Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện đối tượng tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện đối tượng tham

Chỉ tiêu này nhằm khảo sát và đánh giá về mức độ hài lòng của người dân về BHXH tự nguyện, độ tin tưởng đối với việc tham gia BHXH tự nguyện, bằng các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Mức độ hài lòng của người dân về BHXH tự nguyện

- Mức độ tin tưởng và trung thành của người dân về BHXH tự nguyện

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện đối tượng tham gia BHXH tự nguyện BHXH tự nguyện

2.3.3.1. Công tác tuyên truyền đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chỉ tiêu này đánh giá về số lượng và chi phí bỏ ra để tuyên tuyền cho việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hàng năm. Từ đó có thể đánh giá

triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, cũng như việc đánh giá được kết quả nhận được từ việc tuyên truyền đó là bao nhiêu người tham gia BHXH tự nguyện. Các chỉ tiêu cụ thể là:

- Số lượng chương trình tuyên truyền về BHXH tự nguyện trong 1 năm - Chi phí cho hoạt động tuyên truyền trong 1 năm về BHXH tự nguyện

2.3.3.2. Con người

Chỉ tiêu con người trong hoạt động phát triển đối tượng BHXH tự nguyện chính là đánh giá về mặt số lượng cán bộ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực BHXH tự nguyện. Chỉ tiêu này cụ thể là:

- Số lượng cán bộ làm công tác chuyên môn về BHXH tự nguyện qua các năm Ý nghĩa của chỉ tiêu này là xem xét về mức độ phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có bị ảnh hưởng bởi số lượng cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện không? và mức độ ảnh hưởng này như thế nào?

2.3.3.3. Mạng lưới đại lý

Chỉ tiêu đánh giá về mạng lưới đại lý có ý nghĩa trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nếu có biến động về số lượng hoặc chất lượng các đại lý thì số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ thay đổi ra sao, người dân được cung cấp các nguồn thông tin thế nào? Chỉ tiêu cụ thể là:

- Số lượng đại lý làm công tác BHXH tự nguyện qua các năm

2.3.5. Chỉ tiêu chế độ Bảo hiểm xã hội

Chỉ tiêu đánh giá chế độ BHXH là đánh giá xem xét các loại chế độ đã đáp ứng đầy đủ như cầu người dân chưa. Còn thiếu chế độ hay cần bổ sung chế độ nào, bao nhiêu loại chế độ nữa là phù hợp. Từ đó đi xác định tỷ lệ tương quan giữa mức đóng và mức hưởng, chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Chỉ tiêu đánh giá mức đóng của BHXH tự nguyện - Chỉ tiêu đánh giá mức hưởng của BHXH tự nguyện

Ý nghĩa của việc đánh giá hai chỉ tiêu này là để so sánh tương quan giữa việc đóng và hưởng có phù hợp không, có đáp ứng nhu cầu của người tham gia không.

Chương 3

THỰC TRẠNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm chung về thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Sông Công nằm ở vùng phía nam của tỉnh Thái Nguyên, trong khoảng địa lý từ 21.032 độ vĩ Bắc, 105.045 đến 105.052 độ kinh Đông. Phía bắc giáp thành phố Thái Nguyên; phía nam, phía đông và phía tây đều giáp thị xã Phổ Yên; diện tích tự nhiên 83,64 km2, trong đó đất nông nghiệp 44,56 km2, đất lâm nghiệp 17,92 km2 đất nuôi trồng thuỷ sản 1,24 km2, đất phi nông nghiệp 18,8km2, đất chưa sử dụng 1,12km2.

Địa hình Sông Công tương đối bằng phẳng, nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ đồng bằng, dốc dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Độ cao trung bình so với mặt biển dao động từ 16 đến 18 mét.

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, 8, trung bình 380C, thấp nhất là tháng 1, khoảng 150C - 160C. Số giờ nắng trong năm đạt 1.628 giờ, năng lượng bức xạ 115 kcal/cm2. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió đông nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét, không chỉ có hại cho sức khoẻ con người, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển cây trồng và chăn nuôi.

Lượng mưa trung bình hằng năm ở thành phố Sông Công khoảng 2.097 mm; trong đó mùa mưa (tương ứng với mùa nóng) chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiều khi xẩy ra lũ lụt. Mùa khô (ứng với mùa lạnh) có lượng mưa ít hơn, chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.

