Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa

tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công

3.4.1. Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sông Công bàn thành phố Sông Công

Những yếu tố về chính sách BHXH tự nguyện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHXH cho NLĐ. Bên cạnh những vấn đề như việc ban hành, quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách cần thực sự phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người dân, có như vậy chính sách BHXH tự nguyện mới có tính khả thi cao trong quá trình triển khai, thực hiện. Ngoài ra vấn đề về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Do đó để phân tích ảnh hưởng của chính sách đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện của NLĐ, luận án tập trung phân tích hạn chế về chế độ của BHXH tự nguyện đã ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ.

Việc thiết kế hai chế độ Hưu trí và Tử tuất trong chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện đã đáp ứng nhu cầu của tuyệt đối đại đa số NLĐ thuộc đối tượng tham gia. Vì cả hai chế độ này trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống gia đình của NLĐ khi họ về già hoặc bị tử vong. Hơn nữa, chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH tự nguyện về cơ bản được quy định tương tự như chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH bắt buộc, do đó đã tạo sự liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Chính việc quy định này đã giúp cho NLĐ dễ dàng tham gia và chuyển đổi từ loại hình BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc. Đồng thời, rất phù hợp với đặc điểm của thị trường lao động hiện nay.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngoài việc xây dựng, ban hành các điều khoản thi hành thì cần kiểm tra, xem xét tính khả thi, hướng dẫn cụ thể, chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội từng địa phương và trong giai đoạn cụ thể, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện chính sách xã hội dẫn đến mất cân bằng trong xã hội. Các chính sách BHXH: Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật BHXH theo hướng: mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia BHXH tự nguyện, hỗ trợ mức đóng, kiểm tra tình hình thu nộp thường xuyên, đúng kỳ hạn cho đối tượng đang tham gia, bổ sung các quy định về mức đóng - mức hưởng thật linh hoạt để thu hút người dân tham gia đông đảo hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)