Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu nấm sang EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu nấm của VN trong giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Tương tự như sản lượng xuất khẩu nấm của VN sang EU, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang EU trong thời kì 2010 - 2016 chia làm 2 giai đoạn nhỏ (biểu đồ 2.2). Từ 2010 - 2012, kim ngạch giảm liên tục, từ 2013 - 2016 tăng trở lại. Sự tăng lên và giảm đi trong kim ngạch xuất khẩu tương ứng với sự tăng trưởng trong sản lượng xuất khẩu gắn với sự bất ổn trong nền kinh tế châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công và tỷ lệ thất nghiệp cao ở châu Âu giai đoạn 2010 - 2012 và sự hồi phục sau đó.
Năm 2012, kim ngạch giảm 22,4% xuống mức thấp nhất 4,9 triệu USD tương ứng với mức giảm khoảng 21% của sản lượng. Cuối năm 2013 đánh dấu sự hồi phục trở lại của kinh tế châu Âu sau cuộc khủng hoảng nợ công, kim ngạch xuất khẩu nấm từ VN sang EU tăng nhẹ đạt 5 triệu USD. Sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng đạt 5,5 triệu USD và tiếp tục tăng gần 11% đạt 6,1 triệu USD tương ứng mức tăng 34% của sản lượng. Tới năm 2016, xuất khẩu nấm của VN sang EU đạt 6,4 triệu USD đóng góp 17,4% trong tổng kim ngạch chung toàn ngành.
7,2 6 4,9 5 5,5 6,1 6,4 24,7 22,1 21,3 23,5 24,4 34,1 36,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 EU Thế giới
Trong cả giai đoạn, xuất khẩu nấm sang thị trường EU đóng góp ổn định vào kim ngạch chung của ngành kinh doanh xuất khẩu nấm với mức bình quân 3,14%/năm (tính trên tổng kim ngạch). Nếu chỉ xét riêng trong nội ngành thì sự đóng góp này rất đáng kể Nhưng nếu đặt trong vị trí so sánh với các ngành hàng khác thì con số này quá nhỏ và không phản ánh được tiềm năng phát triển của ngành.
Nấm VN xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc. EU là thị trường xuất khẩu nấm lớn thứ 2 của VN, chỉ sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nấm của VN sang EU còn khoảng cách khá xa so với nấm VN sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2016, trong khi VN thu về 11,7 triệu USD từ việc xuất khẩu nấm sang Hoa Kỳ thì con số này với thị trường EU chỉ đạt 6,4 triệu USD, tức là chỉ hơn một nửa. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU đang ở mức cao và tiếp tục tăng mạnh trong năm thời gian sắp tới. Trong khi kim ngạch xuất khẩu nấm VN sang Hoa Kỳ tăng 13,9% năm 2016 thì kim ngạch xuất khẩu nấm sang EU tăng tới 18,5%, gấp 33% tốc độ tăng trưởng của thị trường Hoa Kỳ và gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng thị trường Nhật Bản. Hy vọng với các biện pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nấm mạnh mẽ hơn của VN trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục nhập khẩu nấm từ VN và trở thành thị trường xuất khẩu lớn tương đương với Hoa Kỳ của nước ta.
Tuy nhiên, so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nấm vào EU, mức sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nấm VN sang thị trường này tuy có sự tăng trưởng ổn định nhưng số lượng ghi nhận được còn khá nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, trong năm 2016, EU chi 4 0 2 , 7 triệu USD để nhập khẩu 135,4 nghìn tấn nấm cho tiêu dùng trong khối, tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ VN chỉ chiếm khoảng 1,6 %, đạt khoảng 6,4 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, thực trạng như trên là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mặt hàng nấm xuất khẩu của VN chưa có thương hiệu trên thế
giới, gây trở ngại cho các DN trong việc tiếp cận thị trường các nước (Trần Nga,
2010). Hơn nữa, EU là một thị trường ưa chuộng những sản phẩm có tên tuổi nổi
tiếng, nên việc tiêu dùng một sản phẩm ít được biết đến như nấm của VN ở thị trường này thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác cùng loại của các quốc gia xuất khẩu nấm hàng đầu.
nguyên liệu nấm trên cả nước đã khiến cho nhiều DN gặp hạn chế trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu (Trần Nga, 2008).
Thứ ba, việc thiếu thông tin về thị trường EU đã hạn chế năng lực cũng như
định hướng của các DN kinh doanh xuất khẩu nấm nhằm vào thị trường này. Bên cạnh đó, do sự thiếu liên kết giữa các DN trong ngành nên có nhiều DN dù có đơn đặt hàng lớnđến từ nhiều nước trong khối EU nhưng phải từ chối do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để đáp ứng.