Kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động xuất khẩu nấm việt nam sang thị trường eu​ (Trang 40)

Hiện nay, khi xuất khẩu nấm qua EU, các DN VN vẫn phải thông qua các kênh trung gian. Rất ít người tiêu dùng EU mua sản phẩm nấm của VN để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày do sản phẩm của VN có hàm lượng chế biến thấp. Theo khảo sát của Hiệp hội rau quả VN năm 2016, có tới 89,75% DN VN hiện xuất khẩu nấm sang EU là thông qua đại lý, sau đó, đại lý sẽ bán lại cho các khách hàng của mình tại EU chủ yếu là các nhà bán buôn, 10,25% DN VN còn lại xuất khẩu thông qua nhà nhập khẩu EU, rồi bán lại cho những người bán buôn, bán lẻ và một số cửa hàng tạp hóa chuyên về dịch vụ thực phẩm.

Nguyên nhân mà các DN xuất khẩu nấm chủ yếu lựa chọn xuất khẩu qua trung gian là do sự thiếu am hiểu về hệ thống phân phối nấm tại thị trường EU cùng với hạn chế về quy mô hoạt động nên chưa có khả năng hình thành một mạng lưới tiêu thụ trực tiếp tại nơi đây. Trong hoàn cảnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu nấm của nước ta chỉ mới bắt đầu phát triển, quy mô và năng lực hoạt động của DN còn nhỏ, thì việc xuất khẩu thông qua trung gian là biện pháp an toàn nhằm giảm chi phí cũng như giảm rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, về lâu về dài, việc sử dụng kênh phân phối gián tiếp này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kiểm soát, nắm bắt thị trường một cách sâu sát của DN, và đồng thời hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường châu Âu do phụ thuộc vào người trung gian và nguồn gốc xuất xứ cũng như thương hiệu của sản phẩm hầu như không được biết đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động xuất khẩu nấm việt nam sang thị trường eu​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)