3.3 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm VN sang thị trường EU
3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nấm VN
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý nấm XK
Cơ sở của giải pháp
Sản phẩm nấm của VN SX và XK có bất lợi là chất lượng không đồng đều. Hiện nay, chất lượng nấm SX ra thường được đánh giá dựa trên kinh nghiệm của nông dân trồng nấm nên cách đánh giá nhiều khi chưa chính xác, khiến chất lượng nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu không ổn định. Như vậy, có thể thấy việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng chính là cơ sở bền vững cho việc nâng cao chất lượng nấm xuất khẩu và củng cố vị thế, chất lượng nấm VN trên thị trường quốc tế, đặc biệt là EU.
Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Bộ NN & PTNT cần triển khai và áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bao gồm: hệ thống quản lý chất lượng cho các nhà máy ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 2000:2008. Đây là những hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáng tin cậy để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP cũng mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế biến. Trong quá trình hội nhập cũng như yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu, các DN nấm của VN đang dần áp dụng hệ thống này trong toàn ngành nấm, phấn đấu đến năm 2020, 100% cơ sở chế biến trên cả nước đều ứng dụng thành công HACCP (Bộ NN & PTNT, 2012).
Cuối cùng, để đảm bảo tính đồng nhất giữa các lô hàng nấm XK của VN và yêu cầu của thị trường EU, khi DN thấy các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, cần nhanh chóng gửi mẫu tới các Trung tâm kiểm nghiệm hoặc các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Kết quả dự kiến
Góp phần ổn định chất lượng nguồn hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường EU Đây là một động lực mạnh mẽ giúp nâng vị thế cạnh tranh của nấm VN trước các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ đó, nâng giá xuất khẩu của sản phẩm này, ngày một tương xứng với sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch và quy mô hàng năm
3.3.1.2 Giải pháp xây dựng thương hiệu quốc gia và DN cho nấm VN
Cơ sở của giải pháp
Người tiêu dùng EU vốn ưa chuộng các sản phẩm uy tín, chất lượng cao nên việc chưa xây dựng thương hiệu đủ mạnh sẽ khiến nấm VN giảm rõ rệt năng lực cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng thương hiệu chung cho nấm VN và các thương hiệu riêng cho nấm các tỉnh, các DN được coi là giải pháp cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Thương hiệu, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, thường được kết hợp với một DN, vị trí địa lý, hoặc sản phẩm quốc gia. Sản phẩm đó phải có một chuỗi giá trị ổn định từ A - Z, có nghĩa là từ nghiên cứu đến tiêu thụ.
Nội dung giải pháp
Thứ nhất, xác định rõ giá trị nổi bật của sản phẩm nấm VN và sản phẩm nào
VN có lợi thế xuất khẩu hơn so với những nước khác để định hướng khuyến khích, phối hợp cùng DN có tiềm năng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này, đưa vào chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Đây là yếu tố quyết định nhiều nhất đến thành công của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia cho nấm VN.
Thứ hai, tiến hành phân tích thị trường, xác định các rào cản của thị trường
việc tiếp cận thị trường EU của nấm VN.
Thứ ba, hoạch định chiến lược quảng bá, mang hình ảnh của sản phẩm nấm VN
và của từng DN đến các nước trên thế giới, đặc biệt tập trung ở các thị trường mục tiêu. Trong đó cần chú trọng đến việc tổ chức các hội chợ, triển lãm có qui mô trong nước và trên thế giới với sự tham gia của các DN trong ngành. Đây là cách tiếp cận mang lại hiệu quả truyền thông rất cao, giúp hình ảnh của sản phẩm nấm VN tạo được dấu ấn trong mắt các đối tác nước ngoài.
Cách thực hiện giải pháp
Về phía Nhà nước
Thứ nhất, Bộ Công Thương và Hiệp hội Rau quả VN cần tập trung xây dựng
thương hiệu nấm VN đủ mạnh để cạnh tranh với các nước. Ngành công nghiệp nấm có thể xây dựng thương hiệu theo hai hướng: hướng thứ nhất là gắn nhãn hiệu với các loại sản phẩm, ví dụ nấm dụ gà, nấm kim…; hướng thứ hai là liên kết thương hiệu với DN. Để làm được điều này, đầu tiên, Bộ tổ chức nghiên cứu, xác định sản phẩm nấm tiêu biểu, nổi bật của VN. Cùng với đó, xây dựng thương hiệu cho các loại nấm đặc sản tại địa phương (về chủng loại, cách thức và điều kiện nuôi trồng…) thông qua chỉ dẫn địa lý, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia cho nấm VN. Bộ cần xác định đây là một chiến lược dài hơi, nên đầu tư kinh phí và cử các chuyên gia sang nghiên cứu kĩ càng thị trường EU và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có thương hiệu nấm mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Litva. Trong khoảng thời gian 5 năm, thương hiệu nấm VN sẽ được quảng bá dày đặc tại hệ thống cửa hàng phân phối, các hội chợ quốc tế…Thương hiệu chung này sẽ là chìa khóa vàng cho tất cả các sản phẩm nấm của VN xâm nhập thị trường EU.
