Dư nợ cá nhân theo sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bùi hữu nghĩa​ (Trang 86)

3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm ):

2.2.3.2 Dư nợ cá nhân theo sản phẩm

Bảng 2.7 Tình hình dư nợ cá nhân theo sản phẩm giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 DOANH SỐ TỶ TRỌNG (%) DOANH SỐ TỶ TRỌNG (%) DOANH SỐ TỶ TRỌNG (%) Vay tiêu dùng 8.862 21,7% 13.636 24,8% 17.446 27,9% Vay mua nhà 14.456 35,4% 19.230 35,0% 20.600 32,9% Vay hộ kinh doanh 10.031 24,5% 14.196 25,8% 16.508 26,4% Vay mua ô tô 7.526 18,4% 7.902 14,4% 8.069 12,8%

Tổng 40.875 100% 54.964 100% 62.623 100%

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Biểu đồ 2.7 Tình hình dư nợ cá nhân theo sản phẩm giai đoạn 2012 - 2014

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 ta có:

 Dư nợ vay tiêu dùng có chuyển biến tích cực như sau: năm 2012 chỉ đạt 8.862 triệu đồng chiếm 21,7%, năm 2013 là 13.636 triệu đồng chiếm 24,8% và năm 2014 đạt 17.446 triệu đồng chiếm 27,9%. Vì hoạt động tín dụng mở

21.7% 24.8% 27.9% 35.4% 35.0% 32.9% 24.5% 25.8% 26.4% 18.4% 14.4% 12.8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014

Vay mua ô tô Vay hộ kinh doanh Vay mua nhà Vay tiêu dùng %

rộng nhanh chóng, các loại hình khác có sự tăng trưởng đáng kể nên dư nợ vay tiêu dùng có sự gia tăng.

 Dư nợ vay mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2012 dư nợ đạt 14.456 triệu đồng chiếm 35,4%, năm 2013 là 19.230 triệu đồng chiếm 35% và năm 2014 là 20.600 triệu đồng chiếm 32,9%. Nhìn chung, dư nợ vay mua nhà tăng qua các năm nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm.

 Dư nợ vay hộ kinh doanh năm 2012 là 10.031 triệu đồng chiếm 24,5% đến năm 2013 lên đến 14.196 triệu đồng chiếm 25,8%, năm 2014 đạt 16.508 triệu đồng chiếm 26,4%. Nhìn chung, doanh số và tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh tăng qua các năm.

 Dư nợ vay mua ô tô tăng nhẹ qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn giảm xuống, cụ thể năm 2012 là 7.526 triệu đồng chiếm 18,4%, năm 2013 đạt 7.902 triệu đồng chiếm 14,4% và năm 2014 dư nợ là 8.069 triệu đồng chiếm 12,8%. Nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô những năm qua chưa thể khai thác được hết tiềm năng đó là: nguyên nhân chủ quan là do quy trình xét duyệt hồ sơ vay rất chặt chẽ v ớ i c h ủ t r ương chọ n l ọ c k h á c h h à n g ( d o đ â y l à m ộ t s ả n p h ẩ m cho vay khá nhạy cảm như đã phân tích), về nguyên nhân khách quan là do những khó khăn từ nền kinh tế khiến cho người tiêu dùng vẫn đang trong tình trạng cắt giảm chi tiêu cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.

Nhận xét: Qua 3 năm, dư nợ cho vay tăng, cụ thể năm 2012 là 40.875 triệu đồng,

năm 2013 đạt 54.964 triệu đồng đến năm 2014 tăng lên mức 62.623 triệu đồng. Nguyên nhân là do NH muốn thu hút ngày càng nhiều KH cá nhân đi vay tại NH nên đã tạo điều kiện cho KH vay tiền ở thời hạn dài hơn, giúp KH nắm giữ nguồn vốn lâu hơn để chi tiêu, buôn bán.

