Hoạt động xuất khẩu nấm chính là cơ sở để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa VN và khối EU. Đặc biệt, hiệp định thương mại tự do VN - EU kết thúc cơ bản đàm phán vào tháng 8/2015 và được chính thức đưa vào thực hiện vào đầu năm 2016 đã mở ra nhiều trang mới trong mối quan hệ thương mại VN – EU và trong tương lai, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng, trong đó có sản phẩm nấm là nền tảng đưa mối quan hệ VN - EU ngày càng phát triển.
Với hoạt động xuất khẩu, VN đã thu hút được nguồn vốn ngày càng lớn từ các nhà đầu tư EU trên nhiều khía cạnh như viện trợ phát triển - ODA, đầu tư trực tiếp - FDI, và thương mại; với giá trị và chất lượng ngày càng tăng nhanh và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
. Sau khi hoàn thành quá trình đàm phán kéo dài ba năm của Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (FTA) vào cuối năm 2015, EU kỳ vọng vào việc hiện thực hóa các nguyên tắc về thương mại và đầu tư được thiết lập trong PCA. FTA dự kiến sẽ đi vào hiệu lực trong năm 2018 này sẽ giúp đưa quan hệ thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam lên một tầm cao mới.
1.5 Kinh nghiệm của Trung Quốc về xuất khẩu nấm sang thị trường EU và bài học cho VN
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước xản suất và tiêu thụ nấm lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng nấm sản xuất của Trung Quốc đã tăng từ 60 nghìn tấn năm 1978 lên đến 25,7 triệu tấn năm 2016, chiếm 75% sản lượng nấm sản xuất toàn cầu (Tổ chức Nông
Lương Liên hợp quốc, 2016). Khối lượng nấm xuất khẩu của Trung Quốc chiếm tới
40% tổng lượng nấm xuất khẩu toàn cầu những năm gần đây. Với riêng thị trường EU, Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất với hơn 70% tỷ trọng nấm nhập khẩu vào khối này năm 2015 (UN Comtrade, 2016).
Biểu đồ 1.4 Cơ cấu sản lượng nấm sản xuất của các nước trên thế giới năm 2016
Đơn vị: %
(Nguồn: Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc, 2016)
71,2 19,1 4,1 5,6 Trung Quốc EU Hoa Kỳ Khác
Sự phát triển vượt bậc trong ngành sản xuất và xuất khẩu nấm của Trung Quốc là nhờ những yếu tố sau:
Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách ưu tiên phát triển cây nấm
thành ngành công nghiệp sản xản xuất mạnh ở Trung Quốc, đồng thời phát huy tốt nhất vai trò của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng nấm quy mô nhỏ, giúp giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động nông thôn nghèo. Ngay từ những năm 1980, Chính phủ đầu tư kinh phí nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại từ các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan… để công nghiệp hóa ngành SX nấm. Chính quyền nhiều nơi đã tăng cường hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và các chính sách khuyến khích người nông dân tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất nấm. Và cũng vì thế, điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nấm của địa phương (Yanling Wang, Yaoqi Zhang, 2015).
Thứ hai, Trung Quốc đã đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, lai tạo và
phát triển các giống nấm từ rất sớm. Trung Quốc có hàng loạt Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn từ cấp Trung ương đến địa phương là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm, bao gồm các tổ chức nghiên cứu nhà nước (như Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc), trường Đại học (như Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Trung tâm thí nghiệm Nấm thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung), tổ chức nghiên cứu địa phương (như Viện nghiên cứu nấm thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Thượng Hải, Viện nghiên cứu nấm Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến) và tổ chức nghiên cứu tư nhân… Các viện, tổ chức này đã phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong việc nghiên cứu, cải tiến phương pháp và quy trình trồng nấm, phát hiện và lai cấy nhiều loại giống nấm mới mang lại năng suất cao đáng kể.
Thứ ba, Trung Quốc đã thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền để
phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ, mô hình trồng nấm hiệu quả trên cả nước đến rộng rãi cộng đồng người trồng nấm. Báo chí sẽ thông báo rộng rãi tin tức bao gồm điển hình các làng, các quận, các DN và những cá nhân làm giàu từ trồng nấm, từ đó, thu hút người nông dân tham vọng và tài năng từ những nơi khác đến tìm hiểu công nghệ. Một số người trồng nấm tay nghề cao được mời làm diễn giả hoặc kỹ thuật viên đến một nơi mới để canh tác và giúp đỡ các nông dân địa phương với mức lương tốt hay một số chính sách ưu đãi như vị trí tốt, đất đai, và hỗ trợ khác
Thứ tư, một số mô hình trồng nấm sáng tạo đạt hiệu quả cao được sử dụng cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và DN. Để giảm chi phí, tăng năng suất, và mở rộng thị phần, một số DN tích hợp sẽ phối hợp với nông dân ở khu vực xung quanh ngay từ lúc canh tác trồng nấm. Một phần việc canh tác được giao khoán cho nông dân, ngược lại, nông dân sẽ được cung cấp các túi chất nền cũng như hướng dẫn công nghệ phù hợp. Sau cùng, các công ty tích hợp sẽ thu hoạch sản phẩm nấm thu được Phương thức sản xuất như vậy một mặt có thể hỗ trợ những người nông dân sản xuất nấm quy mô nhỏ, mặt khác giúp các công ty lớn dễ dàng kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn đầu vào nguyên liệu, đồng thời giảm thiểu chi phí quản lý và đầu tư trang thiết bị. Mô hình này được khuyến khích mạnh mẽ và thường được Chính phủ hỗ trợ tài chính (Yanling Wang, Yaoqi Zhang, 2015).
