Biểu đồ 2.3 Giá nấm trung bình của các quốc gia xuất khẩu nấm sang EU giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: USD/kg
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 - 2016, giá nấm xuất khẩu của VN sang EU có xu hướng tăng (biểu đồ 2.3). Giai đoạn 2010 - 2012, giá nấm xuất khẩu sang EU có tăng nhưng ở mức thấp. Nếu như giá nấm năm 2010 là 1,84 USD/kg thì năm 2011 là 1,87 USD/kg, chỉ tăng 1,6%. Năm 2012 giá nấm có tăng nhiều hơn là 14,9%, lên 2,15 USD/kg. Nguyên nhân là vì giá nấm xuất khẩu của DN VN sang EU cũng chịu ảnh hưởng của những biến động tiền tệ trên thị trường ngoại hối khu vực này, đặc biệt là của đồng Euro. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu từ năm 2010 với xu hướng giảm giá trong dài hạn của đồng Euro đã làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu vào EU vào năm 2011, 2012, bao gồm các mặt hàng nông sản, trong đó có nấm.
Giá nấm VN có xu hướng tăng nhiều hơn trong 4 năm trở lại đây. Năm 2014, 2,95 3,56 3,44 3,86 5,09 5,23 5,31 2,22 2,73 2.55 2,85 3,46 3,72 4,15 1,84 1,87 2,15 2,62 2,67 3,11 3,57 0 1 2 3 4 5 6 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Litva Trung Quốc Việt Nam
một kg nấm có giá trung bình là 2,67 USD, tăng gần 2% so với năm 2013. Sang năm 2015, giá nấm xuất khẩu tăng mạnh đạt 3,42 USD/kg và đỉnh điểm đạt 3,57 USD/kg vào năm 2016, tăng hơn 90% so với thời điểm giá thấp nhấp vào năm 2010. Có được sự tăng giá đáng kể đó là nhờ sự liên tục tăng cao trong giá nấm rơm muối xuất khẩu của VN, mặt hàng chiếm 81,1% tỷ trọng nấm xuất khẩu sang EU năm 2015 (Hiệp hội rau quả VN, Báo cáo thường niên 2016). Điều này cho thấy việc đầu tư mở rộng diện tích trồng nấm rơm, cũng như xây dựng các nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có hiệu quả ngày càng cao. Ngoài ra, giá nấm xuất khẩu sang EU tăng còn phải kể đến sự đóng góp của các chế phẩm nấm mới đầy sáng tạo đem lại giá trị kinh tế cao như nấm muối rim ăn liền, cao nấm linh chi, trà linh chi... Đơn cử, sản phẩm cao linh chi được chiết xuất từ nấm linh chi trồng theo quy trình VietGAP đã được xuất sang nhiều nước châu Âu từ năm 2013, với giá 200 – 250 USD/kg, gấp tới 40 lần so với sản phẩm nấm linh chi chỉ được sơ chế, đóng gói thông thường. Đơn giá xuất khẩu nấm mèo sang Cộng Hòa Séc cũng tăng 0,15 USD/kg và đứng ở mức 4,9 USD/kg năm 2016. Nấm cục, loại nấm cực kỳ được ưa chuộng tại các nước châu Âu có giá khoảng 350 USD/kg trở lên. Nấm mèo xuất khẩu hiện có giá 3,5 USD/kg, nấm bào ngư 2,9 USD/kg.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh giá nấm của VN với các nước xuất khẩu lớn cùng cạnh tranh với sản phẩm nấm VN trên thị trường EU như Trung Quốc và Litva thì rõ ràng giá nấm nước ta thấp hơn nhiều. Giá thấp hơn có thể là một lợi thế cho sản phẩm nấm của VN trên thị trường EU, nơi mà do ảnh hưởng kéo dài của cuộc suy thoái kinh tế từ năm 2011, người dân vẫn dành sự ưu tiên lựa chọn mặt hàng nấm vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có giá cả hợp lý. Tuy nhiên, chính giá nấm thấp đã góp phần khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang EU không cao như tiềm năng vốn có. Theo Báo cáo thường niên 2016 của Hiệp hội Rau quả VN, giá nấm VN năm 2014 chỉ bằng 77% giá nấm Trung Quốc và bằng 52% giá nấm Litva vào EU. Thực trạng như vậy phần lớn do tác động từ sự mất giá của mặt hàng nấm VN so với các nước khác trên thế giới. Một kg nấm hương của VN xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được trả với giá 2,98 USD/kg, trong khi đó, mặt hàng cùng loại do Trung Quốc xuất khẩu được các nhà nhập khẩu ở thị trường này tìm mua với mức giá 3,78 USD/kg. Nguyên nhân là vì tỷ lệ chế biến của sản phẩm nấm VN nhìn chung chưa cao nên chưa mang lại giá trị kinh tế cao như mong đợi, do đến nay VN cũng chưa có
nhiều nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn mọi khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ vẫn hết sức rời rạc và tụt hậu rất xa so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… Vì vậy, trong những năm tiếp theo, nước ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế cho sản phẩm nấm VN trên thị trường thế giới nhằm nâng cao giá trị cho mặt hàng nấm, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu ngày càng tăng.