Giải pháp để tăng dư nợ cho vay: Tăng cho vay các gói sản phẩm vay mua nhà, ô

2.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân của VPBank Chi nhánh Bùi Hữu Nghĩa giai đoạn 2012 – 2014

2.2.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân

Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân

ĐVT: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Dư nợ tín dụng cá nhân 40.875 54.964 62.623 Vốn huy động tín dụng 135.408 148.210 155.755

Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân 30,2% 37,1% 40,2%

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Biểu đồ 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.8 ta thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân tại NH nằm ở mức tương đối thấp nhưng có

30.2% 37.1% 40.2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 2012 2013 2014

Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân

Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân

%

37,1% đến năm 2014 tiếp tục tăng nhưng không đáng kể với tỷ lệ là 40,2% cho thấy NH đang từng bước cân bằng tạo ra lợi nhuận và rủi ro tín dụng một cách hợp lý, công tác thu hồi nợ được thực hiện kịp thời, cán bộ nhân viên NH luôn làm việc tích cực nên hiệu quả TD ngày càng nâng cao, khả năng xoay chuyển đồng vốn luôn thuận lợi. Điều này không những mang lại lợi nhuận cho NH mà còn đóng góp một phần cho sự phát triển của kinh tế vùng.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay, NH cũng cần phải quan tâm cân đối nguồn huy động vốn ngắn, trung và dài hạn để cho vay sao cho thích hợp. Tại NH, khoản vay chiếm tỷ lệ cao trong cho vay cá nhân là khoản vay ngắn hạn, do đó thời gian thu hồi vốn nhanh, đó cũng là một lợi thế khi tỷ lệ cho vay dựa vào nguồn huy động dù có cao thì vẫn sẽ không ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của NH. Vì vậy NH cần lưu ý cân đối nguồn huy động và cho vay, đặc biệt là kỳ hạn của các khoản vay.

2.2.4.2 Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân

Bảng 2.9 Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân

ĐVT: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Thu lãi cho vay cá nhân 17.704 20.463 24.506 Tổng thu nhập cho vay cá nhân 27.257 30.069 35.761

Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân 65,0% 68,1% 68,5%

Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.9 ta thấy:

Tổng thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập hoạt động và ngày càng tăng lên. Cụ thể, từ việc chiếm tỷ lệ 65,0% vào năm 2012 tăng lên 68,1% vào năm 2013, và đến năm 2014 thì tỷ lệ thu lãi này lên đến 68,5%. Tổng thu lãi từ cho vay của ngân hàng giai đoạn 2012-2014 có sự biến động nhưng không đáng kể. Do tình hình kinh tế có phần đi vào ổn định giúp cho hoạt động tín dụng gặp thuận lợi hơn nên tổng thu lãi từ cho vay của ngân hàng thời gian qua có sự tăng mạnh và đạt cao nhất ở mức 24.506 triệu đồng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của tập thể nhân viên ngân hàng. Cho thấy, hoạt động tín dụng giữ vai trò mang lại nguồn thu nhập chính và hết sức quan trọng của ngân hàng thời gian qua, bên cạnh những nguồn thu khác như: hoạt động chuyển tiền, gửi vốn nội bộ giữa các đơn vị trong toàn hệ thống, dịch vụ thu phí tiền điện…Tuy nhiên, khi nguồn thu nhập chủ yếu do hoạt động tín dụng mang lại cũng sẽ dẫn đến việc tiềm ẩn những rủi ro nhất định, do đó, ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nhằm phân tán cũng như quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra an toàn và hiệu quả. 65.0% 68.1% 68.5% 63% 64% 65% 66% 67% 68% 69% 2012 2013 2014

Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân

Tỷ lệ thu lãi cho vay cá nhân %

2.2.4.3 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Nợ xấu cá nhân 325 175 125 Dư nợ cá nhân 40.875 54.964 62.623 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân 0.8% 0,3% 0,2%

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Qua bảng 2.10 và biểu đồ 2.10 ta thấy:

