2.2.1 Sản lượng xuất khẩu
Biểu đồ 2.1 Sản lượng nấm xuất khẩu của VN sang EU và toàn thế giới giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: nghìn tấn
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Nhìn chung, sản lượng nấm VN xuất khẩu sang EU chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng sản lượng xuất khẩu của VN ra toàn thế giới (biểu đồ 2.1). Tỷ trọng này khá biến động, giảm trong giai đoạn 2010 - 2012 và tăng trở lại trong những năm 2013 - 2016. Nếu như năm 2010, VN đưa 24,5% tổng lượng nấm xuất khẩu vào thị trường EU, thì năm 2012, chỉ có 16,2% tổng lượng nấm xuất khẩu được xuất sang EU.
Trải qua hai năm khó khăn nhất của cuộc đại suy thoái 2008 -2009, nền kinh tế EU chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu năm 2010. Tăng trưởng GDP của EU năm 2009 là -4,1% nhưng đến năm 2010 là 1,7% . Tuy nhiên,
3,9 2,3 1,9 2,1 3,2 4,3 4,9 15,9 13,1 11,7 12,1 14,3 19,4 22,5 0 5 10 15 20 25 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 EU Thế giới
các gói kích cầu và hỗ trợ từ Chính phủ, tuy có tác dụng ổn định thị trường tài chính và kéo nền kinh tế ra khỏi cuộc khủng hoảng, đã dần hụt hơi khi các nước này đang phải đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô với nợ công cao và thâm hụt ngân sách trầm trọng. Khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là ở hai nước Hy Lạp và Tây Ban Nha, là yếu tố quan trọng quyết định khủng hoảng các nước khối EU. Tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài dẫn đến cả DN và hộ gia đình đều phải lo thu hẹp quy mô sản xuất và tiêu dùng để trả nợ. Điều này dẫn đến sự sụt giảm trong sản lượng nhập khẩu nấm trong 2 năm 2011 và 2012 của các nước EU, không chỉ với riêng VN mà còn với các nước xuất khẩu nấm chính khác sang EU như Trung Quốc, Litva, Hàn Quốc. Năm 2012, sản lượng nhập khẩu nấm từ VN rơi xuống mức thấp nhất, chỉ còn 1,9 nghìn tấn, bằng 48,7% so với năm 2010.
Năm 2013, xuất khẩu nấm của VN sang EU bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ đạt khoảng 10,5%, đạt 2,1 nghìn tấn. Năm 2014, trong khi xuất khẩu nấm của VN ra toàn thế giới chỉ tăng ở mức 18,2% so với năm 2013 thì con số này đối với thị trường EU là 52,3%, đạt mức 3,2 nghìn tấn. Tuy nhiên, con số này dù tăng cao nhưng vẫn chưa bằng năm 2010 (3,9 nghìn tấn). Xu hướng tăng trưởng này được tiếp tục trong năm 2015 khi EU nhập 4,3 nghìn tấn, chiếm tới 22,2% tổng xuất khẩu nấm của VN ra thế giới. Con số này tiếp tục tăng vào năm 2016 khi tăng nhẹ khoảng 14% đạt 4,9 nghìn tấn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Nguyên nhân là vì mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế tại châu Âu đã chững lại và nền kinh tế châu Âu có dấu hiệu phục hồi vào cuối 2013. Xu hướng tăng nhập khẩu nấm của các nước EU cũng do mối ưa thích ngày càng tăng của người tiêu dùng về các loại rau quả giàu dinh dưỡng gắn với chế độ ăn kiêng, tránh béo phì cùng với các chính sách của Chính phủ liên quan đến sức khỏe con người gắn liền với lợi ích của việc tiêu dùng rau quả. Nấm được coi là loại “rau sạch, thịt sạch” rất quý nên tất nhiên cực kỳ được ưa chuộng trong xu hướng này.
Nhìn chung, mức sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nấm VN sang thị trường EU tuy có giảm trong những năm 2010 - 2012 nhưng đã có sự tăng trưởng trở lại với xu hướng ổn định hơn trong những năm 2013 - 2016 và dự báo tiếp tục trong thời gian tới.