Ngoài ra, Hiệp hội Nấm ăn Trung Quốc là một tổ chức quốc gia và phi lợi nhuận cho ngành công nghiệp nấm ăn, đã được thành lập vào năm 1987 nhằm giúp các cá nhân, tổ chức và DN tham gia vào việc sản xuất, chế biến, tiếp thị, nghiên cứu, giáo dục và các loại nấm ăn
Thứ năm, phương pháp marketing cho sản phẩm nấm của Trung Quốc nhằm
quảng bá hình ảnh sản phẩm nấm Trung Hoa ra cả nước và trên toàn thế Giớicũng có nhiều nét thú vị. Một trong những kênh tiếp thị độc đáo nhưng rất quan trọng đã được phát triển là việc sử dụng các sản phẩm triển lãm nông nghiệp theo mùa, thường được tổ chức ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hàng Châu. Lễ hội nấm được tổ chức hàng năm, ví dụ, ở Chiết Giang, Dương Châu... để quảng bá sản phẩm địa phương đó thường nhận được sự chú ý lớncủa các doanh nhân từ khắp nơi trên đất nước và cả thế Giớivà được hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Hiện nay, ở thành phố Ninh Đức và Thanh Nguyên của Trung Quốc có cả các bảo tàng nấm được xây dựng bởi tài chính công để quảng bá nền văn hóa nấm, lịch sử, thông tin canh tác, công nghệ và quan trọng nhất là các sản phẩm địa phương (Yanling Wang, Yaoqi Zhang, 2015).
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho VN khi xuất khẩu sang thị trường EU
VN và Trung Quốc là hai nước làng giềng có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế lẫn chính trị. VN và Trung Quốc cùng chung mục tiêu xuất khẩu nấm vào không chỉ thị trường EU mà còn nhiều thị trường lớnkhác trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Do đó, VN chắc chắn có thể học hỏi và
ứng dụng nhiều từ kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu nấm của Trung Quốc nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng, sản xuất nấm trong nước, tạo nội lực vững chắc đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ nhất, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương các tỉnh thành trong
việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng nấm quy mô nhỏ của người nông dân, giúp giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nông thôn nghèo. Đồng thời, phát huy tối đa vai trò của chính quyền địa phương trong công tác hỗ trợ, phổ biến và chỉ dẫn người dân thực hành nuôi trồng nấm theo phương pháp hiện đại, cho hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai, tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa DN kinh doanh và người
nông dân trồng nấm thông qua các mô hình hợp tác sản xuất hiệu quả, đầu tư, tạo sự thuận lợi để người nông dân có điều kiện có thể xây dựng các trang trại sản xuất nấm quy mô lớn, giúp giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nấm từ những nông dân sản xuất theo quy mô nhỏ.
Thứ ba, đi tắt đón đầu các phát minh KHKT trồng nấm từ Trung Quốc, mạnh
dạn đầu tư xây dựng các trung tâm, các viện nghiên cứu nấm với cơ sở vật chất, KHKT hiện đại, tiên tiến phục vụ cho công tác lai tạo và phát triển giống nấm. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng các biện pháp, chính sách thiết thực, hiệu quả.
Thứ tư, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, Marketing cho sản phẩm
nấm VN, tạo ấn tượng cũng như sự nhận thức của đông đảo người tiêu dùng và DN trên thế giới về chất lượng tốt nhất của sản phẩm nấm thông qua việc thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm nông sản VN, đặc biệt là nấm. Ngoài ra, nếu có sự đầu tư đầy đủ và ý tưởng tổ chức chuyên nghiệp thì các lễ hội nấm có thể được tổ chức ở các tỉnh thành chuyên trồng nấm như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Bắc Kạn để quảng bá các sản phẩm nấm địa phương, thu hút sự chú ý lớn của các doanh nhân từ khắp nơi trên đất nước và cả thế giới.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã khái quát được tiềm năng và vai trò của thị trường châu Âu đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh XK nấm, đồng thời phân tích tác động tổng quát các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng nấm và hoạt động kinh doanh XK của các DN trong ngành nấm. Chương 1 cũng đã nêu bật tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu nấm của VN sang EU đối với sự phát triển của ngành
SX nấm trong nước. Cùng với việc phân tích, đánh giá kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc, chương 1 đã tạo dựng cơ sở lý luận vững chắc làm tiền đề để nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nấm sang EU ở chương 2 và thông qua đó đề xuất những giải pháp có liên quan trong chhương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm của VN
Nước ta sản xuất khoảng 16 loại nấm, các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm hương, nấm sò, nấm linh chi...
