chứng, công văn ngăn chặn gởi ủy ban nhân dân phường, giấy đăng ký giao dịch đảm bảo, biên nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, phiếu nhập kho, nghị quyết của Ban/hội đồng tín dụng, tờ trình thẩm định khách hàng, phiếu xếp hạng tín dụng, danh mục kiểm tra chứng từ.
Lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng theo thứ tự và làm hai phần: hồ sơ tài sản thế chấp và hồ sơ tín dụng.
Kiểm tra và xử lý nợ vay
Nhân viên tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm. Thông báo và đôn đốc trả nợ lãi và vốn gốc khi đến hạn. Cụ thể như sau:
Kiểm tra trước giải ngân:
Theo quyết định số 427-2002/QĐ-HĐQT ngày 13 tháng 05 năm 2002 của HĐQT VPBank, việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thẩm định gồm những nội dung sau:
- Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, đảm bảo khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.
-Mục đích sử dụng vốn vay.
-Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng từ trước đến nay. -Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
- Tính khả thi và xác thực của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống.
-Khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng.
- Tài sản đảm bảo: Kiểm tra về chủ sở hữu tài sản, thẩm quyền quyết định việc thế chấp, cầm cố tài sản, tình trạng thực tế tài sản bảo đảm, giá trị tài sản, khả năng chuyển nhượng trên thị trường của tài sản...
- Các thông tin khác có liên quan đến khách hàng như: Uy tín, nhân thân, nơi làm việc, địa vị xã hội, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..của khách hàng.
-Và các vấn đề khác theo quy định.
Kiểm tra trong quá trình giải ngân:
Tùy trường hợp cụ thể, để kiểm tra, giám sát chặc chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng VPBank giải ngân khoản vay theo các phương thức sau theo
thứ tự ưu tiên:
-Giải ngân bằng chuyển khoản đưới hình thức ủy nhiệm chi do bên vay ký phát cho người thụ hưởng.
-Giải ngân bằng tiền mặt cho bên vay để bên vay trả ngay cho người thụ hưởng với sự chứng kiến của nhân viên A/O.
-Giải ngân bằng chuyển khoản vào tài khoản của bên vay. -Giải ngân bằng tiền mặt cho bên vay.
Tùy từng đối tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức) và mục đích sử dụng vốn vay mà nhân viên A/O hướng dẫn khách hàng cung cấp các tài liệu trước khi giải ngân, đồng thời kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân (khả năng đáp ứng của khách hàng so với các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, so số tiền giải ngân với số tiền trên hợp đồng tín dụng còn lại,....). Trong quá trình kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân nếu nhận thấy chưa đủ các điều kiện giải ngân thì nhân viên A/O phải tạm ngừng giải ngân, báo cáo với trưởng phòng. Tùy trường hợp mà trưởng phòng tiếp tục giải ngân hoặc báo cáo ban tín dụng.
Kiểm tra sau giải ngân:
- Nhân viên A/O tiến hành kiểm tra, giám sát vốn vay sau khi giải ngân. Tất cả các lần kiểm tra phải có biên bản ghi rõ những nội dung kiểm tra, có chữ ký của khách hàng vay vốn, kiến nghị và đề xuất lên lãnh đạo chi nhánh VPBank. Tùy trường hợp cụ thể, VPBank tiến hành kiểm tra, giám sát vốn vay sau khi giải ngân như sau:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, phương án.
Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng.
Kiểm tra các vấn đề khác liên quan.
Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện tại nơi cư trú, trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh, nơi sử dụng vốn vay của khách hàng. Ngoài ra, VPBank có thể kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua việc sử dụng tài khoản của các khách hàng và các nguồn tin khác.
- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện khách hàng có những dấu hiệu bất thường.
-Việc kiểm tra sử dụng vốn vay phải trả lời được các câu hỏi: Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không?
Giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với giá trị vốn vay đã giải ngân không?
Khách hàng có vi phạm các nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay không?
