2.4.2.1 Năng lực cạnh tranh của nấm VN vẫn còn yếu kém
Chất lượng sản phẩm nấm nhìn chung chưa ổn định và chưa đồng đều. Nguyên nhân là vì việc thu hái, sơ chế bảo quản vẫn tiến hành thủ công là chính, công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu, lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20 - 25%. Ở VN, hiện chưa có nhiều xưởng dành riêng cho sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản nấm đạt tiêu chuẩn. Nhiều lô hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thức đóng gói và nhãn mác cũng chưa đúng yêu cầu EU đưa ra. Mặc dù kim ngạch nấm VN sang EU tăng nhưng chủ yếu là do sự gia tăng về khối lượng còn giá xuất khẩu thực chất chưa được cải thiện nhiều. Rõ ràng giá nấm nước ta thấp hơn nhiều so với các đối thủ sạnh tranh cung xuất khẩu nấm vào thị trường EU. Năm 2016, giá nấm VN chỉ bằng 86% giá nấm Trung Quốc vào EU và bằng 66% giá nấm Litva (là một nước thành viên EU).
Một thực trạng là nấm cũng như các mặt hàng nông sản khác của VN vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung. Phần lớn lượng nấm xuất khẩu của nước ta sang thị trường EU là nấm nguyên liệu thô, các sản phẩm nấm chế biến theo thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng rất ít, hầu hết là chế biến tạm thời, không dùng ngay được. Thêm vào đó, phương thức xuất khẩu chủ yếu qua trung gian, tức là sản phẩm nấm VN khi vào EU đã được các nhà nhập khẩu chế biến lại và bán ra thị trường với nhãn mác khác gây ảnh hưởng đến việc xây dựng hình ảnh nấm VN trong mắt khách hàng và khiến năng lực cạnh tranh của sản phẩm nấm VN ở mức rất thấp.
2.4.2.2 Nguồn cung nguyên liệu nấm chưa ổn định
Quốc, Trung Quốc. Theo ông Lê Hồng Vinh - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) - đơn vị cung ứng giống nấm hàng đầu cả nước, điểm yếu nhất của ngành nấm nước ta là sản xuất thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu trồng theo mùa vụ, phong trào, vì thế mà sản phẩm khi thừa khi thiếu. Rất nhiều DN XK nấm nhưng thiếu nguyên liệu đầu vào, các trang trại, gia trại lại không đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chủng loại theo yêu cầu của họ, vì thế mà lỡ mất nhiều cơ hội.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu nguồn cung nấm là do thiếu sự liên kết giữa DN và các vùng nguyên liệu, dẫn tới quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch tổng thể, chưa có vùng quy hoạch nguyên liệu nấm tập trung Cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu có mối quan hệ hữu cơ, nhưng mối quan hệ này ở VN còn quá lỏng lẻo. Việc trồng nấm hiện còn nhỏ, lẻ, phân tán nên việc thu gom số lượng lớn nấm đạt chất lượng cho xuất khẩu là rất khó. Phần lớn các DN chế biến chưa thiết lập được nguồn nguyên liệu ổn định, thường sản xuất đến đâu thu mua đến đó Cục Trồng trọt cho biết ngay cả những công ty sản xuất và xuất khẩu nấm lớncũng chỉ mới có 0,8ha trồng nấm/DN, còn lại chỉ ở mức trung bình là 0,4ha. Còn những hộ gia đình trồng nấm tại các tỉnh phía Nam chỉ vài chục mét vuông nên không có nguồncung đủ lớnđáp ứng các đơn hàng xuất khẩu với số lượng lớn, thời gian cung cấp hàng dài. Bên cạnh đó là tình trạng được mùa mất giá diễn ra đối với nhiều mặt hàng nấm, sự tranh chấp mua bán nguyên liệu đầu vào giữa hộ nông dân và DN đầu mối cũng không thiếu. Vì vậy, khi khan hiếm nguyên liệu thường khó sản xuất đủ theo nhu cầu đặt hàng của đối tác, thậm chí dẫn đến phá sản.
