Giải pháp đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động xuất khẩu nấm việt nam sang thị trường eu​ (Trang 75 - 98)

3.3 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm VN sang thị trường EU

3.3.3 Giải pháp đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU

3.3.3.1 Cơ sở của giải pháp

trong việc nâng cao giá trị thương hiệu nấm VN tại thị trường EU, đẩy nhanh xuất khẩu nấm sang thị trường này thông qua việc tìm kiếm được nhiều nhà phân phối mới, hợp tác với các tập đoàn kinh doanh nấm ở các quốc gia khác. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại của nấm VN được đánh giá là còn quá ít và thiếu hiệu quả.

3.3.3.2 Nội dung giải pháp

Đẩy mạnh tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm nông sản quốc tế được tổ chức trong nước và ở châu Âu, từ đó đánh giá lại thực trạng hoạt động của DN để có sự điều chỉnh kế hoạch phát triển phù hợp, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Đầu tư xây dựng, quảng bá hình ảnh nấm VN qua các công cụ quảng bá trực tuyến với chi phí rẻ và hiệu quả cao.

3.3.3.3 Cách thực hiện giải pháp

Về phía Nhà nước

Thứ nhất, Hiệp hội Rau quả VN cùng Trung tâm xúc tiến thương mại VN đặt tại

các nước châu Âu tiến hành nghiên cứu chi tiết về các hội chợ triễn lãm quốc tế về nông sản được tổ chức hàng năm ở EU hoặc các thị trường khác. Đăng kí tham gia hội chợ triễn lãm một cách chủ động và sớm nhất có thể đồng thời chuẩn bị cẩn thận các khâu cần thiết như tài liệu để quảng bá, giới thiệu sản phẩm mẫu, tổ chức hội thảo tại hội chợ, ký văn bản thỏa thuận hợp tác với các đối tác. Hội chợ triển lãm sẽ là một trong những kênh quảng bá chính của sản phẩm nấm VN.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ tài chính phù hợp với

nhu cầu thực tế hơn nhằm khuyến khích các DN đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư 88/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia có quy định hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, nhưng không quá 40 triệu đồng/DN tham gia cho tất cả các hoạt động đi lại, tổ chức hội thảo giao thương… Mức hỗ trợ này cũng chỉ giúp giải quyết phần nào các chi phí cơ bản, chưa có tác dụng tích cực trong việc giúp DN tháo gỡ mối lo chi phí. Cũng theo thông tư này, quy định hỗ trợ 50% các khoản chi phí với mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/DN đối với việc tổ chức hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại VN cho các công tác cụ thể như thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; tổ chức hội thảo, dịch vụ phục vụ… Với kinh phí tổ chức lên

đến hàng chục triệu thì mức hỗ trợ như vậy thực sự gây khó khăn cho DN rất nhiều và không có tác dụng khuyến khích đầu tư cho hoạt động triển lãm kinh doanh của DN, đặc biệt với đa số các DN có quy mô vừa và nhỏ. Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài Chính nghiên cứu, điều chỉnh mức hỗ trợ tài chính phù hợp với như cầu thực tế hơn nhằm khuyến khích các DN đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