Tính trung thực trong các tài liệu của khách hàng gửi cho ngân hàng - Quản lý nguồn trả nợ: Đây là công việc hết sức quan trọng của công tác tín dụng, nhân viên A/O và lãnh đạo phòng A/O phải xây dựng phương án, biện pháp cụ thể để quản lý, thu hồi nợ vay đối với từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng của khách hàng có biểu hiện những dấu hiệu xấu và với những trường hợp đặc biệt cần tăng cường nhân viên A/O có năng lực, kinh nghiệm và có biện pháp kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp này.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ theo kế hoạch căn cứ vào kế hoạch trả nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trước khi đến hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi, nhân viên A/O có trách nhiệm thông báo nợ gốc và/hoặc lãi nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ. Sau khi thông báo nhân viên A/O cần trực tiếp đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
phòng phòng A/O tại chi nhánh cần làm việc trực tiếp với khách hàng để bàn biện pháp trả nợ cụ thể.
- Khi các khoản vay của khách hàng bị chuyển nợ quá hạn hoặc VPBank nhận thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì nhân viên quản lý hồ sơ có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị với người quản lý của mình và/hoặc ban giám đốc của chi nhánh biện pháp xử lý.
- Trường hợp khoản vay được chuyển sang bộ phận xử lý nợ, bộ phân xử lý nợ có trách nhiệm thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định hiện hành của VPBank và pháp luật để thu hồi nợ.
Tần xuất kiểm tra, giám sát vốn vay: Ít nhất 2 tháng/lần đối với khoản vay sau:
+ Tất cả các khoản vay đã có ít nhất một kỳ chậm trả nợ gốc và/hoặc lãi. + Tất cả các khoản vay có dư nợ từ 2 tỷ đồng trở lên.
Các khoản vay có dư nợ từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng có một trong các điều kiện sau:
Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.
Tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vân tải, hàng hóa.
Khoản vay đã được VPBank gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
- Đối với các khoản vay không thuộc quy định trên, tần suất kiểm tra như sau:
+ Khoản vay từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng: Kiểm tra 6 tháng/lần. + Khoản vay có dư nợ dưới 500 triệu đồng: Nếu là vay trung và dài hạn thì kiểm tra 6 tháng/lần; nếu là vay ngắn hạn thì kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường.
Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Giải chấp hồ sơ tài sản trả lại cho khách hàng: Kiểm tra xem tài sản thế chấp đảm bảo cho hợp đồng tín dụng nào. Nếu tài sản thế chấp đảm bảo cho nhiều hợp đồng tín dụng thì không được xuất tài sản khi chưa trả hết nợ gốc và lãi của tất cả các hợp đồng (In tình hình hoạt động tài khoản, khế ước vay). Nếu tài sản thế chấp đảm bảo cho các hợp đồng tín dụng đã tất toán hết thì lập tờ trình xuất tài sản đảm bảo trình Trưởng phòng A/O, gởi công văn đề nghị giải chấp tài sản cho Phòng công chứng và ủy ban nhân dân phường, trình lãnh đạo xem xét, trả hồ sơ tài sản lại cho khách hàng.
Lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng đã được thanh lý.
Cấp phê duyệt khoản vay: Nếu khoản vay đang xét cộng với tất cả các khoản vay của khách hàng thấp hơn 04 tỷ đồng sẽ trình với Ban tín dụng, từ 04 tỷ đồng đến thấp hơn 15 tỷ đồng sẽ trình với Hội Đồng Tín Dụng, còn từ 15 tỷ đồng trở lên sau khi được Hội Đồng Tín Dụng phía Nam duyệt cho vay thì phải thông qua Hội Đồng Tín Dụng phía Bắc.
Mặc dù VPBank chưa có một mô hình quản lý tín dụng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế nhưng VPBank cũng đã có quy trình cụ thể về việc kiểm tra, kiểm soát TD và điều này là một yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng TD tại VPBank nói chung, VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa nói riêng.
Nhận xét quy trình cho vay Ưu điểm:
Quy trình cho vay chặt chẽ, có sự linh hoạt cao.
Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, hạn mức lãi suất và thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thời gian xử lý nhanh.
hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt (có thể được vay tới 70% giá trị tài sản đảm bảo) nên có lượng khách hàng ổn định và trung thành, đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định tính khả thi và khả năng hoàn trả nợ vay.
Nhược điểm:
Quy trình cho vay trải qua nhiều bước mất nhiều thời gian của người đi vay.
Việc quản lý không tốt năng lực trả nợ của người vay có thể dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.
Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao.
Tư cách và phẩm chất của người vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào sự đánh giá, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.