Nội dung về phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung về phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.3.1. Nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân

Như đã biết, để có của cải vật chất con người phải lao động, để lao động con người phải có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống không phải NLĐ nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, không mấy ai tránh khỏi những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới.

Sự xuất hiện của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho NLĐ. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thông qua ngày 10-12-1948 đã nêu: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng Bảo hiểm xã hội”.

1.1.3.2. Công tác quản lý đối tượng tham gia và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

a. Công tác tuyên truyền tham gia Bảo hiểm xã tự nguyện

Có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Hiện nay, công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến chế độ chính sách BHXH chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu thông qua hình thức in và phát hành các văn bản pháp quy. Phạm vi đối tượng nắm và hiểu biết về các chế độ, chính sách BHXH chủ yếu chỉ dừng lại ở lãnh đạo các cấp, các ngành, những người làm công tác quản lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước.

Sau khi hệ thống BHXH Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động, nó đã trở thành cơ quan có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH - BHYT và quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Công tác thông tin tuyên truyền đã được BHXH Việt Nam xác định là một nhiệm vụ và luôn được quan tâm tổ chức thực hiện. Hệ thống thông tin tuyên truyền BHXH nói chung và BHXH tự nguyện cho nông dân nói riêng được coi là một công tác quan trọng của ngành BHXH.

Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nông dân nên trình độ nhận thức và mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin nên người nông dân luôn trong tình trạng thiếu thông tin trầm trọng. Chính vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền phải đa dạng hoá các hình thức và nội dung truyền thông, đơn giản hoá các vấn đề để người dân dễ hiểu. Công tác thông tin tuyên truyền có vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng

chi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân.

Với vai trò và sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện dẫn đến tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, kết quả là số nông dân tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông hơn. Điều đó cho thấy công tác thông tin tuyên truyền có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện cho người nông dân.

b. Mạng lưới đại lý làm công tác Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Do đặc điểm của người nông dân sinh sống trên địa bàn rộng, phức tạp, hình thức tham gia đơn lẻ…công tác thu phí của người tham gia phải thu trực tiếp bằng tiền mặt, việc tổ chức ở cơ sở để cho người nông dân tham gia BHXH tự nguyện là vấn đề cần được quan tâm giải quyết của toàn xã hội, của các cấp, các ngành.

Do vậy, cần phải có chính sách xây dựng mạng lưới đại lý làm công tác BHXH tự nguyện trên từng địa bàn xã phường, thị trấn. Cần có cơ chế, chủ trương tăng cường cán bộ chuyên trách của cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố trực tiếp cùng các đại lý để triển khai BHXH tự nguyện cho người dân.

c. Công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Công tác kiểm tra đánh giá là một vấn đề không thể thiếu được trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, cần phải xây dựng các nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp để thực hiện tăng cường kiểm tra thực hiện chính sách BHXH tự nguyện đối với người dân.

Kiểm tra, đánh giá việc phân loại đối tượng để quản lý thu BHXH tự nguyện. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ về công tác BHXH tự nguyện đối với người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)