 Nợ xấu trong tín dụng cá nhân của NH có giá trị rất thấp và giảm rõ rệt qua các năm. Đây là dấu hiệu rất tốt cho hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng, đặc biệt thể hiện rõ trong tình hình kinh tế đang dần phát triển như hiện nay. Cụ thể, năm 2012 là 0,8%, năm 2013 giảm còn 0,3% sang năm 2014 lại giảm xuống còn 0,2%. Có thể giải thích rằng: Trước tiên, có thể nhận thấy

0.8% 0.3% 0.2% 0% 0% 0% 0% 0% 1% 1% 1% 1% 1% 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân Tỷ lệ nợ xấu cá nhân Năm %

hoạt động TD cá nhân chứa đựng khá ít rủi ro, do hình thức TD này cung cấp cho hoạt động vay tiêu dùng, hộ sản xuất nhỏ; vốn vay nhỏ nhưng có chất lượng, hạn chế tình trạng không trả được nợ. Thứ hai, KH cá nhân vay vốn trong giai đoạn này không có nhu cầu lớn về mua sắm tài sản cố định, họ chỉ tập trung vay vốn để bổ sung vốn lưu động và luôn trả nợ đúng hạn để có thể dễ dàng vay vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, vì vậy mà các KH này luôn tự giác trả nợ đúng hạn cho NH. Bên cạnh đó dù tình hình kinh tế dần ổn định nhưng NH vẫn thẩm định rất kỹ các hồ sơ vay vốn và phần lớn là cho vay đối với những KH quen thuộc, mở rộng TD nhưng kiểm soát tốt, cũng như trong những năm qua hoạt động TD của NH gặp khá ít rủi ro (KH vay vốn kinh doanh buôn bán hiệu quả, có thiện chí trả nợ…) và nguyên nhân không thể không kể đến đó là nhờ vào nỗ lực thực hiện tốt công tác thu hồi nợ của nhân viên NH. 2.2.4.4 Hệ số thu nợ cá nhân Bảng 2.11 Hệ số thu nợ cá nhân ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh số cho vay cá nhân 54.511 91.667 148.020 Doanh số thu nợ cá nhân 35.445 72.702 132.980

Hệ số thu nợ cá nhân 65% 79,3% 89,8%

Biểu đồ 2.11 Hệ số thu nợ cá nhân

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Qua bảng 2.11 và biểu đồ 2.11 ta thấy:

Hệ số thu nợ cá nhân tại NH có xu hướng tăng, cụ thể năm 2012 là 65%, năm 2013 là 79,3% sang năm 2014 hệ số này tăng tới 89,8%. Hệ số này tăng cao như thế một phần là do công tác thu nợ luôn được thực hiện tốt, một số khoản nợ được KH tất toán trước hạn và doanh số thu nợ gia tăng nhanh chóng làm cho tỷ lệ thu nợ tăng lên rõ rệt.

2.2.4.5 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Bảng 2.12 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Bảng 2.12 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh số thu nợ cá nhân 35.445 72.702 132.980 Dư nợ cá nhân 40.875 54.964 62.623 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân 0,9 vòng 1,3 vòng 2,1 vòng 65.0% 79.3% 89.8% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2012 2013 2014 Hệ số thu nợ cá nhân Hệ số thu nợ cá nhân Năm %

Biểu đồ 2.12 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa

Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.12 ta thấy:

Vòng quay vốn tín dụng cá nhân của NH ngày càng nhanh. Trong năm 2012 tốc độ luân chuyển của vốn là 0,9 vòng, năm 2013 tăng lên 1,3 vòng và đến năm 2014 là 2,1 vòng. Như vậy, có thể thấy tình hình kinh doanh của CN Bùi Hữu Nghĩa có nhiều nỗ lực và tương đối vững chắc, vốn tín dụng lưu chuyển tại NH khá tốt, dẫn tới thời gian để NH thu hồi lại vốn nhanh hơn, gặp ít rủi ro trong việc đầu tư cho vay.