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu nấm sang EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu nấm của VN trong giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Tương tự như sản lượng xuất khẩu nấm của VN sang EU, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang EU trong thời kì 2010 - 2016 chia làm 2 giai đoạn nhỏ (biểu đồ 2.2). Từ 2010 - 2012, kim ngạch giảm liên tục, từ 2013 - 2016 tăng trở lại. Sự tăng lên và giảm đi trong kim ngạch xuất khẩu tương ứng với sự tăng trưởng trong sản lượng xuất khẩu gắn với sự bất ổn trong nền kinh tế châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công và tỷ lệ thất nghiệp cao ở châu Âu giai đoạn 2010 - 2012 và sự hồi phục sau đó.
Năm 2012, kim ngạch giảm 22,4% xuống mức thấp nhất 4,9 triệu USD tương ứng với mức giảm khoảng 21% của sản lượng. Cuối năm 2013 đánh dấu sự hồi phục trở lại của kinh tế châu Âu sau cuộc khủng hoảng nợ công, kim ngạch xuất khẩu nấm từ VN sang EU tăng nhẹ đạt 5 triệu USD. Sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng đạt 5,5 triệu USD và tiếp tục tăng gần 11% đạt 6,1 triệu USD tương ứng mức tăng 34% của sản lượng. Tới năm 2016, xuất khẩu nấm của VN sang EU đạt 6,4 triệu USD đóng góp 17,4% trong tổng kim ngạch chung toàn ngành.
7,2 6 4,9 5 5,5 6,1 6,4 24,7 22,1 21,3 23,5 24,4 34,1 36,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 EU Thế giới
Trong cả giai đoạn, xuất khẩu nấm sang thị trường EU đóng góp ổn định vào kim ngạch chung của ngành kinh doanh xuất khẩu nấm với mức bình quân 3,14%/năm (tính trên tổng kim ngạch). Nếu chỉ xét riêng trong nội ngành thì sự đóng góp này rất đáng kể Nhưng nếu đặt trong vị trí so sánh với các ngành hàng khác thì con số này quá nhỏ và không phản ánh được tiềm năng phát triển của ngành.
Nấm VN xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc. EU là thị trường xuất khẩu nấm lớn thứ 2 của VN, chỉ sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nấm của VN sang EU còn khoảng cách khá xa so với nấm VN sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2016, trong khi VN thu về 11,7 triệu USD từ việc xuất khẩu nấm sang Hoa Kỳ thì con số này với thị trường EU chỉ đạt 6,4 triệu USD, tức là chỉ hơn một nửa. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU đang ở mức cao và tiếp tục tăng mạnh trong năm thời gian sắp tới. Trong khi kim ngạch xuất khẩu nấm VN sang Hoa Kỳ tăng 13,9% năm 2016 thì kim ngạch xuất khẩu nấm sang EU tăng tới 18,5%, gấp 33% tốc độ tăng trưởng của thị trường Hoa Kỳ và gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng thị trường Nhật Bản. Hy vọng với các biện pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nấm mạnh mẽ hơn của VN trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục nhập khẩu nấm từ VN và trở thành thị trường xuất khẩu lớn tương đương với Hoa Kỳ của nước ta.
Tuy nhiên, so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nấm vào EU, mức sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nấm VN sang thị trường này tuy có sự tăng trưởng ổn định nhưng số lượng ghi nhận được còn khá nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, trong năm 2016, EU chi 4 0 2 , 7 triệu USD để nhập khẩu 135,4 nghìn tấn nấm cho tiêu dùng trong khối, tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ VN chỉ chiếm khoảng 1,6 %, đạt khoảng 6,4 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, thực trạng như trên là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mặt hàng nấm xuất khẩu của VN chưa có thương hiệu trên thế
giới, gây trở ngại cho các DN trong việc tiếp cận thị trường các nước (Trần Nga,
2010). Hơn nữa, EU là một thị trường ưa chuộng những sản phẩm có tên tuổi nổi
tiếng, nên việc tiêu dùng một sản phẩm ít được biết đến như nấm của VN ở thị trường này thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác cùng loại của các quốc gia xuất khẩu nấm hàng đầu.
nguyên liệu nấm trên cả nước đã khiến cho nhiều DN gặp hạn chế trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu (Trần Nga, 2008).