Thứ ba, song song với việc tham gia các hội chợ nông sản ở nước ngoài,

Hiệp hội Rau quả VN phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp, thuộc Bộ NN & PTNT và các Hiệp hội DN địa phương tổ chức các hội chợ nông sản định hướng xuất khẩu trong nước thay vì DN VN phải tham gia các hội chợ quốc tế với chi phí cao. Hội chợ kiểu này sẽ làm cấu nối giao thương giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản trong nước với các DN nhập khẩu nông sản nước ngoài, đồng thời, cũng là cơ hội để các DN trong nước tìm hiểu cơ hội hợp tác lẫn nhau. Việc gặp gỡ các đối tác nước ngoài ngay tại VN, sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí tham quan, xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài. Hội chợ nông sản định hướng xuất khẩu được tổ chức trong nước cũng giúp DN nông nghiệp, trang trại và người nông dân, là những người trực tiếp sản xuất trong nông nghiệp, có điều kiện tiếp xúc các sản phẩm dịch vụ tốt nhất thuộc yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (máy móc công nghệ, cây con giống, vật tư), đồng thời tiếp cận kiến thức KHKT mới trong nông nghiệp thông qua các buổi hội thảo chuyên ngành được tổ chức trong khuôn khổ hội chợ. Thực tế, Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp và Nông sản VN 2015 - VN Farm Expo 2015 do Hiệp hội DN TP.HCM phối hợp cùng Công ty Cổ Phần quảng cáo và xúc tiến thương mại Đông Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 01-05/10/2015 với quy mô trên 500 gian hàng của 250 DN trong và ngoài nước trưng bày các sản phẩm thuộc lĩnh vực của nông nghiệp, như: máy móc, vật tư, giống cây trồng, công nghệ trong nông nghiệp, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông nghiệp xanh, các loại nông sản và thực phẩm. Sự thành công của VN Farm Expo 2015 đã chứng minh cho tính hiệu quả cao của kiểu hội chợ nông sản quốc tế ngay trong nước nếu được tổ chức bài bản, quy mô, chuyên nghiệp, có hiệu ứng lan tỏa.

Thứ tư, song song với 2 hoạt động trên, Hiệp hội Rau quả VN và các hiệp

hội DN địa phương sẽ tăng cường quảng bá nấm VN quan mạng Internet bằng cách đầu tư xây dựng website quảng bá các sản phẩm nấm với giao diện đẹp, dễ theo dõi, nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho các đơn vị khác tham khảo. Cần duy trì kinh

phí và nhân lực để duy trì website lâu dài, tránh tình trạng lập đối phó, không có tác dụng quảng bá thương mại. So với việc trực tiếp tham gia hội chợ, việc sử dụng các công cụ quảng bá trực tuyến có chi phí thấp hơn nhiều và hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, hiện tại VN chưa có website nào để quảng bá cho riêng mặt hàng nấm. Các website ra đời sẽ là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của nấm VN, hỗ trợ các DN quảng bá sản phẩm, là kênh thông tin quan trọng cho các nhà phân phối, DN nước ngoài muốn hợp tác với nước ta tham khảo…

Thứ năm, tiếp tục duy trì hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại tại

các quốc gia EU như Đức, Anh, Pháp… Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các trung tâm xúc tiến thương mại chú trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá các sản phẩm nấm, đặc biệt là tại nước Anh, địa chỉ được xem là tốt nhất để quảng bá nông sản VN bởi đây là nơi nhiều tổ chức hàng hóa quốc tế đặt trụ sở như Tổ chức nông nghiệp và sinh học quốc tế (CABI), Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), Tổ chức ca cao quốc tế (ICCO), Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC)…Đồng thời, Bộ NN & PTNT phối hợp cùng Bộ Công Thương thành lập thêm các trung tâm xúc tiến thương mại tại các quốc gia EU khác nhằm tăng hiện diện thương mại, nghiên cứu sâu sát thực tế và mở rộng thị trường. Song song với đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Cơ quan đại diện thương mại của EU, của từng nước thuộc EU tại VN.