Tóm lại: Qua các chỉ tiêu trên ta thấy, VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa đã đạt được

những kết quả đáng kể trong thời gian qua, công tác thu nợ cá nhân luôn được chú trọng và tăng cường, nợ quá hạn cá nhân vẫn còn nằm trong phạm vi an toàn, vòng quay vốn TD cá nhân tương đối nhanh. Nhìn chung, hoạt động cho vay của NH đang phát triển theo chiều hướng khả quan hơn và hy vọng trong những năm tới, hoạt động của NH sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả tốt hơn và giữ vị trí là Ngân hàng TMCP hoạt động hiệu quả nhất.

0.9 1.3 2.1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2012 2013 2014 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Vòng Năm

2.2.5 Đánh giá chung tình hình tín dụng cá nhân tại VPBank Chi nhánh Bùi Hữu Nghĩa giai đoạn 2012 - 2014 Hữu Nghĩa giai đoạn 2012 - 2014

2.2.5.1 Những kết quả đạt được

 Ngân hàng tiếp tục giữ vững, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững và đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Lợi nhuận ròng qua các năm tăng liên tục.

 So với các đối thủ cạnh tranh là các NH khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì NH đã rất tích cực tiến hành hoạt động truyền thông cổ đông, các chương trình khuyến mãi, quảng cáo thương hiệu,…  Ngân hàng luôn đổi mới, đa dạng các sản phẩm để giúp NH dễ tiếp

cận hơn với KH.

 Hệ thống kênh phân phối của NH khá rộng lớn nhằm phục vụ tốt cho KH trên địa bàn. Điều này làm cho việc huy động vốn, TD nói chung và TD cá nhân nói riêng ngày càng tốt hơn.

 Ngân hàng có đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm góp phần lớn cho sự thành công trong kinh doanh của NH.

 NH cũng tạo được uy tín và lòng tin với KH đã từng hoặc đang có quan hệ vay vốn tại NH cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ tại NH.

2.2.5.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

 Công tác truyền thông NH còn chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do chính sách marketing được thực hiện chung chung mà chưa hướng đến từng đối tượng KH cụ thể, việc quảng bá hình hình ảnh của NH trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế và mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng của NH chứ chưa thực sự giúp KH nhận biết được lợi ích mà các

sản phẩm của NH đem lại cho mình. Mặc khác,VPBank là NH mới ra đời, với tiến trình hội nhập và mở cửa thì hàng loạt các NH trong nước cũng như nước ngoài được thành lập đẩy VPBank vào sức ép cạnh tranh lớn.

 Đội ngũ nhân viên TD cá nhân hiện chưa được chuyên môn hóa, một số chuyên viên quan hệ KH phải làm cả hai bộ phận giao dịch lẫn quan hệ KH cá nhân. Nguyên nhân là do số lượng công việc khá lớn, một chuyên viên quan hệ KH cá nhân phải làm từ khâu tiềm kiếm KH, thẩm định, giải ngân trong khi đó số lượng nhân viên lại quá ít. Rõ ràng một cán bộ TD không thể cùng lúc làm tốt cả hai công việc đó.  Thủ tục cho vay phải làm theo nhiều bước, mất rất nhiều thời gian, chi

phí của NH. Ngân hàng cần rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay để đáp ứng tối đa lượng KH với NH. Nguyên nhân là do những rắc rối trong môi trường pháp lý như: Việc đăng ký giao dịch đảm bảo, các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của KH còn rườm rà mất thời gian làm cho quá trình xét duyệt cho vay cũng như giải ngân của NH còn đình trệ dẫn đến việc sử dụng vốn của NH cũng như việc tiếp xúc với nguồn vốn của KH còn nhiều khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích các chỉ số ở chương 2, ta thấy hoạt động TD cá nhân tại VPBank CN Bùi Hữu Nghĩa đang có những chuyển biến tích cực như doanh số cho vay, dư nợ cho vay, thu nợ ngày càng tăng trưởng, nợ xấu được kiềm chế ở mức thấp, đặc biệt vòng quay vốn TD nhanh giúp NH đầu tư cho vay gặp ít rủi ro. Hiệu quả hoạt động TD ngày càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ mới được giới thiệu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bùi hữu nghĩa​ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)