Sản lượng sản xuất nấm hàng năm nước ta khoảng 250 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu 20 - 25 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch), trong đó: nấm mộc nhĩ 120 nghìn tấn, nấm rơm 64 nghìn tấn, nấm sò 60 nghìn tấn, nấm mỡ 5 nghìn tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2015).
Các vùng sản xuất nấm:
+ Nấm rơm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai...) chiếm 90% sản lượng cả nước.
+ Nấm mộc nhĩ được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước...), chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước.
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, sản lượng khoảng 3000 tấn/năm.
+ Nấm làm dược liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ...) mới được phát triển, trồng ở một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đồng Nai,...), sản lượng khoảng 300 tấn/năm.
+ Một số loại nấm khác như nấm trân châu, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm chân dài, nấm ngọc châm... đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công tại một số cơ sở, sản lượng khoảng 100 tấn/ năm.
Thực trạng sản xuất nấm ở nước ta hiện nay chưa thật sự phổ biến và chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Hiện tại, nấm chỉ được coi là mặt hàng bổ sung cho các thực phẩm khác, chưa thực sự trở thành mặt hàng được tiêu dùng rộng rãi; giá cả đầu ra luôn lên xuống thất thường đã và đang gây nên những khó khăn, lo ngại cho người trồng nấm. Nhiều người trồng nấm cho rằng thời gian qua, các ngành chức năng đã quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, về vốn… tạo điều kiện cho nghề nấm phát triển tốt song nghề trồng nấm còn mang tính tự phát nên đầu ra còn bấp bênh. Mặc dù đứng 3 về xuất khẩu, song kim ngạch xuất khẩu nấm đem lại không cao do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh
mún và đáng nói nhất là giá xuất khẩu của VN chỉ bằng từ 70 - 86% so với các sản phầm cùng loại được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc. Một số doanh nghiệp cảnh báo, mục tiêu đạt 1 triệu tấn, thu về trên 1 tỷ USD vào năm 2020 sẽ khó đạt được nếu không biết điều tiết thị trường, nâng cao vùng nguyên liệu chất lượng và nhất là xây dựng thương hiệu để nâng cao giá bán.
2.2 Tình hình xuất khẩu nấm sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2016 2.2.1 Sản lượng xuất khẩu 2.2.1 Sản lượng xuất khẩu
Biểu đồ 2.1 Sản lượng nấm xuất khẩu của VN sang EU và toàn thế giới giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: nghìn tấn
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Nhìn chung, sản lượng nấm VN xuất khẩu sang EU chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng sản lượng xuất khẩu của VN ra toàn thế giới (biểu đồ 2.1). Tỷ trọng này khá biến động, giảm trong giai đoạn 2010 - 2012 và tăng trở lại trong những năm 2013 - 2016. Nếu như năm 2010, VN đưa 24,5% tổng lượng nấm xuất khẩu vào thị trường EU, thì năm 2012, chỉ có 16,2% tổng lượng nấm xuất khẩu được xuất sang EU.
Trải qua hai năm khó khăn nhất của cuộc đại suy thoái 2008 -2009, nền kinh tế EU chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu năm 2010. Tăng trưởng GDP của EU năm 2009 là -4,1% nhưng đến năm 2010 là 1,7% . Tuy nhiên,
3,9 2,3 1,9 2,1 3,2 4,3 4,9 15,9 13,1 11,7 12,1 14,3 19,4 22,5 0 5 10 15 20 25 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 EU Thế giới
các gói kích cầu và hỗ trợ từ Chính phủ, tuy có tác dụng ổn định thị trường tài chính và kéo nền kinh tế ra khỏi cuộc khủng hoảng, đã dần hụt hơi khi các nước này đang phải đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô với nợ công cao và thâm hụt ngân sách trầm trọng. Khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là ở hai nước Hy Lạp và Tây Ban Nha, là yếu tố quan trọng quyết định khủng hoảng các nước khối EU. Tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài dẫn đến cả DN và hộ gia đình đều phải lo thu hẹp quy mô sản xuất và tiêu dùng để trả nợ. Điều này dẫn đến sự sụt giảm trong sản lượng nhập khẩu nấm trong 2 năm 2011 và 2012 của các nước EU, không chỉ với riêng VN mà còn với các nước xuất khẩu nấm chính khác sang EU như Trung Quốc, Litva, Hàn Quốc. Năm 2012, sản lượng nhập khẩu nấm từ VN rơi xuống mức thấp nhất, chỉ còn 1,9 nghìn tấn, bằng 48,7% so với năm 2010.
Năm 2013, xuất khẩu nấm của VN sang EU bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ đạt khoảng 10,5%, đạt 2,1 nghìn tấn. Năm 2014, trong khi xuất khẩu nấm của VN ra toàn thế giới chỉ tăng ở mức 18,2% so với năm 2013 thì con số này đối với thị trường EU là 52,3%, đạt mức 3,2 nghìn tấn. Tuy nhiên, con số này dù tăng cao nhưng vẫn chưa bằng năm 2010 (3,9 nghìn tấn). Xu hướng tăng trưởng này được