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ kỹ thuật canh tác kém, chưa ứng dụng khoa học công nghệ ở quy mô lớn khiến sản lượng nấm SX được không ổn định. VN bắt đầu trồng nấm từ những năm 1970, nhưng suốt từ đó đến nay vẫn phát triển theo kiểu tự phát, quy mô nhỏ, việc cơ giới hóa chuyển biến rất chậm. Đặc biệt là nghiên cứu về sâu bệnh nấm, cải tiến quy trình canh tác gần như chưa được quan tâm. Nhiều người trồng nấm vẫn coi đây là nghề phụ, làm theo kiểu được chăng hay ch , một phần cũng do tâm lý của bà con sợ làm ra nhiều không có đầu ra nên chưa có đầu tư thích đáng cho cây nấm cả về vốn và kỹ thuật. Bên cạnh đó, trồng nấm với quy mô lớn sẽ đòi hỏi chi phí đầu tư khá lớn cho nhà xưởng và các thiết bị phục vụ việc bảo quản, sơ chế nấm tươi. Trong tình trạng cả hộ nông dân trồng nấm và các DN
XK nấm đối mặt với khó khăn thiếu vốn, Chính phủ đã có các chính sách cho vay tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ kịp thời. Gần đây nhất là Nghị định 55/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/7/2015, theo đó các DN nông nghiệp và xuất khẩu nông lâm thủy sản có mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao được được cho vay không có tài sản bảo đảm đến 70 - 80% giá trị phương án, dự án và được hưởng cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng Tuy nhiên, cho đến nay thực tiễn thực hiện nghị định cho thấy các DN sản xuất, xuất khẩu nấm vẫn gặp nhiều khó khăn để tiếp cận được vốn vay trong điều kiện thiếu vốn. Trong bối cảnh các DN xuất khẩu nấm rất cần vốn để đầu tư xây dựng khu nguyên liệu tập trung, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của một thị trường khó tính như EU, việc khó tiếp cận nguồn vốn vay sẽ là một cản trở không nhỏ.
2.4.2.3 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu nấm sang EU chưa mang lại hiệu quả như mong đợi
Một là, tuy ý thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia các hội chợ
nhưng các DN sản xuất và xuất khẩu nấm VN hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu, nên bị hạn chế không thể đầu tư mạnh cho khâu quảng bá hình ảnh ra thị trường quốc tế, trong khi phải đối mặt với cạnh tranh phức tạp với các công ty, tập đoàn mạnh từ các nước phát triển và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành của Trung Quốc, Hàn Quốc, Serbia…Trong khi đó, hỗ trợ của Chính phủ cho các hoạt động xúc tiến thương mại của DN sang EU rất eo hẹp. Khoản 6 Điều 5 thông tư 88/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia quy định hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, nhưng không quá 40 triệu đồng/DN tham gia cho tất cả các hoạt động đi lại, tổ chức hội thảo giao thương,… Mức hỗ trợ này thì cũng chỉ giúp giải quyết các chi phí cơ bản, chưa có tác dụng tích cực trong việc giúp DN tháo gỡ mối lo chi phí Cũng theo thông tư này, quy định hỗ trợ 50% các khoản chi phí với mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/DN đối với việc tổ chức hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại VN cho các công tác cụ thể như thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; tổ chức hội thảo, dịch vụ phục vụ,… Với kinh phí tổ chức lên đến hàng chục triệu thì mức hỗ trợ như vậy thực sự gây khó khăn cho DN rất nhiều và không có tác dụng khuyến khích
đầu tư cho hoạt động triển lãm kinh doanh của DN, đặc biệt với đa số các DN có quy mô vừa và nhỏ.
Hai là, DN xuất khẩu nấm của VN trong thời gian qua vẫn chưa chủ động
tìm hiểu thông tin thị trường mà chủ yếu phụ thuộc vào các cơ quan đại diện xúc tiến thương mại của VN tại EU Trong khi đó, những nguồn thông tin đầu mối này cũng không đầy đủ, cập nhật. Các Bộ - ban - ngành của VN chưa thực sự hỗ trợ DN hiệu quả trong việc hướng dẫn DN quảng bá hình ảnh và cung cấp thông tin kịp thời để DN chiếm lĩnh thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh. Dù các trung tâm xúc tiến thương mại đã được thành lập ở các nước thành viên của EU, ngành xuất khẩu nấm còn thiếu nhiều chuyên gia chuyên trách trong hoạt động xúc tiến và quảng bá thương mại, đặc biệt là các chuyên gia am hiểu từng thị trường thành viên trong khối EU.
2.4.2.4 Liên kết giữa 4 nhà (Nhà kinh doanh, Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà nước) còn lỏng lẻo, đặc biệt là giữa các DN trong ngành nấm
Ngành nấm nước ta còn quá yếu kém, mọi khâu từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất đến chế biến, tiêu thụ vẫn hết sức rời rạc và tụt hậu xa so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… (Minh Huệ, 2016). Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển của hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nấm của VN những năm gần đây chưa đạt được sự bền vững. Hộ nông dân thì tự tìm tòi giống, tự canh tác và loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ. DN lại tự tìm nguồn hàng trong nước, tốn thời gian, chi phí, nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào, đồng thời lại phải tự tìm kiếm, liên hệ với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước phần lớn mang tính chất định hướng, chưa can thiệp sâu nên tác động mang lại không như mong muốn. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về cải tạo giống và đổi mới phương thức canh tác… nhìn chung chưa được phổ biến rộng rãi và thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Liên kết giữa nhà kinh doanh và nhà nông còn rất lỏng lẻo. Hiện nay, các DN nấm rất muốn mở rộng quy mô sản xuất nên sẵn sàng hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng trọt. Thế nhưng cái khó của DN khi hợp tác với nông dân là tình trạng lúc giá cao thì nông dân bán cho nơi khác, lúc giá quá thấp thì yêu cầu DN giữ giá mua theo hợp đồng. Bên cạnh đó, do nông dân xây dựng trang trại sơ sài nên vi khuẩn dễ xâm nhập, chất lượng không đảm bảo khiến DN không dám mua để chế biến xuất khẩu.
