Giải pháp về tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, quy hoạch vùng nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động xuất khẩu nấm việt nam sang thị trường eu​ (Trang 73 - 75)

3.3 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm VN sang thị trường EU

3.3.2 Giải pháp về tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, quy hoạch vùng nguyên

liệu chất lượng cao

3.3.2.1 Cơ sở của giải pháp

EU là một thị trường khó tính với những yêu cầu cao đối với mặt hàng nấm. Do đó, cần phải có nguồn cung ổn định về cả số lượng và chất lượng. Để phát triển nghề trồng nấm thành ngành nghề sản xuất hàng hoá, tất yếu phải tổ chức lại sản xuất, trong đó phải liên kết chặt chẽ từ khâu cung ứng phôi nấm đến nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, song song với ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất. Khi nông dân trực tiếp nuôi trồng nấm đạt được hiệu quả thiết thực như năng suất ngày càng tăng, giá thành sản phẩm từng bước giảm thấp, thì lợi nhuận sẽ càng được nâng cao. Bên cạnh đó, khi có nguồn nấm chất lượng cao, dồi dào, ổn định sẽ càng làm tăng thêm giá trị sản phẩm nấm, và hiệu quả càng được nâng cao. Việc tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, quy hoạch vùng nguyên liệu chất lượng cao cần được chú trọng thực hiện một cách đồng bộ, có trọng tâm với 3 vấn đề chính như sau: (1) Phát triển vùng trồng nguyên liệu đi đôi với cải thiện chất lượng giống, (2) Nâng cao kỹ thuật canh tác nấm, (3) Liên kết các hộ nông dân trồng nấm và các DN thu mua SX chế biến XK.

3.3.2.2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Về quy hoạch, kiến nghị Bộ NN & PTNT ban hành các quy hoạch tổng thể về

phân bố vùng nguyên liệu nấm trên cả nước và có sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở thu mua, xí nghiệp chế biến, đồng thời triển khai áp dụng các mô hình sản xuất nấm theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP nhằm nâng cao chất lượng nấm thành phẩm

cũng như thắt chặt liên kết giữa nông dân và DN trong vấn đề đảm bảo nguồn cung sản phẩm nấm đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu.

Tại Nam Bộ, trồng tập trung nấm rơm, nấm mèo (mộc nhĩ) ở các tỉnh Ðông Nam Bộ, hình thành các vùng chuyên canh nấm lớn ở Ðồng Nai (gần 1400 hộ, cơ sở sản xuất và chế biến nấm), An Giang (10 tổ hợp tác sản xuất nấm rơm, sản lượng hơn 40 nghìn tấn/năm), Ðồng Tháp (hơn 10 nghìn tấn nấm rơm/năm), Vĩnh Long (trồng khoảng 6.000ha nấm rơm với sản lượng khoảng 8000 tấn). Tiếp đó, nhân rộng cây nấm ở các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều điều kiện thuận lợi, tập trung cung cấp giống với nhiều loại nấm cho cả khu vực, nhất là các loại nấm cao cấp như linh chi, bào ngư, hoàng kim, hầu thủ,...

Tại Tây Nguyên, đây chính là địa bàn chiến lược để phát triển nghề trồng nấm ở nước ta bởi khu vực này có thể phát triển tốt cả 3 chủng loại nấm ưa nhiệt, ưa mát, ưa lạnh. Hình thành khu SX, chế biến tập trung ở các tỉnh trọng điểm như Bảo Lộc, Đắk Lắk. Các mô hình sản xuất hiệu quả như Hợp tác xã sản xuất nấm Hà Hương

tại thành phố Buôn Ma Thuột với hơn 5000 m2 sản xuất giống nấm cấp một, cấp hai đối với các loại nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm… nên được triển khai nhân rộng trên toàn Tây Nguyên.

Về tài chính, Chính phủ hỗ trợ, đảm bảo vốn đầu tư cơ bản với lãi suất ưu đãi

tạo điều kiện cho các DN chế biến nông sản nói chung và mặt hàng nấm nói riêng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí. Chính phủ hỗ trợ vốn, khuyến khích người nông dân trồng nấm đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn, mua sắm trang thiết bị nông nghiệp hiện đại phục vụ tốt suốt quá trình nuôi trồng nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng nấm thành phẩm. Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện để người nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro do các yếu tố khách quan, nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Về kỹ thuật sản xuất, DN và các trang trại SX cần tổ chức lại sản xuất theo

hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn chất lượng nấm, từng bước đưa cơ giới hoá, xây dựng các nhà máy chuyên SX nấm theo quy mô công nghiệp, đảm bảo cung cấp lượng nấm ổn định cho thị trường trong nước cũng như XK. Với công nghệ chế biến, ưu tiên đầu tư công nghệ sơ chế bảo quản nấm tươi với các quy mô khác nhau,

đặc biệt chú trọng quy mô vừa và nhỏ; kết hợp công nghệ bảo quản truyền thống với tiên tiến hiện đại trong điều kiện VN; hình thành hệ thống các xưởng sơ chế đóng gói (Packing house) ngay tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật bảo quản nấm như IQF, sấy chân không CA, CAS (Lê

Vân, 2015); nâng cấp công nghệ và thiết bị chế biến thủ công quy mô nhỏ theo

hướng công nghệ tiên tiến, suất đầu tư thấp, chế biến tổng hợp. Bên cạnh đó, tận dụng tối đa công suất của các nhà máy chế biến nấm hiện có, đa dạng hóa sản phẩm để cải thiện công suất hoạt động của các nhà máy chế biến công nghiệp, sử dụng triệt để các phẩm cấp khác nhau của nguyên liệu và phế phụ phẩm để hạ giá thành sản phẩm.

Chính phủ đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu giống nấm cấp quốc gia đồng thời đào tạo lực lượng khoa học chuyên nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống nấm nhằm làm tăng nguồn nấm tốt, cho giá trị kinh tế cao phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ NN & PTNT cần tiếp tục phối hợp với các tổ chức nghiên cứu có liên quan như Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên… phát huy vai trò nghiên cứu ứng dụng các giống nấm thông qua các hoạt động nhưsưu tầm các giống nấm mới từ Hà Lan, Litva, Trung Quốc, Hàn Quốc; đồng thời nghiên cứu lai tạo các giống nấm giá trị dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của VN. Cùng với đội ngũ các nhà khoa học và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư các địa phương hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác tiên tiến đến nông dân trồng nấm, tăng cường ngân sách hỗ trợ nông dân đưa giống mới vào gieo trồng và mở rộng diện tích canh tác, cần tổ chức những buổi hội thảo và các lớp tập huấn để giúp nông dân hiểu và ứng dụng được vào thực tiễn canh tác và tổ chức SX chuyên nghiệp.

3.3.2.3 Kết quả dự kiến

Việt Nam có được quy hoạch đồng bộ về vùng nguyên liệu nấm từ phạm vi địa phương đến quy mô tổng thể trên cả nước, không những ổn định nguồn cung nấm xuất khẩu mà còn nâng cao chất lượng nấm sản xuất ra, tạo tấm vé thông hành cho nấm VN dễ dàng xâm nhập thị trường EU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động xuất khẩu nấm việt nam sang thị trường eu​ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)