Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với BHXH tự nguyện theo quy định hiện hành thì chỉ có hai chế độ chính là: Hưu trí và tử tuất. Qua khảo sát đánh giá thực tế thì mong muốn có thêm nhiều chế độ hơn như: Chế độ BHYT, Chế độ ốm đau, Chế độ thai sản, Chế độ Tai nạn lao động,… chiếm 63,4%.

Với nguyên tắc đóng và hưởng là nguyên tắc cơ bản của chính sách BHXH thì mức đóng cao sẽ hưởng cao và ngược lại. Các mức hưởng hiện nay đều được tính toán dựa trên các mức đóng khác nhau, tùy theo các mức thu nhập, mức tiền lương của người tham gia. Do đó, sẽ không thể có việc đóng ít hưởng nhiều như mong muốn mà phải có sự đóng góp nhiều. Trong một số trường hợp đặc biệt như: xảy ra rủi ro, mất sức lao động thì sẽ nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên quỹ sẽ vẫn được đảm bảo do nguyên tắc số đông bù số ít.

Trong nghiên cứu này, việc ý kiến của người dân về mức đóng, mức hưởng bị chi phối bởi tính chất công việc, mức thu nhập, yếu tố tâm lý và mong muốn của bản thân chứ chưa có cơ sở khoa học. Với công việc thường rất vất vả, thu nhập thấp lại không ổn định, việc có thể trích ra một khoản tiền (hiện nay là 22% thu nhập) cho tham gia BHXH tự nguyện là điều vô cùng khó khăn. Mặc khác, người dân luôn có tâm lý chung là muốn đóng ít lại được hưởng nhiều, chính vì những lý do đó mà phần lớn ý kiến của người dân cho là mức đóng BHXH tự nguyện hiện tại là cao và mức hưởng lại thấp. Cũng chính từ những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố Sông Công.

Chỉ có 7 người trong tổng số 42 người đã tham gia cho rằng mức đóng hiện tại là cao và mức hưởng là thấp, chiếm 16,67%. Phần lớn số người đã tham gia cho rằng mức đóng và mức hưởng là hợp lý, chiếm tới hơn 50%. Với việc đã tham gia BHXH tự nguyện, họ cho rằng mức đóng BHXH tự nguyện hiện tại là hoàn toàn phù hợp với khả năng tài chính của họ, điều này là phù hợp vì họ nghĩ rằng mức

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mức đóng, mức hưởng

và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn Thành phố Sông Công

Tiêu chí Tổng số (người) Đã tham gia (người) Chưa tham gia (người) Tỉ lệ số người đã tham gia (%) Tỉ lệ số người chưa tham gia (%) Số người Tổng số 400 42 358 10,50 89,50 Mức cao Đóng 288 7 281 2,43 97,57 Hưởng 30 13 17 43,33 56,67 Mức thấp Đóng 17 9 8 52,94 47,06 Hưởng 234 7 227 2,99 97,01 Hợp lý Đóng 95 26 69 27,37 72,63 Hưởng 136 22 114 16,18 83,82 Tỉ lệ (%) các ý kiến Mức cao Đóng 72,00 16,67 78,49 Hưởng 7,50 30,95 4,75 Mức thấp Đóng 4,25 21,43 2,23 Hưởng 58,50 16,67 63,41 Hợp lý Đóng 23,75 61,90 19,27 Hưởng 34,00 52,38 31,84

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Đối với những người chưa tham gia (358 người, chiếm 89,50%), đa số họ cho rằng mức đóng hiện tại là cao và mức hưởng lại thấp. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của người tham gia, bởi lẽ với mức đóng cao và mức hưởng thấp sẽ không tạo động lực để người tham gia mặn mà với BHXH tự nguyện khi mà họ cảm thấy không có nhiều lợi ích, do đó cũng không quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện. Từ mối quan hệ giữa mức đóng mức hưởng và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho ta thấy, mức đóng mức hưởng có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn.