Thứ hai, Bộ Công Thương, Hiệp hội Rau quả VN và các ban ngành có liên quan
cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn đào tạo, tuyên truyền về kiến thức xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cũng như tầm quan trọng của vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho các DN kinh doanh xuất khẩu nấm trong cả nước. Có thể mời các chuyên gia về xây dựng thương hiệu trong và ngoài nước trao đổi với các DN trong ngành về chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu cũng như các quy định của luật sở hữu trí tuệ của VN và các nước thuộc EU. Hình thành cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình thị trường châu Âu, đặc biệt là EU, đến các DN.
Thứ ba, Hiệp hội Rau quả VN cũng như Hiệp hội làm vườn các tỉnh cần tạo lập và duy trì mối quan hệ khăng khít với các hiệp hội nấm của các quốc gia khác để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Hiện nay, chúng ta đã có mối quan hệ tốt đẹp với Hiệp hội nấm Malaysia và được nước bạn chia sẻ khá nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng thương hiệu. Ngoài ra cần kết hợp với các tổ chức nước ngoài để tổ chức các chương trình văn hóa, ẩm thực, du lịch, thông qua đó nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.
Thứ tư, Chính phủ tăng cường những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các
DN xây dựng thương hiệu bằng cách hỗ trợ vốn, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội Rau quả VN và Hiệp hội chăn nuôi, làm vườn của các tỉnh.
Về phía Doanh nghiệp
Thứ nhất, cần xác định rõ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm,
DN là nhân tố cốt lõi để xác định, xây dựng và phát triển thương hiệu. Do đó, DN cần chủ động tham gia các hội thảo, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nấm VN. Từ đó, DN xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể để phát huy lợi thế, tạo dựng thương hiệu cho DN, đồng thời đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu cho nấm VN.
Thứ hai, chủ động tìm hiểu về các thị trường nhập khẩu nấm chủ yếu của
VN, đặc biệt là thị trường EU, nhằm có kế hoạch phù hợp để xây dựng và phát triển thương hiệu của DN tại các thị trường này. Bên cạnh đó, cần chủ động tham gia vào các hoạt động triển lãm, quảng bá hình ảnh nấm VN đến các nước trên thế giới do Bộ Công thương tổ chức; mạnh dạn đầu tư nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề về thị trường và sản phẩm của DN nhằm xác định những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của DN để xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp; xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu thị trường EU; đầu tư xây dựng hệ thống thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu đồng bộ, hoạt động hiệu quả theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhằm đem lại thông tin có độ tin cậy cao.
Thứ ba, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu của riêng DN
tạo sự tin tưởng, ghi nhớ lâu dài về sản phẩm của DN đối với khách hàng trong nước và quốc tế; kiểm tra tiến độ và hiệu quả triển khai xây dựng và phát triển
thương hiệu trong thời gian đầu thông qua khảo sát thị trường và những chuẩn mực theo quy định trong Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để có thể điều chỉnh kế hoạch kịp thời nếu có vấn đề phát sinh. Theo Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển KHCN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phát động một chương trình hỗ trợ DN và các địa phương trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm của Chương trình sản phẩm quốc gia. Nấm đã được đưa vào Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2020, do đó các DN nấm nên tận dụng cơ hội này để phát triển sản phẩm của mình.
Thứ tư, xây dựng hệ thống hình ảnh nhận diện thương hiệu. Hình ảnh thương
hiệu xuất hiện thông qua việc giới thiệu của DN đến các đối tác và khách hàng. Xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu là một phần quan trọng trong kinh doanh và góp phần tạo ra nhận thức mạnh mẽ về thương hiệu của DN Để Giớithiệu hình ảnh thương hiệu đến khách hàng hiệu quả, DN có thể sử dụng các công cụ như: logo thương hiệu, bao bì sản phẩm, danh thiếp và đồ dùng văn phòng, trang web của DN, địa chỉ email, đồng phục nhân viên,…
Thứ năm, các DN trong ngành chủ động trao đổi kinh nghiệm xây dựng thương
hiệu của DN mình. Có thể mời các nhà nhập khẩu của EU đến VN hướng dẫn tiêu chuẩn, thiết kế mẫu mã hàng xuất khẩu, đón các hãng xuất khẩu của EU vào tiếp xúc với các nhà nhập khẩu của VN, Giớithiệu thiết bị, máy móc hiện đại. Thực tế, đã có nhiều DN thành công như Công ty Cổ phần Mỹ Việt nổi tiếng với nấm rơm được biết đến rộng rãi ở các quốc gia Đông Âu, Công ty Cổ phần nấm Navisa với sản phẩm nấm bào ngư tại thị trường Ý…
Kết quả dự kiến
Nếu xây dựng thương hiệu thành công, sau 5 năm nữa, chúng ta sẽ có 1 thương hiệu lớn là thương hiệu nấm VN và các thương hiệu nấm do DN gây dựng nên Khi đó, năng lực cạnh tranh của nấm VN sẽ được tăng lên đáng kể tại thị trường EU nói riêng và trên thế giới nói chung.