Thứ ba, việc thiếu thông tin về thị trường EU đã hạn chế năng lực cũng như
định hướng của các DN kinh doanh xuất khẩu nấm nhằm vào thị trường này. Bên cạnh đó, do sự thiếu liên kết giữa các DN trong ngành nên có nhiều DN dù có đơn đặt hàng lớnđến từ nhiều nước trong khối EU nhưng phải từ chối do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để đáp ứng.
2.2.3 Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu
Giai đoạn 2010 - 2016, cơ cấu mặt hàng nấm VN xuất khẩu sang thị trường EU khá đa dạng. Phân theo mã HS, VN đã xuất khẩu được 7 mặt hàng vào thị trường tiềm năng này; cụ thể:
- 070951, 070959 – Nấm tươi hoặc ướp lạnh - 071159 - Nấm bảo quản tạm thời, chưa ăn được
- 071231, 071239 – Nấm hoặc nấm cục khô, nguyên, thái lát, vụn hoặc bột, chưa chế biến thêm
- 071232 – Mộc nhĩ khô
- 200390 – Nấm/ nấm cục được chế biến và bảo quản không phải bằng giấm
Các mặt hàng nấm VN đã xuất khẩu sang EU trong thời gian qua chủ yếu các loại nấm bào ngư, nấm rơm, nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm hương dưới dạng chủ yếu là nấm tươi, bảo quản tạm thời chưa ăn được, muối, đóng hộp. Trong đó, nấm xuất khẩu nhiều nhất là nấm mộc nhĩ 120,000 tấn, nấm rơm hơn 64,000 tấn (Hiệp hội Rau quả VN, Báo cáo thường niên 2016).
Nằm trong tình hình chung của xuất khẩu nấm cả nước, nấm VN xuất khẩu sang EU chủ yếu là sản phẩm nấm bảo quản tạm thời, chưa ăn được (mã HS: 071159). Tuy nhiên, đây là mặt hàng thô sơ và có giá trị xuất khẩu thấp so với tất cả các mặt hàng nấm xuất khẩu, chỉ sau nấm tươi hoặc ướp lạnh. Với việc xuất khẩu chủ đạo mặt hàng này, VN đang cung cấp nguyên liệu thô cho các công ty chế biến nấm khác. Các công ty này sau khi chế biến nấm, sẽ kinh doanh trên thị trường EU và thu về hơn lợi nhuận cao mà nấm đem lại.
Như vậy có thể thấy, như thực trạng chung các mặt hàng nông sản xuất khẩu của VN ra thế giới, sản phẩm nấm của VN sang EU chủ yếu vẫn ở dạng thô, tỷ lệ
chế biến không cao dẫn tới giá trị xuất khẩu đem lại không cao. Tuy nhiên, có thể khẳng định, với một thị trường khó tính như EU, cơ cấu mặt hàng nấm của VN xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian qua là phù hợp với năng lực xuất khẩu nấm của VN.
2.2.4 Giá xuất khẩu
Biểu đồ 2.3 Giá nấm trung bình của các quốc gia xuất khẩu nấm sang EU giai đoạn 2010 - 2016
Đơn vị: USD/kg
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 - 2016, giá nấm xuất khẩu của VN sang EU có xu hướng tăng (biểu đồ 2.3). Giai đoạn 2010 - 2012, giá nấm xuất khẩu sang EU có tăng nhưng ở mức thấp. Nếu như giá nấm năm 2010 là 1,84 USD/kg thì năm 2011 là 1,87 USD/kg, chỉ tăng 1,6%. Năm 2012 giá nấm có tăng nhiều hơn là 14,9%, lên 2,15 USD/kg. Nguyên nhân là vì giá nấm xuất khẩu của DN VN sang EU cũng chịu ảnh hưởng của những biến động tiền tệ trên thị trường ngoại hối khu vực này, đặc biệt là của đồng Euro. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu từ năm 2010 với xu hướng giảm giá trong dài hạn của đồng Euro đã làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu vào EU vào năm 2011, 2012, bao gồm các mặt hàng nông sản, trong đó có nấm.
