5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
- Tiềm năng kinh tế: Đất nông nghiệp chiếm 53,2% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Trong 10 loại đất chính, đất phù sa chiếm một phần đáng kể (403,12 ha). Nhìn chung đất đai thành phố Sông Công tương đối phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Văn hóa, xã hội: Dân số thành phố Sông Công (năm 2015) có 109.409 người, thuộc 10 thành phần dân tộc anh em. Đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 96%), tiếp đến là dân tộc Sán Dìu (1,4%), Tày (gần 1%), Nùng (trên 0,5%), Mường (gần 0,1%), Hoa (gần 0,1%), v.v... Dân ở thành thị có 83.433 người, ở nông thôn là 25.976 người.
Mật độ dân số trung bình của thành phố là 1.112 người/km², cao vào loại thứ ba trong tỉnh. Nơi có mật độ dân số lớn nhất là phường Mỏ Chè: 6.181 người/km². Đây cũng là phường tập trung các xí nghiệp lớn của thành phố.
Có mặt sớm nhất trên địa bàn thành phố Sông Công ngày nay là bộ phận dân sống chủ yếu bằng nghề nông, chiếm số đông trong bộ phận dân này là dân tộc Kinh từ các nơi chuyển tới làm ăn, sau đó là các dân tộc khác cũng đến sinh cơ lập nghiệp và trở thành dân bản địa.
Vào những năm 70 của thế kỉ XX, khi bắt đầu hình thành khu công nghiệp Gò Đầm, nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường học... mọc lên, thì dân tăng lên nhanh chóng bởi hàng ngàn cán bộ, công nhân viên chức... từ nhiều địa phương đến xây dựng và làm việc.
- Mục tiêu: Thành phố Sông Công phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 17%/năm, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội đã và đang từng bước hoàn chỉnh, cải tạo và nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới còn 2,5 - 3% vào năm 2020; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 6,5 - 7,5%/năm.