Về phía Doanh nghiệp

Bước chuẩn bị, DN cần xác định rõ một số vấn đề như: mục tiêu và nhu cầu khi

tham gia hội chợ là gì? Để trả lời câu hỏi này, DN cần xem xét một số khía cạnh sau: Mục đích khi tham gia hội chợ, triển lãm (giới thiệu sản phẩm/ tìm hiểu nhu cầu thị trường/ tìm kiếm đối tác/ xây dựng kênh phân phối hay đẩy mạnh xuất khẩu); đối tượng của DN khi tham gia hội chợ, triển lãm (người tiêu dùng, DN nhập khẩu hay đại lý bán lẻ trong nước?), tần suất DN muốn tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước EU và khả năng đáp ứng của DN, nguồn cung cấp thông tin về hội chợ, triển lãm Trên cơ sở đó, DN lựa chọn hội chợ, triển lãm chất lượng phù hợp với mục tiêu và nhu cầu ở trên. Sau khi lựa chọn được hội chợ cần tham gia, DN cần xem xét để lựa chọn sản phẩm mang đi giới thiệu tại hội chợ, cũng như lên kế hoạch trưng bày cụ thể. Bên cạnh đó, DN cần tính toán cân nhắc vấn đề tài chính vì đây là cơ sở quyết định mức độ cũng như nguồn nhân lực tham gia triển lãm. Đồng thời, DN cần chú ý đăng ký đúng hạn với ban tổ chức, tuân thủ mọi quy định về chính sách, thủ tục, giấy tờ khi tham gia,

cũng như thường xuyên cập nhật thông tin từ ban tổ chức để tránh trường hợp bỏ sót những thông tin quan trọng. Sau cùng, DN liên hệ với các DN khác đã từng tham gia để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, DN có thể kêu gọi hoặc liên kết với các DN khác cùng tham gia để giảm chi phí và tăng hiệu quả. Về vấn đề pháp lý, DN cần liên lạc với các cơ quan hữu quan có trách nhiệm của Nhà nước (Trung tâm xúc tiến thương mại VN đặt tại các nước EU…) để được hỗ trợ cũng như bảo vệ quyền lợi khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước EU.

Trong khi tham gia hội chợ, triển lãm, DN cần tuân thủ mọi quy định do Ban tổ

chức hội chợ, triển lãm đưa ra để tạo hình ảnh đẹp về đất nước và con người VN trong mắt bạn bè quốc tế, qua đó, tạo ấn tượng tốt về sản phẩm nấm của VN Đồng thời DN tích cực tham gia các hoạt động trong hội chợ, triển lãm theo khả năng của DN để có thể nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu trên thị trường EU, từ đó, nhanh chóng đẩy mạnh tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác EU. DN cũng cần nắm vững các yêu cầu về thủ tục hải quan, các loại giấy tờ chứng nhận khi tiến hành xuất khẩu nấm sang thị trường EU.

Sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm, DN cần tổng kết lại quá trình tham gia, tổng

hợp, phân tích số liệu, thông tin thu thập được, kết hợp với năng lực và chính sách kinh doanh của DN trong từng giai đoạn cụ thể, từ đó đề ra chiến lược cụ thể phù hợp để đẩy mạnh XK sản phẩm nấm sang thị trường EU. Đồng thời, DN tiếp tục giữ mối quan hệ với các bạn hàng cùng ngành đã tìm kiếm được tại hội chợ, triển lãm để nắm bắt được thông tin thị trường, cũng như ổn định đầu ra sản phẩm.

3.3.3.4 Kết quả dự kiến

Giải pháp được thực hiện thành công sẽ nâng cao đáng kể thương hiệu nấm VN. Mỗi năm nước ta sẽ có các hội chợ nông sản định hướng xuất khẩu được tổ chức quy mô trong nước, các trung tâm xúc tiến sẽ chú trọng quảng bá cho nhóm sản phẩm nấm, các DN VN được tham gia học hỏi và quảng bá tại các hội chợ nông sản quốc tế và nhiều website quảng bá các sản phẩm nấm chuyên nghiệp ra đời.

