Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bùi hữu nghĩa​ (Trang 42 - 44)

3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm ):

1.7 Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng

1.7.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam

Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng hàng thương mại Việt Nam:

 Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thị trường, ngân hàng thương mại cần phải nghiên cứu thị trường, xác định được khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

 Muốn phát triển được dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần có hệ thống mạng lưới chi nhánh phù hợp theo chiến lược tổng thể. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Thực tế có những ngân hàng thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ do phát triển

mạng lưới của bên thứ ba nhưng cũng có nhưng ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ để gọn nhẹ mạng lưới hay giảm mạng lưới để tập trung cho các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra.

 Ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt dịch vụ ngân hàng điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ.

 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được.

 Muốn phát triển được dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đòi hỏi từng ngân hàng phải xây dựng chiến lược Marketting phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketting có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Những cơ sở lý luận ở chương 1 cho ta thấy ngân hàng thương mại nói chung cũng như tín dụng nói riêng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, góp phần cải thiện cuộc sống. Hoạt động này giúp điều hòa dòng lưu chuyển tiền tệ, mang lại lợi ích cho cả những người có tiền nhàn rỗi lẫn những người thiếu vốn.Trong xu hướng kinh tế hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng mạnh, mức sống người dân được nâng cao, nhu cầu đi vay của cá nhân trở nên đa dạng và phong phú. Thị trường cho vay cá nhân là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng thương mại phải tập trung mở rộng.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

(VPBANK) - CHI NHÁNH BÙI HỮU NGHĨA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bùi hữu nghĩa​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)