5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
- Phối hợp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thông tin... huy động mạng lưới cơ sở để tuyên truyền vận động hội viên của mình tích cực tham gia BHXH tự nguyện.
- Tiếp tục phối hợp với phòng văn hóa thông tin để xây dựng các chuyên mục, phóng sự nhằm biểu dương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong công tác BHXH tự nguyện, qua đó tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện đến mọi người dân.
KẾT LUẬN
BHXH tự nguyện là một phần trong lộ trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước ta về chăm lo ASXH cho nhân dân. So với các hình thức bảo hiểm kinh doanh khác, thì BHXH tự nguyện có tính ưu việt và hấp dẫn riêng. Có thể nói việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện có nhiều ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống cho hàng triệu người lao động, ổn định xã hội, là một bước tiến mới trong thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh.
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành BHXH nhằm mục tiêu cụ thể hóa chủ trương đó.
Trong những năm qua đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và số thu trên địa thành phố Sông Công tăng trưởng. Cụ thể từ năm 2014 đến năm 2016 đạt được như sau: năm 2014 có 128 người, số tiền thu là 524.377 nghìn đồng, đến năm 2016 có 197 người, số tiền thu là 1.011.147 nghìn đồng. Công tác quản lý đối tượng, quản lý thu, chi quỹ BHXH, giải quyết các chế độ chính sách BHXH tự nguyện cho các đối tượng theo luật định dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện cho NLĐ giai đoạn 2017 – 2020 là đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH cho mọi NLĐ khi có nhu cầu trừ những người đã tham gia BHXH bắt buộc, xây dựng các chính sách phù hợp, tăng cường mạnh hơn nữa về chất lượng các dịch vụ triển khai thực hiện nghiệp vụ hoạt động BHXH tự nguyện tăng cường phát triển nhanh đối tượng lao động tham gia, góp phần thực hiện mục tiêu tăng 15% số NLĐ tham gia BHXH Tự nguyện theo Nghị quyết của tỉnh Thái Nguyên và BHXH Việt Nam đề ra.
Luật BHXH quy định về BHXH tự nguyện đã được ban hành và thực hiện cho đến nay, tuy nhiên kết quả tham gia BHXH tự nguyện của người lao động vẫn
tự nguyện tại thành phố Sông Công rất cao chiếm 84,03% số người trong độ tuổi lao động. Với thực trạng đó, luận văn đã đi sâu vào việc phân tích, chứng minh để làm rõ thêm cơ sở lý luận về BHXH tự nguyện, nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công đạt hiệt quả cao hơn. Thông qua các nội dung sau: Đánh giá được thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công; Đánh giá nhu cầu, công tác quản lý đối tượng, kiểm tra, đánh giá được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên thành hiện thực cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Nâng cao nhu cầu của người dân về BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công; Hoàn thiện công tác quản lý, mở rộng đối tượng tham gia và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công; Mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công; Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - IOS Partners (2005), Báo cáo kết quả điều tra nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của lao động, Hà Nội
2. Bộ luật Lao động số 10/2012 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/06/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 01/05/2013.
3. Bộ phận thu bảo hiểm xã hội tự nguyện (năm 2014- 2016), Báo cáo tổng hợp công tác thu BHXH tự nguyện thường niên năm từ 2014 - 2016 BHXH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
4. Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội của Bộ lao động Thương binh xã hội in tháng 10/1995 (Lưu hành nội bộ).
5. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội ngày 20/11/2014. 6. Luật số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
7. Nghị định số 12/CP về việc ban hành Điều lệ BHXH, Chính phủ ban hành ngày 26/1/1995.
8. Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Chính phủ ban hành ngày 29/12/2015.
9. Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam của thủ tướng Chính phủ ngày 16/2/1995.
10. Nghị định số 01/2016/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam của Chính phủ ngày 05/01/2016.
11. Lưu Bích Ngọc (2008) "Người lao động với bảo hiểm xã hội tự nguyện", Tạp chí Kinh tế và phát triển.
12. Đào Thị Hải Nguyệt (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Mô hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
14. Quyết định số 959/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH,BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam ngày 09/09/2015.
15. Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bộ lao động thương binh – xã hội, ngày 18/02/2016.
16. Dương Xuân Triệu, CN. Nguyễn Văn Gia (2009). Giáo trình Quản trị bảo hiểm xã hội. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Viện Khoa học Lao động xã hội (2007), Khảo sát về triển vọng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, Hà Nội.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Trước hết cảm ơn ông (bà) đã đồng ý tham gia chương trình phỏng vấn của chúng tôi!
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh thực hiện các loại hình BHXH nhằm phát triển BHXH tự nguyện, mở rộng đối tượng tham gia, xin ông (bà) vui lòng cho biết những thông tin sau:
1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và Tên:………..………
Địa chỉ: Tổ dân phố (Xóm) ………Xã, phường………TP. Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên
CÂU HỎI Mã
hóa
F1.1 Đặc điểm người trong gia đình? - Giới tính: Nam = 1; Nữ = 0;
STT Họ và tên Tuổi Giới tính Nghề nghiệp Học vấn Tham gia BHX H Đối tượng tham gia BHX H Tình trạng tham gia BHXH: - Tham gia = 1; - Chưa tham gia = 0
-Đối tượng tham gia BHXH:
+BHXH tự nguyện 1 +BHXH bắt buộc 2
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN 2.1. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện
STT Câu hỏi Trả lời Mã
hoá
Chuyển câu hỏi
F2.1.
Trong năm vừa qua có ai trong gia đình đến tuổi nghỉ hưu không?
- Có 1 F2.2
- Không 2
F2.2.
Nếu có thì nguồn thu nhập có bị ảnh hưởng không?
- Có 1 F2.4
- Không 2
F2.3. Lý do vì sao lại bị giảm đáng kể nguồn thu nhập
- Không thể làm việc được 1 - Không có công việc phù hợp 2 - Không có người thân giúp đỡ 3 - Không có nhiều nguồn thu ổn định
4