3.3.1.3 Giải pháp đa dạng hóa kênh phân phối cho các sản phẩm nấm
Cơ sở giải pháp
Hiện nay, gần 90% các DN xuất khẩu nấm của VN đều phải xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU thông qua đại lý. Điều này dẫn đến việc DN xuất khẩu nấm của VN phụ thuộc quá nhiều vào các DN nhập khẩu này, không chủ động được cho
các đơn hàng xuất khẩu, mất chi phí lớnhơn trong khi thương hiệu nấm VN không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Việc đa dạng hóa các kênh phân phối là vô cùng cần thiết cho việc phát triển lâu dài của mặt hàng nấm VN tại thị trường EU.
Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Giải pháp đa dạng hóa các kênh phân phối thành bại chủ yếu do DN. Trong giai đoạn sắp tới, DN sản xuất và xuất khẩu nấm VN cần tập trung phát triển để mở rộng tiềm lực phát triển cho mình, trước mắt vẫn sẽ đẩy mạnh kênh phân phối qua các nhà nhập khẩu trung gian để xuất khẩu nấm sang thị trường EU. DN cần có giải pháp để khai thác hiệu quả các kênh phân phối này, củng cố dần nội lực để phát triển mạnh hơn đồng thời hướng đến giảm dần sự lệ thuộc vào trung gian.
Bên cạnh đó, các DN quy mô lớn hàng đầu có thể mở rộng kênh phân phối bằng cách cung cấp trực tiếp cho hệ thống các nhà bán lẻ tại EU thông qua việc hợp tác trực tiếp với các cửa hàng bán lẻ hoặc mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. Việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm nấm sang các nhà bán lẻ như các chuỗi siêu thị, nhà hàng, chợ nông sản… ở EU là vô cùng cần thiết. Các DN của chúng ta hoàn toàn có thể mở được văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở nước ngoài để dễ dàng cho việc phân phối các sản phẩm. Nếu một DN gặp khó, nhiều DN có thể liên kết với nhau để cùng nhau phân phối các sản phẩm nấm dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Rau quả VN và Cục xúc tiến thương mại VN đặt tại các nước EU. DN cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin từ các cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu của phía EU hay của Bộ Công Thương VN về thị trường EU mà phổ biến nhất hiện nay chính là Cổng Thông tin Hỗ trợ quan hệ thương mại song phương “Export Help Desk” - nơi DN có thể tìm thấy đầy đủ mọi thông tin về thị trường EU giàu tiềm năng
Một giải pháp khác là các DN xuất khẩu nấm VN liên kết với các DN sản xuất nấm lớn của EU hoặc DN Việt kiều hợp tác đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất chế biến nấm tại VN rồi xuất ngược sang EU. Có DN EU tham gia, việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng tại từng thị trường riêng trong 28 nước EU sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ và hệ thống phân phối của DN đó tại thị trường EU. Nhà nước, mà cụ thể là Cục xúc tiến thương mại, Hiệp hội Rau quả VN có nhiệm vụ hỗ trợ DN mở rộng hoạt động ở nước ngoài, cho phép các DN sản xuất nấm nước ngoài liên kết với các DN trong nước.
Chính phủ cần tiếp tục tăng cường và củng cố quan hệ đối tác tốt đẹp với liên minh châu Âu nói chung và các nước thành viên trong liên minh này nói riêng. Các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương với liên minh này sẽ giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn và ký được hợp đồng với các DN bán lẻ, đồng thời để nước bạn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN VN.
Kết quả dự kiến
Các DN VN sẽ có thể cung cấp sản phẩm nấm trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, nhà hàng, chợ… Liên kết, hợp tác với các DN nước ngoài tại EU hoặc tại thị trường trong nước. Các kênh phân phối được đẩy mạnh bên cạnh kênh phân phối chính và truyền thống là thông qua các nhà nhập khẩu trung gian