Thực chất của vấn đề này không phải hoàn toàn là do mức đóng cao và mức hưởng thấp. Theo ý kiến của các nhà khoa học, khi đưa ra chính sách an sinh xã hội, người ta sẽ phải tính sao cho mức đóng và mức hưởng phù hợp với mức thu nhập

của người tham gia, đồng thời cân đối quỹ BHXH tự nguyện. Do đó, việc hạ thấp mức đóng xuống và nâng cao mức hưởng lên là điều không nên làm vì nó sẽ khiến cho quỹ BHXH tự nguyện sẽ không được bảo đảm, gây ra tình trạng mất cân đối trong thu - chi quỹ BHXH.

Từ các bước phân tích trên, ta có thể thấy rằng, muốn cho việc thực hiện BHXH tự nguyện đạt kết quả cao cần phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, bằng nhiều cách thức giúp người nông dân hiểu biết và nhận thức sâu sắc về nội dung của chính sách. Từ đó, người nông dân mới có cái nhìn toàn diện và có ý kiến nhận xét dựa trên cơ sở khoa học về mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện. Một khi họ đã nhận ra rằng mức đóng, mức hưởng được tính toán dựa trên nguyên tắc cơ bản, khoa học và hoàn toàn phù hợp với mức thu nhập của họ thì lúc ấy họ sẽ sẵn sàng tự nguyện tham gia, để BHXH tự nguyện là cách để người dân có được sự tích lũy cho tương lai khi vẫn còn khả năng lao động, tạo chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống sau này khi tuổi già, sức yếu.

3.3.4. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ vào Quyết định 1098/QĐ-BHXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt.

Chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của người dân về thái độ phục vụ của cán bộ BHXH, Đại lý thu BHXH tự nguyện, thủ tục hành chính và mức độ quan tâm đối với đối tượng tham gia…. Đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu khi người dân tham gia.

Chính sách BHXH tự nguyện có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho người dân khi gặp rủi ro, khi về già hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển BHXH tự nguyện cho NLĐ. Bởi lẽ, cơ quan BHXH địa phương là nơi trực tiếp cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư

Yếu tố dịch vụ trong BHXH thường quan tâm đến các công tác thu bảo hiểm, chi trả các chế độ bảo hiểm có đầy đủ và kịp thời không, hoạt động của đội ngũ cán bộ công nhân viên của cơ quan, thái độ phục vụ của họ khi làm việc với người dân… đây là vấn đề có tính quyết định cao. Qua khảo sát 42 đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện, chúng tôi đã tổng hợp được một số ý kiến đánh giá của NLĐ về thái độ làm việc, công tác phục vụ của cơ quan BHXH ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp đánh giá công tác phục vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

Chỉ tiêu

Đang tham gia (người)

Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Bình Sơn Mỏ Chè Phố Vinh Sơn 1. Không có trách nhiệm 2. Chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm

3. Có trách nhiệm với công

việc 3 2 5 11,90 4. Rất có trách nhiệm với công việc 4 4 2 1 11 26,19 5. Phục vụ tốt, nhiệt tình, hết lòng vì nhân dân 6 11 6 3 26 61,90 TỔNG CỘNG 13 17 8 4 42 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Từ điều tra đối tượng về công tác phục vụ cơ quan BHXH trên địa bàn thành phố Sông Công ta có thể nhận thấy công tác phục vụ được đánh giá rất tốt, điều đó thể hiện các cán bộ viên chức ngành BHXH trên địa bàn luôn nâng cao tinh thần và thái độ phục vụ. Điều đó được thể hiện qua số liệu: có 11,90% đánh giá là Có trách nhiện với công việc, 26,19% được đánh giá là Rất có trách nhiệm với công việc và có tới 61,90% được đánh giá là Phục vụ tốt, hết lòng vì nhân dân. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành BHXH là ngành phục vụ và các cán bộ viên chức là người phải có

chuyên môn và năng lực để được đảm nhiệm nhiệm vụ được giao, cùng với sự quán triệt chỉ đạo của Ban lãnh đạo cơ quan BHXH một cách nghiêm túc, nhất quán đối với các cán bộ, viên chức của đơn vị mình. Tuy nhiên với số lượng chỉ có một cán bộ viên chức làm công tác nghiệp vụ chuyên môn về BHXH tự nguyện trên địa bàn như hiện nay thì công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tham mưu về các phương án để nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)