Nông dân trồng nhiều nhưng vẫn bán sản phẩm thô là chính nên doanh thu chưa cao Tỷ lệ nông sản sản xuất và tiêu thụ thông qua cơ chế liên kết nông dân và DN còn quá thấp. Việc này đòi hỏi nông dân phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn với DN chế biến và xuất khẩu nấm. Hiện nay có hàng ngàn DN hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến xuất khẩu nông thủy sản, nhưng phần lớn mạnh ai lấy làm. Chủ trương tiêu thụ nông thủy sản theo hợp đồng được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường tại Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/6/2008 nhưng đến nay cả cơ sở chế biến lẫn người có nguyên liệu đều không mấy mặn mà. Nguyên nhân chính là do quá trình thực hiện chưa có những cơ chế chia sẻ khó khăn và lợi ích một cách hợp lý, cho nên khi có lợi, bên này có thể bỏ rơi bên kia.
Đặc biệt, hiện tại Hiệp hội nấm vẫn chưa được thành lập. Cho đến nay, quyền lợi của các DN kinh doanh xuất khẩu nấm vẫn được bảo đảm chung với các ngành hàng rau quả khác bởi Hiệp hội Rau quả VN. Tuy nhiên, sự quản lý chung chỉ phù hợp với tình hình trước đây, khi hoạt động kinh doanh nấm xuất khẩu chưa phát triển như hiện nay với số lượng DN tham gia ngành ngày một tăng Việc gia tăng số lượng DN cũng làm phát sinh những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhiều đối tượng kinh doanh cũng như đòi hỏi một định hướng chung cho sự phát triển của các DN nhằm trực tiếp hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong ngành. Hiệp hội ngành hàng vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần tháo gỡ các khó khăn trong nội bộ ngành và xây dựng các chính sách quản lý phù hợp để từ đó làm cầu nối giữa Chính phủ và DN, cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường. Rõ ràng đây là một mặt tồn tại to lớnđối với việc đẩy mạnh xuất khẩu nấm VN ra thế giới nói chung và sang thị trường EU nói riêng.
Chính vì vậy, việc gia tăng liên kết giữa “bốn nhà” gồm nhà DN, nhà nông, nhà khoa học và Nhà nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò trung tâm của DN, chính là yếu tố nền tảng để từ đó áp dụng thành công các nhóm giải pháp khác nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nấm VN trong thời gian tới.
Từ những cơ sở lý luận làm nền tảng ở chương 1, chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU thông qua sự tìm hiểu về thị trường EU trong giai đoạn 2010 - 2016 và các nhân tố ảnh hưởng nhằm đánh giá đầy đủ, khách quan về các mặt tồn tại hạn chế sự phát triển của ngành nấm VN. Việc phân tích được dựa trên nguồn thông tin thứ cấp từ các báo cáo chuyên ngành trong nước và các cơ quan thống kê có uy tín trên thế giới. Chương 2 cũng đã nêu lên các thành tựu đạt được của hoạt động xuất khẩu nấm VN sang EU, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra hạn chế đó Đây là tiền đề để chương 3 đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU giai đoạn 2017 - 2020.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2017-2020
3.1 Triển vọng của hoạt động xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU 3.1.1 Cơ hội
Mặc dù kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, nhưng xuất khẩu sản phẩm nấm của VN sang thị trường EU có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai
Thứ nhất, xu hướng ưa thích của người tiêu dùng EU về các loại rau quả giàu
dinh dưỡng gắn với chế độ ăn kiêng, tránh béo phì ngày càng tăng và Chính phủ các nước EU ngày càng có nhiều chính sách liên quan đến sức khỏe con người gắn liền với lợi ích của việc tiêu dùng rau quả. Sản phẩm nấm rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng bởi ưu điểm tốt cho sức khỏe, giàu giá trị dinh dưỡng và rất tiện lợi trong chế biến thực phẩm. Hiện ở các nước châu Âu, mức tiêu thụ nấm tính trên đầu người mỗi năm từ 4 đến 6kg, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm. Trong đó các nước tiêu thụ nấm lớn là Đức 300 triệu USD/năm, Pháp 140 triệu USD/năm. Thị trường EU được dự báo sẽ tiếp tục tiêu thụ nấm của VN với khối lượng lớnvà không ngừng gia tăng trong thời gian tới.
Thứ hai, hiện tại người tiêu dùng EU rất ưa chuộng các sản phẩm nấm VN với
chất lượng khá cao và giá cả cạnh tranh hơn so với các nước khác như Trung Quốc, Serbia... Một phần nguyên nhân vì nấm VN xuất khẩu sang EU đang có lợi thế về mức ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Ngoài ra, các chuyên gia nhận định năm 2016 là thời điểm thích hợp để VN tăng cường xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu vì ở thị trường này, so với các mặt hàng không phải nhu yếu phẩm, nông sản thực phẩm