Chảy qua địa bàn Thành phố theo hướng bắc - nam là dòng sông Công. Đó là phần hạ lưu sông, có chiều dài 9,8 km. Lượng nước sông Công rất dồi dào, do chảy

Trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan.

Phía đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi.

Dòng sông Công được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành hồ Núi Cốc. Hệ thống thuỷ lợi Núi Cốc là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

- Tiềm năng kinh tế: Đất nông nghiệp chiếm 53,2% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Trong 10 loại đất chính, đất phù sa chiếm một phần đáng kể (403,12 ha). Nhìn chung đất đai thành phố Sông Công tương đối phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Văn hóa, xã hội: Dân số thành phố Sông Công (năm 2015) có 109.409 người, thuộc 10 thành phần dân tộc anh em. Đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 96%), tiếp đến là dân tộc Sán Dìu (1,4%), Tày (gần 1%), Nùng (trên 0,5%), Mường (gần 0,1%), Hoa (gần 0,1%), v.v... Dân ở thành thị có 83.433 người, ở nông thôn là 25.976 người.

Mật độ dân số trung bình của thành phố là 1.112 người/km², cao vào loại thứ ba trong tỉnh. Nơi có mật độ dân số lớn nhất là phường Mỏ Chè: 6.181 người/km². Đây cũng là phường tập trung các xí nghiệp lớn của thành phố.

Có mặt sớm nhất trên địa bàn thành phố Sông Công ngày nay là bộ phận dân sống chủ yếu bằng nghề nông, chiếm số đông trong bộ phận dân này là dân tộc Kinh từ các nơi chuyển tới làm ăn, sau đó là các dân tộc khác cũng đến sinh cơ lập nghiệp và trở thành dân bản địa.

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, khi bắt đầu hình thành khu công nghiệp Gò Đầm, nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường học... mọc lên, thì dân tăng lên nhanh chóng bởi hàng ngàn cán bộ, công nhân viên chức... từ nhiều địa phương đến xây dựng và làm việc.

- Mục tiêu: Thành phố Sông Công phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 17%/năm, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội đã và đang từng bước hoàn chỉnh, cải tạo và nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới còn 2,5 - 3% vào năm 2020; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 6,5 - 7,5%/năm.

3.2. Tình hình cơ bản của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thông tư số 58-TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu nộp bảo hiểm xã hội.

Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung Ương đến địa phương.

Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công tiền thân là Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/8/1995 dựa trên cơ sở được hợp nhất công tác BHXH của Sở Lao động Thương binh xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, cũng từ đó BHXH các huyện, thị xã trực thuộc được thành lập.

Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công là một trong những đơn vị BHXH trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Thái Nguyên theo quy định của pháp luật.

BHXH thành phố Sông Công có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 3, có con dấu và có tài khoản riêng. BHXH thành phố Sông Công có trụ sở đặt tại phường Cải Đan, thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên.

Trải qua hơn 21 năm thành lập, từ những khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc còn thô sơ và nhiều thiếu thốn, công tác quản lý các đối

tượng BHXH còn nhiều yếu kém, cùng với nguồn nhân lực còn hạn hẹp (chỉ có 5 cán bộ công chức viên chức với trình độ chuyên môn còn hạn chế). Cho đến nay dưới sự nỗ lực cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên chức, BHXH thành phố Sông Công đã có nguồn nhân lực tương đối vững mạnh với trình độ chuyên môn tốt (gồm 19 cán bộ công chức, viên chức), cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ, công tác quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH luôn được thực hiện một cách chính xác và kịp thời. BHXH thành phố Sông Công đang từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Thái Nguyên giao cho. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ BHXH cho người tham gia theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước trong nền cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lý của Nhà nước.

3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

3.2.2.1. Chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

Bảo hiểm xã hội thành phố là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại thành phố, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội thành phố chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố.

3.2.2.2. Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội thành phố dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.

Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.

Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.

Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định.

Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.

Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.

Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố.

Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH thành phố. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

3.2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

3.2.3.1. Hệ thống bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công

Hệ thống bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công được thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH thành phố Sông Công

(Nguồn: BHXH thành phố Sông Công)

Bộ phận văn phòng Giám đốc Bộ phận cấp sổ thẻ Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Bộ phận chế độ chính sách Bộ phận kế hoạch tài chính Bộ phận một cửa Bộ phận GĐ BHYT Bộ phận thu

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận của Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công như sau:

- Giám đốc: Là người đứng đầu cơ quan BHXH thành phố, phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn thành phố quản lý.

- Phó giám đốc: Người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho giám đốc điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)