Giá nấm VN có xu hướng tăng nhiều hơn trong 4 năm trở lại đây. Năm 2014, 2,95 3,56 3,44 3,86 5,09 5,23 5,31 2,22 2,73 2.55 2,85 3,46 3,72 4,15 1,84 1,87 2,15 2,62 2,67 3,11 3,57 0 1 2 3 4 5 6 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Litva Trung Quốc Việt Nam
một kg nấm có giá trung bình là 2,67 USD, tăng gần 2% so với năm 2013. Sang năm 2015, giá nấm xuất khẩu tăng mạnh đạt 3,42 USD/kg và đỉnh điểm đạt 3,57 USD/kg vào năm 2016, tăng hơn 90% so với thời điểm giá thấp nhấp vào năm 2010. Có được sự tăng giá đáng kể đó là nhờ sự liên tục tăng cao trong giá nấm rơm muối xuất khẩu của VN, mặt hàng chiếm 81,1% tỷ trọng nấm xuất khẩu sang EU năm 2015 (Hiệp hội rau quả VN, Báo cáo thường niên 2016). Điều này cho thấy việc đầu tư mở rộng diện tích trồng nấm rơm, cũng như xây dựng các nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có hiệu quả ngày càng cao. Ngoài ra, giá nấm xuất khẩu sang EU tăng còn phải kể đến sự đóng góp của các chế phẩm nấm mới đầy sáng tạo đem lại giá trị kinh tế cao như nấm muối rim ăn liền, cao nấm linh chi, trà linh chi... Đơn cử, sản phẩm cao linh chi được chiết xuất từ nấm linh chi trồng theo quy trình VietGAP đã được xuất sang nhiều nước châu Âu từ năm 2013, với giá 200 – 250 USD/kg, gấp tới 40 lần so với sản phẩm nấm linh chi chỉ được sơ chế, đóng gói thông thường. Đơn giá xuất khẩu nấm mèo sang Cộng Hòa Séc cũng tăng 0,15 USD/kg và đứng ở mức 4,9 USD/kg năm 2016. Nấm cục, loại nấm cực kỳ được ưa chuộng tại các nước châu Âu có giá khoảng 350 USD/kg trở lên. Nấm mèo xuất khẩu hiện có giá 3,5 USD/kg, nấm bào ngư 2,9 USD/kg.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh giá nấm của VN với các nước xuất khẩu lớn cùng cạnh tranh với sản phẩm nấm VN trên thị trường EU như Trung Quốc và Litva thì rõ ràng giá nấm nước ta thấp hơn nhiều. Giá thấp hơn có thể là một lợi thế cho sản phẩm nấm của VN trên thị trường EU, nơi mà do ảnh hưởng kéo dài của cuộc suy thoái kinh tế từ năm 2011, người dân vẫn dành sự ưu tiên lựa chọn mặt hàng nấm vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có giá cả hợp lý. Tuy nhiên, chính giá nấm thấp đã góp phần khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang EU không cao như tiềm năng vốn có. Theo Báo cáo thường niên 2016 của Hiệp hội Rau quả VN, giá nấm VN năm 2014 chỉ bằng 77% giá nấm Trung Quốc và bằng 52% giá nấm Litva vào EU. Thực trạng như vậy phần lớn do tác động từ sự mất giá của mặt hàng nấm VN so với các nước khác trên thế giới. Một kg nấm hương của VN xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được trả với giá 2,98 USD/kg, trong khi đó, mặt hàng cùng loại do Trung Quốc xuất khẩu được các nhà nhập khẩu ở thị trường này tìm mua với mức giá 3,78 USD/kg. Nguyên nhân là vì tỷ lệ chế biến của sản phẩm nấm VN nhìn chung chưa cao nên chưa mang lại giá trị kinh tế cao như mong đợi, do đến nay VN cũng chưa có
nhiều nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn mọi khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ vẫn hết sức rời rạc và tụt hậu rất xa so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… Vì vậy, trong những năm tiếp theo, nước ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế cho sản phẩm nấm VN trên thị trường thế giới nhằm nâng cao giá trị cho mặt hàng nấm, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu ngày càng tăng.
2.2.5 Kênh phân phối xuất khẩu
Hiện nay, khi xuất khẩu nấm qua EU, các DN VN vẫn phải thông qua các kênh trung gian. Rất ít người tiêu dùng EU mua sản phẩm nấm của VN để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày do sản phẩm của VN có hàm lượng chế biến thấp. Theo khảo sát của Hiệp hội rau quả VN năm 2016, có tới 89,75% DN VN hiện xuất khẩu nấm sang EU là thông qua đại lý, sau đó, đại lý sẽ bán lại cho các khách hàng của mình tại EU