3.3.4 Nhóm giải pháp tăng cường mối liên kết giữa "bốn nhà” 3.3.4.1 Mô hình liên kết “ 4 nhà”

Cơ sở của giải pháp

Sản xuất và xuất khẩu nấm là một quy trình gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của mặt hàng trên thị trường

quốc tế. Hơn nữa, để có được thành công đó, cần phải có sự liên kết hỗ trợ của rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan. Mô hình liên kết “bốn nhà” là mô hình đã khá quen thuộc trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. Nếu phối hợp đồng bộ giữa “bốn nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, sự phát triển của hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nấm của VN những năm gần đây chưa đạt được sự bền vững. Hộ nông dân thì tự tìm tòi giống, tự canh tác và loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ. DN lại tự tìm nguồn hàng trong nước, tốn thời gian, chi phí, nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào, đồng thời lại phải tự tìm kiếm, liên hệ với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước phần lớn mang tính chất định hướng, chưa can thiệp sâu nên tác động mang lại không như mong muốn. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về cải tạo giống và đổi mới phương thức canh tác…nhìn chung chưa được phổ biến rộng rãi vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc gia tăng liên kết giữa “bốn nhà” gồm nhà nông, nhà DN, nhà khoa học và Nhà nước trong ngành sản xuất và xuất khẩu nấm chính là yếu tố nền tảng để từ đó, áp dụng thành công các nhóm giải pháp khác nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nấm VN trong thời gian tới.

Nội dung của giải pháp

Một là, phát huy sức mạnh tổng hợp của “bốn nhà”, tận dụng có hiệu quả

tiềm năng, lợi thế so sánh của nước ta, nhằm tạo ra sản phẩm nấm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Hai là, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT, gắn kết khoa học với sản

xuất, đưa các nhà khoa học về trực tiếp phục vụ nông dân, nông thôn.

Ba là, tăng cường sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các DN hướng vào mục

tiêu, đối tượng chung là nhà nông, thông qua đó, tạo điều kiện cho mọi DN đều phát triển kinh doanh có hiệu quả.

Bốn là, không chỉ liên kết song phương (từng “nhà” riêng biệt với nhau) mà

còn phải liên kết đa phương tác động qua lại giữa các “nhà”, hỗ trợ mỗi nhà thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.

Cách thực hiện giải pháp

Mô hình liên kết “bốn nhà” nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà” bao gồm: nhà nông (các hộ nông dân trồng nấm), nhà kinh doanh (các DN sản xuất, chế

biến, kinh doanh và xuất khẩu nấm), nhà khoa học nghiên cứu về trồng và chế biến nấm (Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm, Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ VN, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp VN, Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường - ĐH Nông lâm thành phố HCM, Trung tâm công nghệ sinh học thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp VN…) cùng với các cơ quan Nhà nước có liên quan (Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương, các ban ngành địa phương). Trong đó, nhà kinh doanh chính là trọng tâm của toàn bộ mối liên kết trong mô hình này.

Biểu đồ 3.1 Mô hình liên kết “Bốn nhà”

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

(1) Liên kết giữa nhà kinh doanh và nhà nông

Các DN cần ký kết hợp đồng bao tiêu nấm sau thu hoạch của các hộ nông dân. Giá cả và sản lượng cần được thống nhất ngay từ đầu mỗi niên vụ, theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng, hoặc bằng một hình thức khác.

Các DN cần tiến hành nghiên cứu thị trường, tính toán mức giá phù hợp để đặt hàng cho các hộ trồng nấm, đồng thời cũng cần có kế hoạch cụ thể hỗ trợ nông dân về vốn, quy mô và kỹ thuật canh tác. Các hộ trồng nấm có trách nhiệm cung cấp cho DN theo đúng chất lượng, số lượng nấm vào cuối mùa vụ, cũng như đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác đã thỏa thuận.

Như vậy, DN vừa có thể đảm bảo được nguồn nấm cung cấp cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Người trồng nấm cũng có được

Nhà nông

Nhà khoa học

Nhà nước Nhà kinh doanh

đầu ra ổn định với mức giá hợp lý, yên tâm canh tác cho những mùa vụ sau. (2) Liên kết giữa nhà kinh doanh và nhà khoa học

DN đóng vai trò như các nhà đầu tư, bỏ chi phí để đặt hàng các nhà khoa học thực hiện các công trình nghiên cứu và lai tạo giống nấm mới có giá trị dinh dưỡng và dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động xuất khẩu nấm việt nam sang thị trường eu​ (Trang 75 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)